Chọn đúng tên miền cho trang web của bạn là điều rất quan trọng để đạt được thành công. Nếu chọn một tên miền không hợp lí, nó sẽ trở thành một mớ rắc rối khi chuyển tên miền mà không làm ảnh hưởng đến thứ hạng thương hiệu và tìm kiếm.
Khi mới bắt đầu, việc đưa ra một ý tưởng về tên doanh nghiệp và tên miền là khá khó khăn.
Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả các công cụ và mẹo bạn cần để có thể đưa ra một ý tưởng, và chọn tên một miền tốt nhất. (miễn phí)
14 mẹo để chọn tên miền tốt nhất
Khi bắt đầu một blog, việc chọn một tên miền có thể gây rất nhiều căng thẳng vì bạn không muốn phạm sai lầm.
Để làm cho quá trình đó trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ đưa ra 14 bước đơn giản mà bạn có thể sử dụng để chọn một tên miền tốt nhất cho trang web của mình.
- Trung thành với đuôi .com
- Sử dụng từ khóa được tìm kiếm trong tên miền của bạn
- Chọn tên miền ngắn
- Sử dụng tên miền dễ phát âm và đánh vần
- Chọn tên miền độc đáo và mang tính thương hiệu
- Tránh gạch nối trong tên miền
- Tránh nhân đôi kí tự
- Sử dụng tên miền mang tính tổng quát
- Nghiên cứu tên miền bạn định đăng kí
- Sử dụng trình tạo tên miền để có những ý tưởng thông minh
- Nhanh chóng đăng kí trước khi người khác lấy nó
- Nơi tốt nhất để đăng ký một tên miền
- Nhận tên miền miễn phí với những trang web hosting
- Những trang đăng kí tên miền phổ biến
Hãy tham khảo những bí kíp này cụ thể hơn:
1. Trung thành với đuôi .com
Có rất nhiều tên miền mở rộng mới ngày nay, từ bản gốc .com, .net và .org đến các đuôi thích hợp như .pizza, .photography, và thậm chí .blog, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chọn một tên miền .com.
Mặc dù có thể rất hấp dẫn khi dùng tên blog bằng cách sử dụng những đuôi mới, nhưng .com vẫn luôn là phần đuôi đáng tin cậy nhất.
Các tên miền có đuôi mới hơn như .ninja hoặc .photography có thể làm suy giảm yếu tố đó của website bạn.
Tên miền với đuôi Dot-com cũng dễ nhớ nhất. Nhiều người dùng, đặc biệt là những người không hiểu biết về công nghệ, sẽ tự động thêm đuôi .com ở cuối mỗi tên miền mà không cần nghĩ quá nhiều về nó.
Giả sử trang web của bạn có tên miền là jane.photography và người dùng vô tình gõ jane.photography.com, kết quả là họ sẽ đến một trang lỗi nào đó trên website photography.com.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên tránh những rủi ro đó bằng cách sử dụng tên miền với đuôi .com.
Ngoài ra, một yếu tố cũng khá quan trọng là hầu hết các bàn phím điện thoại thông minh ngày nay đều có sẵn nút .com trên màn hình.
2. Sử dụng từ khóa được tìm kiếm trong tên miền của bạn
Từ khóa đóng một vai trò quan trọng trong một tên miền. Bằng cách sử dụng các từ khóa trong tên miền của mình, bạn cho phép các công cụ tìm kiếm biết được trang web của bạn nói về nội dung gì. Cùng với nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tốt, các từ khóa trong tên miền có thể giúp trang web xếp hạng cao hơn trong Google.
Tuy nhiên, rất khó để tìm thấy một tên miền tốt với các từ khóa bạn muốn mà chưa được đăng kí.
Vì vạy bạn cần phải sáng tạo kết hợp các từ khóa bạn cần với các từ khác để làm cho tên miền trở nên khác biệt.
3. Chọn tên miền ngắn
Đồng ý rằng các từ khóa là quan trọng, nhưng đừng đăng kí tên miền quá dài. Tốt hơn hết bạn nên sử dụng một tên miền ngắn và dễ nhớ.
Chúng tôi khuyên bạn nên giữ tên miền dưới 15 ký tự. Tên miền dài hơn sẽ gây khó nhớ cho người dùng.
Chưa kể, người dùng sẽ dễ nhập sai lỗi chính tả với những tên miền dài. Điều đó sẽ làm lưu lượng truy cập bị hạn chế.
Vì vậy tốt hơn hết nên sử dụng một tên miền ngắn vừa đủ.
4. Sử dụng tên miền dễ phát âm và đánh vần
Bạn sẽ không thể biết trước khi nào bị hỏi về tên miền. Vì vậy, bạn nên dùng tên miền dễ chia sẻ trong khi nói hoặc viết. Nếu bạn cũng có kế hoạch sử dụng tên miền của mình để tạo một địa chỉ email doanh nghiệp, hãy đảm bảo nó dễ hiểu và dễ đọc đối với người tiếp nhận
5. Chọn tên miền độc đáo và mang tính thương hiệu
Tên miền blog của bạn phải độc đáo để có thể trở nên nổi bật trong tâm trí của người tiếp nhận. Bạn nên nghiên cứu các blog khác trong cùng lĩnh vực và tìm hiểu thêm về tên miền mà họ sử dụng.
Bạn sẽ hoàn toàn không muốn sử dụng hoặc bị buộc tội sao chép tên thương hiệu của các blogger khác đúng không? Vì vậy bạn nên sử dụng một tên miền của thương hiệu riêng mình.
Tên miền mang tính thương hiệu phải thật độc đáo, hấp dẫn và dễ nhớ. Ví dụ, Amazon.com là một cái tên dễ nhớ và mang tính thương hiệu cao hơn so với BuyBooksOnline.com.
6. Tránh gạch nối trong tên miền
Đừng bao giờ tạo một tên miền với dấu gạch nối. Dấu gạch nối có thể làm trang web của bạn bị hiểu nhầm thành một website spam.
Các miền bị gạch nối cũng rất dễ bị người dùng nhập sai. Nếu bạn chọn một tên miền có dấu gạch nối vì tên miền bạn muốn đã được người khác sử dụng, thì người dùng có thể sẽ truy cập vào nhầm trang web đối thủ cạnh tranh nếu họ quên gõ dấu gạch nối.
7. Tránh nhân đôi kí tự
Một ý tưởng khá hay khác là bạn nên tránh các tên miền có hai chữ cái, bởi vì nó sẽ làm giảm lượng truy cập do lỗi chính tả. Ví dụ: một tên miền như Presssetup.com sẽ dễ bị nhập sai lỗi chính tả và dẫn đến lưu lượng truy cập bị giảm xuống.
Tránh việc nhân đôi các kí tự cũng sẽ giúp tên miền của bạn dễ gõ và mang tính thương hiệu hơn.
8. Sử dụng tên miền mang tính tổng quát
Bạn nên chọn một tên miền mà nó liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực bạn đang hoạt động bởi vì nó cung cấp cho người dùng một số ý tưởng về trang web của bạn sẽ biểu thị những vấn đề gì. Nhưng bạn sẽ hoàn toàn không muốn nó làm giới hạn những lựa chọn về lâu dài của mình.
Ví dụ: một người bán hoa có thể chọn một tên miền như bloghoalan.com, nhưng sau đó họ có thể muốn bắt đầu viết blog về những loài hoa khác ngoài hoa lan. Trong trường hợp đó, tên miền có thể ngăn việc thu hút các độc giả quan tâm đến những loài hoa khác.
Việc chuyển trang web của bạn sang một tên miền mới hợp lí hơn có thể là một quá trình không mấy vui vẻ và nó có thể khiến trang web của bạn mất đi thứ hạng tìm kiếm nếu không được thực hiện một cách hợp lí. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn một tên miền tổng quát và linh hoạt.
9. Nghiên cứu tên miền bạn định đăng kí
Trước khi bạn đăng ký một tên miền, hãy thử tìm hiểu xem đã có một doanh nghiệp hay ai đó đã đăng ký sử dụng chưa.
Hãy tìm kiếm trên các trang trademark search để xem có tên tương tự không?
Bạn cũng có thể thực hiện tìm kiếm trên Google và kiểm tra xem tên miền đã xuất hiện trên những trang web truyền thông xã hội hàng đầu như Twitter, Facebook, Instagram, v.v. chưa.
Một tên miền bị trùng sẽ không chỉ gây nhầm lẫn, mà còn có thể ảnh hưởng đến pháp luật, nghiêm trọng hơn có thể gây tổn hại tiền của.
Khi đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang web, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách đăng ký nhãn hiệu và bản quyền tên với logo trang web của bạn.
10. Sử dụng trình tạo tên miền để có những ý tưởng độc đáo
Hiện tại, có hơn 360 triệu tên miền đã đăng ký. Điều này nghĩa là hầu như tất cả các tên tốt đều đã được sử dụng.
Tuy nhiên việc tìm kiếm chúng bằng tay sẽ tốn kém rất nhiều thời gian.
Đó là lí do mà những trình tạo tên miền ra đời. Những công cụ này sẽ tự động tìm kiếm những từ khóa bạn muốn và cho ra những ý tưởng độc đáo về tên miền.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Nameboy, một trong những công cụ tạo tên miền lâu đời và phổ biến nhất trên mạng. Bạn cũng có thể sử dụng trình tạo tên miền IsItWP để tìm thêm ý tưởng.
11. Nhanh chóng đăng kí trước khi người khác lấy nó
Mỗi ngày, hàng ngàn tên miền mới được đăng ký từ khắp nơi trên thế giới. Nếu bạn đã tìm thấy một cái tên mà bạn thích, thì đừng chần chừ quá lâu.
Tên miền cũng giống như bất động sản. Hàng ngàn người đang tích cực tìm kiếm những tên mang tính thương hiệu mà họ có thể đăng ký để mang lại những tỉ lệ tốt trong tương lai.
Nếu không đăng kí nhanh, ai đó sẽ thực hiện việc dó trước bạn.
Vì tên miền tương đối rẻ, chúng tôi khuyến cáo bạn nên hành động nhanh chóng. Nếu bạn đổi ý sau này, bạn chỉ việc để nó đó cho tới lúc hết hạn.
12. Nơi tốt nhất để đăng ký một tên miền
Có hàng trăm nhà cung cấp tên miền trên mạng. Điều quan trọng là phải chọn cẩn thận vì sau này có thể sẽ khó khăn nếu bạn muốn di chuyển tên miền đi đâu đó.
Cũng giống như với web hosting, giá đăng ký một cái tên có thể dao động từ $9 đến $24, hoặc thậm chí có thể miễn phí.
Hãy cùng xem một số cách để có thể mua chúng dễ dàng.
13. Nhận tên miền miễn phí với những trang web hosting
Phần lớn các công ty web hosting cung cấp việc đăng kí tên miền như một dịch vụ. Một số công ty cung cấp chúng miễn phí với tài khoản hosting mới.
Nếu bạn đang bắt đầu xây dựng một trang web mới thì một ý tưởng tương đối thông minh là hãy tận dụng những ưu đãi này và đăng kí một tên miền cách miễn phí.
Dưới đây là hai công ty hosting WordPress đang cung cấp cho người dùng hơn 60% web hosting, chứng chỉ SSL, và một tên miền miễn phí.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng hầu hết các dịch web hosting chỉ cung cấp chúng miễn phí trong 1 năm duy nhất. Sau năm đầu tiên, tên miền của bạn sẽ cần phải gia hạn với giá thông thường từ khoảng $14 mỗi năm.
Rất nhiều người dùng tận dụng tên miền miễn phí dù chỉ trong năm đầu tiên vì dù sao thì bạn cũng cần phải chi trả sau này, nên tại sao không tận dụng nó khi miễn phí.
Những trang đăng kí tên miền phổ biến
Nếu chỉ muốn đăng ký một tên miền mà không cần phải mua hosting, thì bạn có thể làm điều đó bằng cách mua nó từ một công ty đăng ký tên miền.
Domain.com là một trong những nhà đăng ký tên miền tốt nhất trên thị trường hiện nay. Họ cung cấp tất cả các tên miền cao cấp nhất, cùng với đó là tính năng tìm kiếm thông minh, và tất cả các công cụ cần thiết để quản lý chúng.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting và tên miền giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam.
Kết luận:
Nếu đây là lần đầu tiên xây dựng một blog, bạn có thể tìm những hướng dẫn của chúng tôi về cách bắt đầu một blog WordPress.
Bạn cũng có thể xem qua trang WordPress and Blogging Coupons của chúng tôi để tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất cho các công cụ và dịch vụ web khác.
Muốn tìm những ý tưởng độc đáo về tên miền? Bạn có thể xem qua bài đăng của chúng tôi tại 14 trình tạo tên miền miễn phí tốt nhất.
Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu cách chọn một tên miền hoàn hảo cho blog hoặc doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký kênh YouTube của chúng tôi để xem những video hướng dẫn WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter và Facebook.