Ai cũng có nhu cầu giám sát trạng thái hoạt động liên tục của máy chủ WordPress. Thao tác này sẽ giúp bạn nhận được những thông báo quan trọng về trang web khi lượng tiếp cận của nó đi xuống hoặc là ngừng hẳn tương tác luôn.
Hãy chắc chắn rằng website luôn hoạt động để đảm bảo khách hàng của bạn không bao giờ có vấn đề nào khi truy cập website. Website không phản hồi không chỉ gây phản hồi xấu về bạn từ người dùng mà còn tụt hạng trong bảng xếp hạng SEO.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để theo dõi thời gian hoạt động của server trong WordPress. Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều giải pháp theo dõi và bạn chỉ cần chọn cách mà bạn thấy phù hợp với bạn nhất.
Giám sát thời gian hoạt động của Server Website là gì ?
Website theo dõi thời gian hoạt động của máy chủ (Server Uptime) cho phép bạn theo dõi những lúc server website ngừng hoạt động. Các công cụ theo dõi thời gian hoạt động sẽ thông báo ngay khi phát hiện ra điều gì bất thường với trang web của bạn để bạn có thể khắc phục, tránh xảy ra rắc rối.
Các nhà cung cấp WordPress hosting thường hứa hẹn 99,9% thời gian máy chủ sẽ hoạt động liên tục. Tuy nhiên, không phải lúc nào máy chủ cũng hoạt động hoàn hảo. Sự cố hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Một trong các dấu hiệu rõ nhất của dịch vụ hosting không ổn định là server của họ không hoạt động thường xuyên trong vài phút, hoặc có khi trong vài giờ.
Tại sao bạn cần để Server của bạn hoạt động liên tục ?
Thường thì người dùng tin tưởng các công ty cung cấp hosting và tắt đi chương trình bảo vệ của nó. Đôi khi, bạn còn không biết rằng website của bạn ngừng hoạt động vào những thời điểm đặc biệt như: giữa đêm hay trong những ngày nghỉ, …
Website dừng hoạt động có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến các doanh nghiệp, sự tin cậy và cả trải nghiệm người dùng của bạn:
- Ngưng hoạt động có nghĩa là mất tiền: Nếu website của bạn không online trong và tiếp cận người dùng trong 1 thời gian dài, chắc chắn bạn sẽ mất đi một phần doanh thu.
- Kinh nghiệm người dùng và sự uy tín của thương hiệu: Việc website của bạn offline giống như hành động đóng cửa ngưng làm việc với khách hàng, mặc dù bạn không cố ý làm điều đó. Hành động này sẽ tạo ra những ấn tượng không tốt và bạn sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng.
- Công cụ tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng: Việc offline thường xuyên website của bạn sẽ khiến các công cụ tìm kiếm ngầm định rằng đây là website không có uy tín và nhỏ lẻ, thậm chí có thể đưa vào blacklist nếu website của bạn không duy trì hoạt động 24/7 được.
Rõ ràng, bạn không thể ngồi trước màn hình máy tính thường xuyên để canh chừng điều này. Chính vì vậy, những công cụ tuyệt vời và miễn phí để chúng ta có thể theo dõi được thời gian online của server. Các dịch vụ này sẽ theo dõi thời gian hoạt động, nếu phát hiện điều gì không đúng sẽ thông báo qua email hoặc SMS ngay cho bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công cụ được coi là tốt nhất để theo dõi website.
Những công cụ theo dõi website tốt nhất
1. Theo dõi với Uptime Robot
Phần mềm này cung cấp 2 phiên bản là miễn phí và trả phí. Phiên bản miễn phí sẽ kiểm tra 5 phút 1 lần và phiên bản trả tiền sẽ là mỗi phút 1 lần. Gói trả tiền có giá là $4,5 mỗi tháng, trong đó đã bao gồm tin nhắn SMS, email, các cuộc gọi thoại. Cách thức đăng ký gói trả tiền như sau:
Đầu tiên, truy cập vào Uptime Robot và nhấn nút Đăng ký/Sign up.
Tiếp theo, bạn cần đưa ra những lựa chọn cho dịch vụ theo dõi của bạn.
Thông báo popup sẽ mở ra để lựa chọn giữa HTTP và HTTPS. Sau đó, bạn điền vào địa chỉ website của bạn. Bạn cũng có thể thiết lập lựa chọn thông báo khi có những điều bất trắc xảy ra.
Khu bạn đã hoàn tất, hãy nhấp vào nút “Creator Monitor” để lưu lại lựa chọn của bạn.
Bây giờ thì Uptime Robot đã lưu lại website của bạn và bắt đầu theo dõi hoạt động máy chủ của bạn. Bạn sẽ nhìn thấy số liệu thông kê chi tiết trên tài khoản của mình, đồng thời nhận được thông báo khi website của bạn gặp trục trặc.
2. Sử dụng Pingdom
Pingdom là công cụ theo dõi phổ biến cho phép bạn theo dõi thời gian hoạt động máy chủ của website. Đây là dịch vụ trả phí với giá là $42 mỗi tháng cho gói Basic và 165$ mỗi năm cho gói Starter.
Pingdom là nền tảng mạnh mẽ trong việc theo dõi Server. Công cụ này cung cấp số liệu chi tiết, nhật ký, theo dõi từ các thời điểm khác nhau.
Đầu tiên, truy cập vào Pingdom và click vào nút màu xanh để bắt đầu đăng ký dùng thử.
Điền email và mật khẩu để tạo tài khoản, sau đó điền tiếp số điện thoại, múi giờ và cả URL trang web. Sau khi kiểm tra lại một lần nữa nhưng thông tin vừa nhập, chọn “Get Started” để bắt đầu.
Pingdom sẽ tự động thiết lập theo dõi và sẽ gửi cho bạn cảnh báo kiểm tra đến địan chị email của bạn. Điều này có nghĩa là bạn đã thiết lập thành công Pingdom cho website. Ở đây ta có thể lựa chọn đặt nhiều thông báo và theo dõi ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời nó cũng cung cấp tài liệu, hỗ trợ giúp bạn thiết lập dễ dàng hơn.
Ping dom sẽ lưu lại những dữ liệu về thời gian hoạt động của bạn. Qua đó, bạn có thể đánh giá đúng hiệu suất cửa website dễ đàn hơn.
3. Kiểm tra xem: website của bạn có hoạt động hay không?
Bạn có thể biết được rằng website của bạn đang xuống cấp, có các vấn đề về Internet bằng cách sử dụng công cụ theo dõi có tên là IsItWP.
Đơn giản bạn chỉ cần vào website của IsItWP có tên Uptime Checker tool, nhập địa chỉ website chủa bạn vè IsItWP sẽ tự động kiểm tra trang web của bạn về đưa ra những dữ liệu khả quan nhất.
Làm gì khi website của bạn không hoạt động ?
Nếu website của bạn đang đi xuống thì bạn cần làm những việc sau:
1.Chắc chắn rằng website của bạn không từ chối truy cập với mỗi mình bạn.
Bằng việc sử dụng IsItWP’s uptime checker tool, bạn sẽ nhận được kết quả là website của bạn đang online, và vấn đề về Internet là mỗi bạn gặp phải. Chúng ta có thể sửa lại như sau.
Đầu tiên, chúng ta sẽ xoá bộ nhớ cache của trình duyệt và cả bộ nhớ DNS cache. Sau đó, bấm tải lại trang web.
Nếu việc này không cải thiện, kiểm tra lại bạn có đang truy cập website từ một địa chỉ IP khác hay không. Bạn có thể sử dụng dịch vụ VPN hoặc truy cập từ mạng di động của điện thoại. Nếu bạn vẫn vào được website của bạn, nhà cung cấp ISP hoặc nhà cung cấp hosting đã vô tình chặn địa chỉ IP của bạn. Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để giải quyết vấn đề.
Nếu gần đây bạn đã thay đổi cài đặt DNS của tên miền, có thể là do DNS đã không dược cập nhật ở vị trí bạn đang dùng. Việc cần làm là chờ đến khi DNS được cập nhật lại. Việc này có thể mất vài giờ, thậm chí vài ngày.
2.Nếu website của bạn ngừng truy cập với tất cả mọi người.
Nếu bạn đã chắc chắn rằng website không chỉ mỗi bạn bị chặn, bạn cần liên hệ ngay với nhà cung cấp Hosting. Có thể máy chủ của nhà cung cấp đang gặp vấn đề. Thông thường, họ sẽ nhanh chóng hỗ trợ để đáp ứng lại các vấn đề này và website của bạn sẽ sớm trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu website của bạn thường xuyên offline, hoặc bạn không nhận được câu trả lời thoả đáng từ họ thì hãy đi đến bước tiếp theo.
3.Chuyển sang nhà cung cấp hosting tốt hơn
Do sự cạnh tranh khó khăn trong ngành công nghiệp này, một số công ty sẽ cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng những công nghệ đã lỗi thời hay thuê những nhân viên không có kĩ năng, dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt.
Tuy nhiên, nếu website của bạn gặp trục trặc thường xuyên và bạn không thể làm gì nhiều với nó, hãy sử dụng những nhà cung cấp tốt hơn. Dưới đây là những nhà cung cấp tin cậy mà chúng tôi đưa ra để tham khảo:
- SiteGround
- WP Engine
- Bluehost
- Dreamhost
- Liquid Web
- TinoHost
Để biết thêm các tuỳ chọn, hãy xem thử các nhà cung cấp hosting WordPress tốt nhất để lựa chọn. Việc tiếp theo là bạn di chuyển dữ liệu đến “ngôi nhà mới” bằng cách sau mà không làm mất SEO và không làm website dừng hoạt động bất cứ lúc nào. Một số nhà cung cấp như SiteGround và TinoHost có cung cấp dịch vụ di chuyển website miễn phí, bạn chỉ cần liên hệ họ và nhờ họ hỗ trợ.
Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn sẽ hiểu làm cách nào để theo dõi được thời gian hoạt động máy chủ trong WordPress. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo hướng dẫn bảo mật website WordPress của bạn để tránh những rủi ro như mất dữ liệu hoặc bị hack.
Nếu thích bài viết này, vui lòng đăng kí YouTube Channelcủa chúng tôi để xem video hướng dẫn, hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi trên Twitter và Facebook.