Gần đây có nhiều độc giả hỏi chúng tôi rằng liệu có cách đơn giản nào để kiểm tra xem website WordPress có đang bị hack hoặc tồn tại lỗ hổng bảo mật hay không? Vâng, việc tìm ra lỗ hổng bảo mật trong website sớm sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý chúng và hạn chế tối đa các tổn thất. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số cách kiểm tra lỗ hổng bảo mật trên website WordPress bằng 14 công cụ mạnh mẽ dưới đây.
Sử dụng công cụ quét bảo mật cho WordPress mang đến lợi ích gì?
Các công cụ quét bảo mật trực tuyến sẽ giúp bạn tìm kiếm những lỗi bảo mật thường gặp của website như: mã độc, các liên kết xấu, các chuyển hướng độc hại, lỗi do phiên bản WordPress đã cũ, …
Tuy nhiên, các công cụ quét bảo mật trực tuyến thường rất hạn chế. Chúng không thể quét cơ sở dữ liệu WordPress , tài khoản người dùng, cài đặt WordPress, plugin hay một số tập tin độc hại khác.
Tin tặc có thể dễ dàng ngụy trang mã độc và vượt qua các trình quét bảo mật này. Đây là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tường lửa của Sucuri. Suciri cung cấp dịch vụ bảo mật website hoàn hảo giúp vô hiệu hóa bất kỳ mã độc nào đối với website của bạn.
Để làm cho trang web WordPress của bạn an toàn hơn, hãy xem hướng dẫn bảo mật WordPress với các hướng dẫn từng bước để bảo vệ trang web của bạn.
Mặc dù vậy, giữa vô vàn các công cụ quét bảo mật, vẫn có những công cụ mang lại hiệu quả tốt cho website của bạn. Hãy cùng cunghocwp tham khảo qua các công cụ quét bảo mật tốt nhất cho WordPress dưới đây nhé.
1. Sucuri SiteCheck
SiteCheck là một công cụ trực tuyến của Sucuri – dịch vụ bảo mật và tạo tường lửa WordPress tốt nhất được khuyên dùng. Bạn có thể nhận được một báo cáo kĩ lưỡng về tình trạng trang web của mình khi sử dụng công cụ này.
Đồng thời, SiteCheck cũng kiểm tra website của bạn trên công cụ Google Safe Browsing. SiteCheck của Sucuri không chỉ quét URL bạn nhập, mà còn thu thập dữ liệu các trang liên kết, từ đó, phân tích chúng để đưa ra báo cáo đánh giá.
2. IsItWP Security Scanner
IsItWP Security Scanner cho phép bạn nhanh chóng kiểm tra trang web WordPress của mình để biết nó có bị nhiễm phần mềm độc hại cũng như tồn tại các lỗ hổng bảo mật khác hay không. Nó giúp bạn nhanh chóng kiểm tra trang web của mình và đưa ra các hướng dẫn cơ bản giúp nâng cao tính bảo mật cho website.
Ngoài ra, công cụ này cũng kiểm tra website của bạn với Google Safe Browsing để kiểm tra xem tên miền của bạn có nằm trong danh sách backlist chứa các phần mềm độc hại do Google đánh giá hay không.
3. Google Safe Browsing
Google Safe Browsing là Công cụ duyệt web an toàn của Google, công cụ này giúp bạn kiểm tra liệu rằng website của bạn có an toàn để có thể truy cập từ Google. Đương nhiên, với một bộ máy tìm kiếm kiểm soát hàng tỷ tỷ liên kết, đây là một công cụ khá hữu ích phải không nào?
Nếu bị nhiễm mã độc hoặc vì một lý do nào đó khiến Google đánh giá website của bạn không an toàn, điều này có khả năng đánh tụt thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm số 1 này. Một cảnh báo sẽ được đưa ra khi người dùng cố gắng truy cập vào website của bạn từ Google hoặc trình duyệt Chrome. Nếu bạn đang sử dụng Google Search Console, bạn sẽ sớm nhận được cảnh báo khi website bị đánh giá là không an toàn . Đồng thời, bạn cũng được gợi ý cách xóa thông báo này.
4. WPScans
WPScans được thiết kế để cảnh báo cho bạn các lỗ hổng bảo mật đã được tìm ra mà website của bạn chưa phát hiện ra hoặc chưa có biện pháp khắc phục. Ngoài ra nó cũng cảnh báo các đoạn code đáng ngờ tồn tại trên website của bạn. WPScans sẽ lưu trữ các lỗ hổng được hệ thống phát hiện và kiểm tra chúng với website WordPress của bạn xem có những mối nguy hại nào tồn tại ở đó hay không.
WPScans cũng sẽ truy cập thông tin phiên bản WordPress, plugin đã cài đặt và tệp robot.txt của bạn. Sau khi kiểm tra, bạn sẽ nhận lại kết quả được trình bày dễ hiểu kèm chú thích cho từng mục.
5. ScanWP
ScanWP là một trình quét lỗ hổng WordPress rất cơ bản. Nó cho biết website của bạn có đang dùng phiên bản WordPress mới nhất hay không và website đó có hiển thị đối với người dùng hay không.
Thông thườn, phiên bản WordPress sẽ được thể hiện qua 1 thẻ trong WordPress. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên xóa thẻ trình tạo phiên bản WordPress để tránh việc tin tặc dựa vào đó khai thác các lỗ hổng bảo mật ở những phiên bản WordPress cũ hơn.
6. WordPress Security Scan
WordPress Security Scan là một công cụ quét bảo mật tối ưu khi nó có thể phân tích các plugin WordPress, tên người dùng, phiên bản WordPress, chủ đề đang hoạt động và nhiều thứ hơn cả thế. Nó cũng kiểm tra trang web của bạn trên chỉ mục Google Safe Browsing để đảm bảo nó không nằm trong danh sách đen chứa mối nguy hại.
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, nó cung cấp một danh sách các báo cáo tình trạng về website. Cách đơn giản nhất để hạn chế các lỗi bảo mật là nâng cấp lên phiên bản mới nhất của WordPress và giữ cho các plugin của bạn được cập nhật thường xuyên.
7. wprecon
Wprecon cũng là một công cụ quét lỗ hổng WordPress cơ bản. Nó kiểm tra phiên bản WordPress đang cài đặt, kiểm tra website của bạn có nằm trong blacklist của Google và kiểm tra xem các plugin được cài đặt trên website liệu có an toàn hay không.
Wprecon cũng có thể quét chỉ mục thư mục của website, đường dẫn chủ đề, liên kết ngoài, iframe và JavaScripts. Kết quả quá trình sẽ được trình bày kèm mô tả đơn giản sau khi hoàn tất.
8. Quttera
Quttera cung cấp một công cụ quét lỗ hổng trực tuyến hữu ích. Nó quét trang web của bạn khá cẩn thận để tìm kiếm các tệp đáng ngờ, mã độc, mã nhúng iframe, chuyển hướng và liên kết bên ngoài độc hại.
Nó cũng kiểm tra tên miền của bạn liệu có nằm trong danh sách đen của nhiều trình cảnh báo bảo mật khác hay không. Báo cáo chi tiết sẽ được chia thành các phần khác nhau. Bạn có thể nhấp vào từng mục để xem trạng thái quét.
9. Web Inspector
Trình quét bảo mật trực tuyến của Web Inspector là một công cụ hữu ích khác có thể được sử dụng để kiểm tra trang web WordPress của bạn. Trước tiên, nó sẽ kiểm tra trang web của bạn trong các phân tích của Google và Comodo. Sau đó, nó quét các file có thể được tải xuống xem có phải là một phần mềm độc hại hay không. Ngoài ra nó cũng kiểm tra coi trang web của bạn liệu có nhiễm backdoor, worm, trojan, iframes hay những thứ tương tự thế.
10. WordPress Vulnerability Scanner
WordPress Vulnerability Scanner sẽ kiểm tra trang web WordPress của bạn để chỉ ra các lỗ hổng đã được phát hiển bởi cộng đồng. Nó quét phiên bản WordPress, plugin và giao diện đã cài đặt, kiểm tra các plugin có lỗ hổng đã biết.
Trang web cũng cung cấp một số công cụ quét nâng cao khác cho người dùng để kiểm tra liệu rằng website của mình có bị hacker xâm nhập.
11. UpGuard Cloud Scanner
UpGuard Cloud Scanner là một tiện ích trực tuyến khác để quét trang web WordPress. Trước tiên, nó sẽ kiểm tra hồ sơ bảo mật, DNS, các cổng kết nối (port) và các cài đặt khác liên quan đến tên miền của website. Các vụ tấn công dựa trên tên miền hoặc máy chủ có thể dẫn đến bị mất quyền điều khiển tên miền hoặc tin tặc sẽ lạm dụng nó để gửi thư rác, phần mềm độc hại.
Sau đó, nó tìm kiếm mã độc đã biết, mẫu phần mềm độc hại, liên kết đáng ngờ và nhiều thông tin bảo mật khác. Kết quả quét được hiển thị dễ hiểu cho người đọc.
12. urlquery URL Scanner
Một kĩ thuật khá đơn giản trong giới hacker đó là chuyển hướng website đến một trang giả mạo. Tin tặc thường chuyển hướng đối với những người xem chưa đăng nhập.
Trình quét URL urlquery này khá đơn giản: chỉ cần kiểm tra một URL nhất định để phát hiện xem nó có chuyển hướng người dùng và tải về các file mã độc hay không.
13. VirusTotal
Không cần bàn cãi nhiều về VirusTotal. Đây là một hệ thống quét bảo mật website phổ biến nhất với việc nhanh chóng kiểm tra URL của bạn trong cả tá dữ liệu phần mềm độc hại. Chỉ đơn giản là dán link website của bạn và ngồi chờ, báo cáo sẽ được hiển thị sau khi hoàn tất.
14. Norton Safe Web
Norton Safe Web là một công cụ hữu ích khác để quét trang web WordPress của bạn nhằm tìm các mối đe dọa bảo mật. Nó sử dụng các công nghệ hiện đại cung cấp bởi Symantec để tìm kiếm các phần mềm độc hại, lừa đảo và spam.
Kết quả sẽ hiển thị các mối đe dọa, xác định các mối đe dọa và các yếu tố có khả năng gây ra vấn đề. Nếu trang web của bạn không an toàn, nó sẽ hiển thị các mối đe dọa được phát hiện để có thể giúp bạn tìm hiểu thêm và khắc phục sự cố.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về 14 công cụ quét bảo mật tốt nhất cho WordPress. Bạn cũng có thể tham khảo qua về cách sửa một trang web WordPress bị hack nếu website của bạn gặp vấn đề về bảo mật.
Nếu thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể theo dõi chúng tôi trên Twitter và Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ cunghocwp.com