Cloudflare là gì? Hướng dẫn cài đặt tối ưu nhất
Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian cho website và có chức năng điều phối lượng truy cập thông qua một lớp bảo vệ có tên là CloudFlare. CloudFlare sở hữu một số tính năng ưu việt mà DNS không có. Hiện nay, đây là nền tảng được tin dùng bởi rất nhiều Webmaster.
Cloudflare là gì?
Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian cho website và có chức năng điều phối lượng truy cập thông qua một lớp bảo vệ có tên là CloudFlare. Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản, thay vì sẽ truy cập trực tiếp vào máy chủ của website qua địa chỉ máy chủ phân giải tên miền riêng thì các bạn có thể sử dụng máy phân chủ tên miền của CloudFlare. Sau đó, các bạn truy cập sẽ đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu của web đó.
Cloudflare là gì?
Những dịch vụ mà CloudFlare mang lại
CloudFlare sở hữu một số tính năng ưu việt mà DNS không có. Hiện nay, đây là nền tảng được tin dùng bởi rất nhiều Webmaster. Ngoài những chức năng cơ bản, CloudFlare còn có thêm nhiều dịch vụ hữu ích khác về CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Spam, SSL…
CloudFlare sở hữu một số tính năng ưu việt mà DNS không có
Những ưu điểm, nhược điểm của CloudFlare
Ưu điểm
Nền tảng này sẽ giúp bạn tăng tốc độ truy cập cho website. Nó sẽ lưu một bản nguyên bộ nhớ đệm của web trên máy chủ. Nó phân phối tài nguyên cho người dùng truy cập ở gần máy chủ gần đó nhất và nhanh nhất.
Nếu không có đủ kinh phí thì bạn có thể đăng ký sử dụng CloudFlare miễn phí.
Với CloudFlare, bạn có thể tiết kiệm băng thông cho máy chủ vì hạn chế việc truy cập trực tiếp. Với CloudFlare, tỷ lệ sử dụng băng thông giảm hẳn chỉ còn ½-1/3 so với ban đầu.
Nền tảng này sẽ giúp bạn tăng tốc độ truy cập cho website
Ngoài ra, CloudFlare còn giúp website tăng khả năng bảo mật. Đồng thời, cũng hạn chế được cả spam bình luận trên blog, việc tấn công của DDoS và một số hình thức tấn công cơ bản khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện cải thiện thêm bảo mật cho web bằng cách sử dụng CloudFlare như sử dụng SSL.
Nhược điểm của CloudFlare
Điểm bất lợi mà CloudFlare là nếu web của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam. Trong trường hợp khi ngưng sử dụng ở Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare sẽ chậm.
Trong khi đó, thời gian sử dụng uptime web cũng phải phụ thuộc vào thời gian uptime của server cloudflare. Khả năng truy vào web sẽ bị gián đoạn vì không gải được miền đang sử dụng.
Với CloudFlare, sẽ không để lộ Ip máy chủ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không bảo mật tốt thì vấn đề dễ dàng bị tấn công là điều có thể xảy ra.
Trong một số trường hợp, tường lửa của hosting mà web bạn đang đặt hiểu sai dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công. Lúc này, rất có thể web của bạn đang bị offline.
Điểm bất lợi mà CloudFlare là nếu web của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam.
CloudFlare, có nên sử dụng hay không?
Có nhiều người đã đặt ra câu hỏi này. Sau quá trình thực nghiệm và nghiên cứu trên người dùng, chúng tôi đưa ra cho bạn lời khuyên là nên sử dụng khi:
Website của bạn đặt máy chủ tại nước ngoài và có lượng truy cập chủ yếu tại Việt Nam. Hoặc cũng có thể có lượng truy cập trên toàn thế giới.
Và nên sử dujnng khi bạn không muốn để lộ địa chỉ IP máy chủ web mà bạn đang sử dụng nhé.
Cách cài đặt CloudFlare
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt CloudFlare dễ dàng, nhanh chóng và tối ưu nhất.
Bước 1: Thực hiện đăng ký tài khoản
Để có thể cài đặt CloudFlare, trước tiên bạn truy cập vào website của CloudFlare và thực hiện đăng ký một tài khoản miễn phí. Khi bạn đã có tài khoản rồi thì có thể thực hiện đăng nhập luôn.
Bước 2: Đăng nhập và thêm website vào Cloudflare
Sau khi đăng ký tài khoản xong, web sẽ chuyển bạn tới trang thêm website. Với bước này, bạn sẽ nhập tên miền bạn muốn sử dụng DNS miễn phí từ CloudFlare. Sau đó, khi đã đăng nhập tên miền thì bạn click vào “add site”. Hãy chờ đợi trong khoảng 60s nhé.
Sau đó, bạn có thể chọn gói dịch vụ miễn phí. Khi đó, trang web sẽ dẫn bạn đến trang quản lý record DNS, bạn chọn Edit của Record A và sửa IP thành IP của host đang dùng. Hoặc có thể bổ sung các bản ghi DNS trong tên miền vào đây.
Sau khi đã thực hiện edit xong thì chọn “I’ve added all missing records, continue”. Lúc này, bạn lại tiếp tục lựa chọn gói free.
Bước 3: Trỏ cặp nameserver về cloudflare
Khi đến bước này, bạn tiếp tục chọn Continue, lúc này web sẽ cung cấp cho bạn hai “nameserver”. Tại thời điểm này, bạn cần sửa lại domain để sử dụng “name server” của CloudFlare thay vì sử dụng “nameserver” của nhà cung cấp. Ngay sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn có thể hoàn toàn sử dụng được CloudFlare rồi nhé.
Một số lưu ý khi sử dụng CloudFlare
Khi bạn muốn sửa nội dung file CSS, Javascript, bạn nên thực hiện kích hoạt
“Development Mode”. Và chế độ này sẽ tự động bỏ sau 3 giờ.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp về cloudflare là gì và hướng dẫn cài đặt tối ưu nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công trong việc cài đặt cloudflare.