Chào mừng quý bạn và các vị đã quay trở lại với CunghocWP, tôi là tiendatdinh ^^~
Bạn đã từng nghe qua Wix? Bạn đã từng tìm hiểu nền tảng xây dựng website Wix nhưng vấn đang khá băn khoăn? Bạn đang phân vân xem giữa Wix và WordPress, nền tảng nào thực sử tốt nhất? Vâng, dù WordPress có là nền tảng xây dựng website phổ biến nhất thế giới đi chăng nữa thì nó cũng không phải là lựa chọn duy nhất.
Sau nhiều bài quảng cáo về Wix mà người dùng đọc được, một số người đã hỏi chúng tôi liệu có thể làm 1 bài so sánh giữa Wix và WordPress để tìm ra lựa chọn tối ưu nhất được hay không?
Đây chính là điều chúng tôi sẽ nói đến trong bài viết này. Hy vọng những đánh giá và so sánh tại bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn ra 1 nền tảng xây dựng website phù hợp.
Lưu ý: Bài viết này so sánh WordPress.org (không phải WordPress.com) và Wix. Bạn hãy xem qua sự khác nhau giữa WordPress.org và WordPress.com tại đây nếu muốn tìm hiểu thêm.
Trong nội dung bài viết, CunghocWP sẽ chia sẻ bài so sánh đánh giá làm 7 phần bao gồm:
- Chi phí cho Wix và WordPress
- So sánh về việc dễ sử dụng
- Tùy chọn thiết kế
- Plugin và ứng dụng
- Nền tảng nào tốt hơn cho việc tạo website blog
- Sự tiện dụng khi tạo trang thương mại điện tử
- Tính cơ động của dữ liệu website
Ok, hãy cũng xem đâu mới thực sự là “ông trùm” nền tảng xây dựng website nào.
1. Chi phí cho Wix và WordPress
Đầu tiên, chí phí để xây dựng 1 trang website là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần cân nhắc. Tổng chi phí phát triển và duy trì website của bạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu mà bạn mong muốn. Ở đây, chúng tôi đảm bảo rằng bạn có thể làm bất cứ những thứ bạn thích và cần thiết cho website của mình trong khoản chi phí dự kiến tối thiểu nhất.
Hãy cùng xem giữa Wix và WordPress, đâu sẽ là thứ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn nhé.
Wix:
Cung cấp 1 trình xây dựng website miễn phí. Wix có 2 nhược điểm lớn chính là: Nó thêm quảng cáo thương hiệu ở đầu và cuối website của bạn. Thứ 2, bạn không thể dùng 1 tên miền tùy chỉnh cho website của mình. Do đó, website của bạn sẽ có dạng: ten_website.wix.com/sitename.
Ngoài ra, ở gói cơ bản cũng không cung cấp các tiện ích bổ xung như: Google Anlytics, Favicons, thương mại điện tự… Và, để xóa quảng cáo cũng như có thêm các tính năng bổ xung thì bạn cần nâng cấp lên phiên bản pro của Wix.
Mỗi gói pro của Wix có giới hạn lưu trữ cùng băng thông khác nhau. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể trả tiền theo tháng hoặc năm sử dụng.
Gói pro tốt nhất bạn nên dùng là gói Unlimited (12.5$/ tháng), nếu bạn muốn tạo 1 cửa hàng trực tuyến thì nên dùng thêm gói eCommerce giá 16.5$/tháng.
Nên nhớ là chi phí này chưa bao gồm các ứng dụng hay tiện ích bổ xung mà bạn mua từ chợ ứng dụng Wix.
WordPress:
Một mã nguồn mở miễn phí mà ai cũng có thể sử dụng, chúng ta đang nói đến chính là WordPress.
CunghocWP hay được hỏi tại sao WordPress miễn phí? Nếu bạn có cùng câu hỏi, hãy xem qua lý do tại sao WordPress lại miễn phí ở đây.
Hưmz, phải nói là quá ngon phải không nào. Nếu dùng WordPress, bạn chỉ cần có tên miền và hosting của riêng mình để cài đặt nó. Có một vài nhà cung cấp dịch vụ web hosting cho WordPress khá tốt mà chúng tôi đánh giá. Bạn có thể xem danh sách của những nhà cung cấp này tại đây.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam. Tùy vào ngân sách, bạn có thể bắt đầu tạo website của mình với 1 gói hosting cơ bản. Ví dụ với Tinohost, bạn sẽ chỉ mất 9.000vnđ/ tháng cho dịch vụ lưu trữ hosting.
Để tính về chi phí cho 1 website WordPress, nó hoàn toàn dựa vào việc bạn quyết định sử dụng những plugin hoặc theme cao cấp nào. Ngoài ra, với hàng chục ngàn plugin cùng theme miễn phí, bạn cũng có thể thêm bất kỳ tính năng nào vào website mà không cần trả bất cứ khoản chi nào.
Quá tuyệt với phải không nào?
Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem qua bài viết của chúng tôi về chi phí xây dựng 1 website WordPress là bao nhiêu tại đây.
Kết luận:
1- 0 cho WordPress về phần chi phí rồi nhé.
2. So sánh về việc dễ sử dụng
Đa phần những người tìm đến Wix hay WordPress vì họ không muốn tìm một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp. Cả Wix lẫn WordPress đều rất dễ với những người mới tìm hiểu, nó không đòi hỏi yêu cầu lập trình cao siêu nào cả.
Wix:
Wix đi kèm công cụ mạnh mẽ và đơn giản để người dùng xây dựng 1 website của riêng họ. Bạn có thể sử dụng giao diện kéo thả đơn giản, bạn cũng có thể chọn bất kỳ thứ gì giúp nó hiển thị trên website của mình với trình chỉnh sửa WYSIWYG.
Chỉ việc kéo thả tại bất cứ đâu trên website, sắp xếp lại mói thứ trên website hay viết thêm bài viết mới hoặc thêm hình ảnh. Các tính năng này của Wix có thể nói là cực thân thiện với người dùng.
WordPress:
Dù đi kèm với trình chỉnh sửa trực quan đến thêm nội dung bài viết cũng như tùy biến lại giao diện cho website nhưng theo mặc định, WordPress không đi kèm với trình tạo trang kéo thả tích hợp 🙁
Để có thể chỉnh sửa full chức năng của giao diện, bạn sẽ cần tìm hiểu thêm các phần khác nhau của WordPress như menu điều hướng, tùy biến giao diện, chỉnh sửa bài đăng, trang… Nói chung WordPress sẽ yêu cầu bạn có một chút kiến thức cơ bản để sử dụng.
Dù vậy, WordPress lại có hàng chục ngàn giao diện miễn phí và cả trả phí để bạn dễ dàng thay đổi bộ mặt website của mình chỉ với 1 click.
Kết luận:
1 đều cho Wix và WordPress rồi. Với Wix, người dùng không cần dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu và sử dụng. Còn với WordPress, bạn sẽ cần tìm hiểu 1 chút, ví dụ như việc cài đặt plugin để xây dựng website chẳng hạn.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các plugin xây dựng website cực kỳ bá đạo như BeaverBulder hoặc Divi, các plugin này cung cấp rất nhiều tính năng ưu việt so với trình tạo nội dung Wix.
Do đó, đây là lý do các doanh nghiệp thường sử dụng WordPress vì nó cung cấp tính linh hoạt cao hơn nhiều so với Wix.
3. Tùy chọn thiết kế
Về thiết kế bố cục cho website, đây cũng là một phần không kém sự quan trọng cho việc thành công của bạn. Một website đẹp mắt không chỉ thân thiện với người dùng mà còn làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn.
Wix:
Đối với Wix, nó đi kèm với hơn 500 mẫu thiết kế cho bạn lựa chọn. Toàn bộ các thiết kế này đều được viết bằng HTML5 và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản nhất của 1 website. Bạn cũng có thể dùng những công cụ tích hợp để tùy chỉnh lại thiết kế của mình, thay đổi, sắp xếp lại bố cục khi cần thiết.
Các mẫu thiết kế được chia làm các danh mục như: Kinh doanh, thương mại điện tử, nghệ thuật, cá nhân…
Chỉ có một ngược điểm lớn nhất khi sử dụng đó là bạn không thể thay đổi nó. Bạn có thể sửa đổi, nhưng khi có nhu cầu, bạn lại không thể thay sang một mẫu giao diện khác cho website của bạn (ặc ặc).
WordPress:
Như đã nói, có hàng chục ngàn giao diện miễn phí và trả phí dành cho WordPress. Các mẫu giao diện miễn phí đôi khi có một chút hạn chế, tuy nhiên chúng phải trải qua 1 quá trình xét duyệt nghiêm ngặt trước khi được công bố. Ngoài ra, các mẫu trả phí sẽ được cung cấp vô vàn tính năng ưu việt cùng các tùy chọn chăm sóc hỗ trợ cao cấp hơn nhiều.
Các mẫu chủ đề bao gồm từ các website dành cho cá nhân đến các trang thương mại điện tử đồ sộ. Hầu hết các chủ đề cho WordPress đều đi kèm các tùy chỉnh tinh chỉnh giúp người dùng dễ dàng thay đổi. Bạn cũng có thể sử dụng 1 hoặc nhiều plugin để thay đổi phong cách hoặc thêm tính năng cho website của bạn.
Bạn có thể tải về các giao dienẹ miễn phí từ Wordman.org. Đối với các giao diện trả phí, bạn có thể xem qua 1 số cửa hàng theme WordPress nổi tiếng như: Themify, CSSlgniter, StudioPress…
Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê 1 nhà thiết kế website chuyên nghiệp để tạo 1 website độc đáo dành riêng cho bạn.
Kết luận:
2 – 1 cho WordPress rồi. Với số lượng giao diện và việc chỉnh sửa dễ dàng hơn nhiều so với Wix, WordPress xứng đáng nắm top trong việc thay đổi cũng như tùy chọn thiết kế ở so sánh này.
4. Plugin và ứng dụng
Plugin và Ứng dụng là tiện ích mở rộng của bên thứ ba mà bạn có thể sử dụng với nền tảng của mình để thêm nhiều tính năng hơn cho website. Wix gọi chúng là các ứng dụng và trong WordPress, chúng được gọi là plugin.
Hãy so sánh các ứng dụng và plugin có sẵn trên cả hai nền tảng thử nhé.
Wix:
Wix đi kèm với gần 200 ứng dụng mà bạn có thể thêm vào website của mình. Các ứng dụng này cung cấp một loạt các tính năng như thêm form liên hệ, thư viện, nhận xét, email marketing…
Đa phần, các ứng dụng đều miễn phí hoặc là phiên bản rút gọn. Các ứng dụng khác yêu cầu bạn nâng cấp lên bản pro để sử dụng hàng tháng với mức giá khác nhau. Dù có bộ sưu tập ứng dụng hạn chế, nhưng Wix cung đáp ứng hầu hết các tính năng cho 1 website thông thường.
WordPress:
Hiện nay, có gần 60.000 plugin miễn phí có sẵn cho WordPress. Chưa kể các plugin cao cấp và trả phí khác, con số này là vô cùng khổng lồ.
Bạn có thể không tin, nhưng nếu bạn nghĩ về 1 tính năng nào đó cho website, chỉ cần truy cập kho Plugin của WordPress. Đã có người làm nó cho bạn @@
Từ việc tạo 1 form liên hệ, cài đặt Google Anlytics, tạo membership website, bán các khóa học trực tuyến, chia sẻ phần mềm… tất cả đều có plugin hỗ trợ điều đó. Thật bá đạo phải không nào :))))
Bạn có thể làm bất cứ thứ gì bạn thích, miễn phí và trả phí, các plugin có thể giúp bạn biến website của bạn thành 1 website trong mơ mà không cần biết bất cứ dòng code nào.
Kết luận :
E hèm, tỷ số là bao nhiêu rồi ấy nhỉ. WordPress quá dễ dàng đánh bại Wix ở lĩnh vực này rồi. Mặc dù thư viện ứng dụng của Wix đang phát triển, nó vẫn còn hạn chế và rất sơ xài so với WordPress phải không nào?
5. Nền tảng nào tốt hơn cho việc tạo website blog?
Có nhiều người đang tìm hiểu và viết 1 blog chia sẻ kiến thức. Wix và WordPress đều có thể làm được điều này, hãy cùng xem đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất nhé.
Viết blog với Wix
Nó cho phép bạn thêm 1 phần blog vào website, nó cũng có các tính năng để viết blog cơ bản như tạo danh mục, thẻ, thêm ảnh, video…
Dù vậy, nó không có hệ thống bình luận như WordPress, thay vào đó, nó sử dụng các hệ thống bình luận Facebook tích hợp cho mỗi bài chia sẻ của bạn. Và, các bình luận này chắc chắn sẽ không sao lưu để mang sang 1 website khác được nếu bạn có nhu cầu rồi.
Ngoài ra, Wix cũng thiếu 1 số tính năng đặc trưng như tạo hình ảnh nổi bật, lưu trữ bài viết, bài viết riêng tư.. Cùng với đó, ở giao diện viết bài, nó sử dụng 1 trình soạn thảo văn bản đơn giản, rất hạn chế tính năng về các tùy chọn đăng bài nữa.
Viết blog với WordPress
Một khởi đầu là nền tảng viết blog sau đó phát triển thành một nền tảng xây dựng website phổ biến nhất thế giới.
WordPress có tất cả các tính năng mà bạn cần để tạo 1 website chuyên viết blog từ hệ thống bình luận, các tính năng nâng cap mà Wix hiện chưa hề có.
Với trình chỉnh sửa block Gutenberg mạnh mẹ giúp bạn tạo bố cục đẹp mắt cho bài viết. WordPress cũng giúp bạn tạo 1 blog với bất kỳ tính năng ưu việt nào chỉ bằng cách tìm kiếm 1 plugin phù hợp.
Kết luận
Phải nói là WordPress quá vượt trội ở mục so sánh này. Nếu bạn muốn tạo 1 website chia sẻ blog, WordPress là lựa chọn hàng đầu chứ không phải Wix.
6. Sự tiện dụng khi tạo trang thương mại điện tử
Tạo 1 website bán hàng trực tuyến thì sao? Hãy cũng xem thử nào.
Wix:
Wix cung cấp tính năng thương mại điện tử với các gói pro của họ. Bạn sẽ cần chi trả 1 khoản để tạo 1 cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, với WixStores, bạn chỉ có thể thanh toán bằng PayPal hoặc Authorize.net mà thôi.
Có một số ứng dụng của bên thứ 3 giúp bạn bán hàng trực tuyến trên website. Tuy nhiên, những ứng dụng đó lại có khoản phí duy trì khá năng đô mỗi tháng, chưa kể các cổng thanh toán cũng bị hạn chế nữa.
WordPress:
Oài, lại nói về WordPress rồi. WordPress giúp dễ dàng tạo cửa hàng trực tuyến bằng WooCommerce, chiếm tới 42% trong tổng số nền tảng website thương mại điện tử trên thế giới.
Ngoài ra còn rất nhiều plugin khác giúp bạn biến website WordPress thành 1 trang thương mại điện tử. Từ bán hàng vật lý, bán hàng kỹ thuật số, dịch vụ hay bán tất tần tận mọi thứ gì đó nữa chứ.
Đa số các plugin thương mại điện tử dành cho WordPress còn có các giao diện bổ trợ riêng. Bạn có thể tìm hiểu qua danh sách các giao diện WooCommerce tốt nhất và tuyệt vời nhất mà chúng tôi đã từng đánh giá tại đây.
Kết luận:
WordPress + WooCommerce, không phải nói nhiều nữa rồi phải không nhỉ 🙂
7. Tính cơ động của dữ liệu website
Khi tạo 1 website, Tính cơ động của dữ liệu website cũng là 1 thứ cần quan tâm. Khi bạn muốn di chuyển nội dung sang 1 website khác, 1 nhà cung cấp khác hay 1 dịch vụ khác thì sao?
Tính cơ động của dữ liệu trong Wix
Đi kèm với các tùy chọn khá hạn chế để di chuyển nội dung sang nền tảng khác. Bạn chỉ có thể xuất các bài đăng thành định dạng XML. Với các hình ảnh, video, tệp tin… khác, bạn sẽ phải tự tải chúng xuống.
Theo tài liệu hướng dẫn của Wix, các nội dung của bạn sẽ được lưu trữ riêng trên máy chủ của Wix và bạn không thể xuất ra ở 1 nơi khác, híc.
Và, điều đó gây khó khăn chút xíu khi bạn muốn di chuyển dữ liệu của mình nếu cần. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chuyển 1 website Wix bằng hướng dẫn cách di chuyển Wix sang WordPress của chúng tôi.
Tính cơ động của dữ liệu trong WordPress
Tèn ten, WordPress làm cho nó cực kỳ dễ dàng. Chỉ cần click chuột vào sao lưu toàn bộ nội dung trong website của bạn.
Vì là một nền tảng tự lưu trữ, bạn có thể sao lưu hoàn chỉnh toàn bộ những gì bạn đã đăng tải, thực hiện… Bạn có thể tải xuống bài viết, hình ảnh, mã nguồn hay cả cơ sở dữ liệu của website nữa.
Sau khi tải xuống và sao lưu, bạn dễ dàng di chuyển nó sang 1 website hoặc một máy chủ mới mà không bị giới hạn điều gì.
Kết luận:
Quá ngon đối với WordPress rồi, với Wix, bạn sẽ khá khó khăn khi làm điều này đấy.
Tổng tóm tắt
So sánh về 2 nền tảng thì WordPress vượt trội hơn nhiều đúng không? Dù Wix cung cấp một trình xây dựng trang khá dễ dùng, tuy nhiên bạn lại có khá nhiều sự hạn chế khi sử dụng so với WordPress.
Hãy xem bài viết của chúng tôi về cách tạo 1 website bằng WordPress nếu bạn có nhu cầu nhé.
Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn so sánh ưu nhược điểm giữa Wix và WordPress. Bạn cũng có thể muốn coi qua 1 vài thủ thuật giúp tăng lưu lượng truy cập đến website WordPress của bạn.
Nếu thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn nhé. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ CunghocWP.
Chúc các bạn thành công!