Tuy WordPress rất dễ sử dụng nhưng có một số lỗi thường gặp có thể làm bạn hoảng loạn. May mắn thay, những lỗi mà bạn gặp phải rất có thể đã được phát hiện và tìm được cách giải quyết rồi. Tại CunghocWP, chúng tôi có rất nhiều bài hướng dẫn cách sửa những lỗi phổ biến trên WordPress. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói đến 50 lỗi WordPress thường gặp nhất cùng với cách sửa chữa những lỗi này.
Quan trọng: trước khi cố gắng sửa bất cứ lỗi nào, hãy đảm bảo rằng bạn đã sao lưu hoàn toàn trang WordPress của mình. Bạn có thể sử dụng UpdraftPlus hoặc làm theo hướng dẫn cách sao lưu WordPress thủ công.
Trong trường hợp bạn không thể sửa lỗi dù đã làm theo các bước được nói đến dưới đây, xin vui lòng liên hệ công ty hosting WordPress của bạn.
Bởi vì đây là một chủ đề khá dài, chúng tôi sẽ để mục lục ở dưới đây để tiện theo dõi
Mục lục:
- Cách sửa “internal server error”
- Lỗi “This site is experiencing technical difficulties”
- Cách sửa lỗi cú pháp trong WordPress
- Cách sửa lỗi thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu
- Cách sửa lỗi màn hình trắng tử thần của WordPress
- Cách sửa lỗi bài viết trả lỗi 404
- Cách sửa lỗi sidebar nằm dưới nội dụng
- Cách sửa lỗi chữ trắng và bị thiếu nút trong trình chỉnh sửa trực quan WordPress
- Cách sửa lỗi WordPress hết bộ nhớ bằng cách tăng giới hạn bộ nhớ PHP
- Điều cần làm khi bạn không thể truy cập khu vực quản lý của WordPress
- Cách sửa lỗi trang đăng nhập làm mới/ chuyển hướng
- Cách sửa lỗi upload hình ảnh
- Cách sửa những lỗi hình ảnh thường gặp
- Cách sửa lỗi “Are you sure you want to do this”
- Cách sửa lỗi không thể kết nối đến trang trong một thời gian ngắn cho bảo trì có kế hoạch
- Cách sửa lỗi WordPress gửi email
- Cách sửa lỗi WordPress RSS
- Cách sửa lỗi “403 forbidden error”
- Cách sửa lỗi có quá nhiều yêu cầu điều hướng
- Cách sửa lỗi “Upload: failed to write file to disk”
- Cách sửa lỗi “This site ahead contains harmful programs”
- Cách sửa lỗi bài viết đăng sai lịch đặt sẵn
- Cách sửa lỗi “fatal error: Maximum execution time exceeded”
- Cách sửa lỗi sai ảnh thumbnail
- Cách sửa lỗi liên tục bị đăng xuất
- Cách sửa lỗi nội dung bài bị xáo trộn
- Cách sửa lỗi nút thêm media không hoạt động
- Cách sửa lỗi “502 bad gateway”
- Cách sửa lỗi “503 service unavailable”
- Cách sửa lỗi “504 gateway timeout”
- Cách sửa lỗi “failed to open stream”
- Cách sửa lỗi “429 too many requests”
- Cách sửa lỗi “413 entity too large”
- Cách tắt lỗi PHP trong WordPress
- Cách sửa lỗi kết nối không an toàn
- Cách sửa lỗi file đích đã tồn tại trong WordPress.
- Cách sửa lỗi “Another Update in Process”
- Cách sửa lỗi mã reset mật khẩu trong WordPress
- Cách sửa lỗi “Missing a temporary folder”
- Cách sửa lỗi file Pluggable.php
- Cách sửa những lỗi SSL thường gặp
- Cách sửa lỗi permission tệp và thư mục
- Cách sửa lỗi HTTP image upload
- Cách sửa lỗi “Your connection is not private”
- Cách sửa lỗi “The link you follow has expired”
- Cách sửa lỗi WordPress không cập nhật ngay lập tức
- Cách sửa lỗi “Failed to load resource”
- Cách sửa lỗi “Missing a temporary folder”
- Cách sửa lỗi “Googlebot cannot access CSS and JS files”
- Tự mình kiểm tra những lỗi WordPress
1. Cách sửa lỗi “Internal server error”
Có lẽ đây là lỗi gây ra nhiều sự khó hiểu nhất cho người mới bắt đầu. Bạn sẽ làm gì khi gặp phải là “Internal server error” hay đôi khi là “500 Internal server error”?
Lỗi này thường xuất hiện khi có vấn đề rắc rối nhưng máy chủ không thể tìm được lỗi này xảy ra ở đâu. Cũng chính vì thông báo lỗi này không đề cập đến nơi xảy ra lỗi nên bạn sẽ phải tự thân vận động tìm lỗi thôi!
Có lẽ một trong những cách giải quyết chúng tôi đã tổng hợp thành danh sách sẽ giúp ích cho bạn. Xem tại Cách sửa lỗi “Internal server error” trong WordPress.
[Lên đầu trang]
2. “This site is experiencing technical difficulties”
WordPress đã giới thiệu chức năng bảo vệ khỏi lỗi nghiêm trọng (fatal error) ở WordPress 5.2. Chức năng này hiển thị một tin nhắn đơn giản “This site is experiencing technical difficulties”.
Sau đó, WordPress sẽ gửi một email đầy đủ chi tiết về lỗi này đến tài khoản email admin trang web. Email này chứa một đường dẫn truy cập đến nơi xảy ra lỗi cũng như gợi ý hướng khắc phục.
Tình trạng này có thể xảy ra với bất kì lỗi nghiêm trọng nào trong bài viết này. Nếu như bạn không thể truy cập email admin hoặc không thể nhận email từ WordPress thì sẽ càng khó tìm ra nguyên nhân lỗi hơn.
Cách dễ nhất để sửa lỗi này là đảm bảo email admin của bạn thật chính xác để bạn có thể nhận email thông báo mới nhất từ WordPress. Nếu như bạn không thể nhận email từ WordPress, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề WordPress không gửi email.
[Lên đầu trang]
3. Cách sửa lỗi cú pháp trong WordPress
Lỗi này thường xảy ra khi bạn đang cố thêm code snippet vào WordPress nhưng vô tình thiếu mất gì đó hoặc code có những cú pháp sai. Điều này dẫn đến một PHP parse error. Bạn sẽ nhận được một thông báo như sau:
Parse error- syntax error, unexpected $end in /public_html/site1/wp-content/themes/my-theme/functions.php on line 278
Tin nhắn này sẽ liệt kê ra những điểm bất thường trong code cũng như vị trí đoạn code xảy ra lỗi với số dòng kèm theo. Để sửa lỗi này, bạn phải sửa lại cú pháp cho chính xác. Thông thường, bạn chỉ cần thêm một dấu ngoặc hay xóa đi vài kí tự thừa trong code. [Sửa lỗi cú pháp trong WordPress]
[Lên đầu trang]
4. Cách sửa lỗi thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu trong WordPress
Nội dung tin nhắn cũng đã thông báo rất rõ ràng: bạn không thể kết nối đến cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, việc sửa lỗi này hơi khó so với người mới bắt đầu.
Thông thường, lỗi này sẽ xảy ra khi có người dùng nhập vào hay chỉnh sửa thông tin quan trọng của cơ sở dữ liệu (host cơ sở dữ liệu, tên hay mật khẩu cơ sở dữ liệu) sai cách. Đôi lúc, cơ sở dữ liệu của bạn sẽ không phản hồi, hoặc cơ sở dữ liệu của bạn sẽ sụp đổ.
Đa số các trường hợp lỗi này là do bạn nhập sai thông tin đăng nhập cơ sở dữ liệu thôi. Hãy xem qua những phương pháp cơ bản để giải quyết lỗi này. [Sửa lỗi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu trong WordPress]
[Lên đầu trang]
5. Cách sửa lỗi màn hình trắng tử thần
Lỗi này thường sẽ đến với một màn hình trắng xuất hiện mà không có bất cứ tin nhắn báo lỗi nào kèm theo. Chính điều này biến nó thành một bài toán khó vì bạn chẳng biết được nên kiểm tra chỗ nào và sửa cái gì.
Đa số trường hợp xảy ra lỗi này là do một chương trình con đang vắt kiệt giới hạn bộ nhớ PHP. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi một tùy chỉnh của máy chủ bị thay đổi. Ngoài ra, việc người dùng chỉ thấy màn hình trắng này khi truy cập một số bộ phận nhất định của trang web cũng hoàn toàn khả thi. [Xem cách sửa lỗi màn hình trắng tử thần]
[Lên đầu trang]
6. Cách sửa lỗi bài viết trả lỗi 404
Biểu hiện của lỗi này là khi một người dùng truy cập vào 1 bài viết trong trang web và hiện lên lỗi “404 – not found error”.
Người dùng có thể truy cập tất cả các phần khác của trang bao gồm cả khu vực quản lý. Nguyên nhân thường gặp nhất của lỗi này là do cài đặt permalink trong WordPress. Để giải quyết vấn đề này, người dùng cần phải chỉnh sửa cài đặt permalink hoặc cập nhật thủ công các luật được viết lại. [Sửa lỗi bài viết trả lỗi 404]
[Lên đầu trang]
7. Cách sửa lỗi sidebar nằm dưới nội dung
Một lỗi khác mà người mới bắt đầu thường gặp phải là thanh sidebar nằm phía dưới nội dung bài thay vì ở bên cạnh. Nguyên nhân thường thấy là do các theme WordPress.
Thỉnh thoảng, khi đang thêm code snippet vào trang web, người dùng có thể vô tình quên đóng html div tag hoặc thêm một div đóng khác khiến cho bố cục theme bị lỗi. Một nguyên nhân phổ biến khác là do sử dụng chiều dài không phù hợp bố cục trong CSS hoặc không đặt thuộc tính float hợp lý. [Cách sửa lỗi sidebar nằm dưới nội dung]
[Lên đầu trang]
8. Cách sửa lỗi chữ trắng và bị thiếu nút trong trình chỉnh sửa trực quan WordPress.
Nếu như bạn đang sử dụng trình chỉnh sửa WordPress cổ điển, đôi khi các nút trong trình chỉnh sửa trực quan bị biến mất hoặc hiển thị là các khoảng trống trắng.
Vấn đề này thường xảy ra khi các đoạn code JavaScript móc nối không hoạt động. Tương tự với khi file TinyMCE bị mất hoặc bị lỗi, hoặc không tương thích với một số plugin có chức năng chỉnh sửa hoặc mở rộng file TinyMCE. [Sửa lỗi chữ trắng hoặc thiếu nút trong trình chỉnh sửa trực quan WordPress]
[Lên đầu trang]
9. Cách sửa lỗi WordPress hết bộ nhớ bằng cách tăng bộ nhớ PHP
Biểu hiện của lỗi này là màn hình trắng tử thần hoặc một tin nhắn báo lỗi như sau:
Fatal error: Allowed memory size of 33554432 bytes exhausted (tried to allocate 2348617 bytes) in /home/username/public_html/site1/wp-includes/plugin.php on line xxx
Lỗi này xảy ra khi một chương trình con hay một plugin WordPress đã sử dụng quá giới hạn bộ nhớ cho phép mặc định. [Sửa lỗi hết bộ nhớ WordPress]
[Lên đầu trang]
10. Điều cần làm khi bạn không thể truy cập khu vực quản lý WordPress.
Có thể một lúc nào đó bạn sẽ thấy mình bị từ chối truy cập vào khu vực quản lý WordPress. Điều này có thể xảy ra khi bạn quên mật khẩu email hoặc không có quyền truy cập email khôi phục mật khẩu.
Một plugin hoặc một đoạn mã thực hiện thay đổi lên bộ phận quản lý trang cũng có thể đẩy bạn ra ngoài. Và cũng có khả năng là trang của bạn đã bị hack. [Sửa lỗi không thể truy cập khu vực quản lý]
[Lên đầu trang]
11. Cách sửa lỗi trang đăng nhập tự làm mới/chuyển hướng.
Lỗi này khiến một người dùng cố gắng đăng nhập vào dashboard sẽ lập tức bị trả lại trang đăng nhập.
Trong đa số trường hợp thì lỗi này là do một giá trị không chính xác trong URL của trang và trường URL của trang chủ trong bảng chức năng WordPress. Nguyên nhân khác của lỗi này là do sự thiếu cẩn thận khi tùy chỉnh cài đặt permalink hoặc cài đặt chuyển hướng trong file .htaccess. [Sửa lỗi trang đăng nhập tự làm mới hoặc chuyển hướng]
[Lên đầu trang]
12. Cách sửa lỗi upload hình ảnh
Đôi khi người dùng sẽ gặp phải tình huống toàn bộ ảnh trong trang của mình đã biến mất, thay vào đó là biểu tượng ảnh lỗi. Khi người dùng cố gắng upload ảnh lại thì trang sẽ báo lỗi.
Tất cả các file này trong thư viện media sẽ ở dưới dạng hỏng. Lỗi này xảy ra do cài đặt sai ‘file and directory permissions’ và có một số nguyên nhân cho sự cố này. [Sửa lỗi upload hình ảnh]
[Lên đầu trang]
13. Cách sửa những lỗi hình ảnh thường gặp
Upload một hình ảnh lên trang WordPress có thể sẽ khá rắc rối với những người không quen dùng WordPress. Người dùng có thể không tìm được cách đặt thẳng các hình ảnh, thay đổi kích thước hay cắt xén chúng, hoặc trình bày ảnh dưới dạng thư viện ảnh.
Đây không phải là lỗi gì cả. Bạn chỉ cần phải làm quen với cách mà WordPress xử lí hình ảnh [Sửa lỗi về hình ảnh thường gặp]
[Lên đầu trang]
14. Cách sửa lỗi “Are you sure you want to do this?”
Người dùng có thể bắt gặp lỗi này trong khu vực quản lý WordPress. Nguyên nhân phổ biến nhất của lỗi này là do một plugin hoặc theme thất bại trong việc sử dụng Nonce.
Nonce là những mật khẩu bảo mật đặc biệt, có thể được thêm vào sau URL khi thực hiện một hành động với quyền admin. Đôi lúc một theme hoặc plugin sẽ sử dụng Nonce sai cách làm cho lỗi trên xuất hiện. [Sửa lỗi “Are you sure you want to do this”]
[Lên đầu trang]
15. Cách sửa lỗi “Briefly Unavailable for Scheduled Maintenance”
Thỉnh thoảng, do quá trình cập nhật bị gián đoạn hoặc chưa hoàn thành, bạn sẽ thấy thông báo “Briefly Unavailable for Scheduled Maintenance”
Điều này là do trong quá trình cập nhật, trang sẽ tự động được đặt ở chế độ bảo trì. Một vài lý do nào đó làm cho quá trình này chưa kết thúc và trang web chưa có cơ hội thoát khỏi chế độ bảo trì. Lỗi này sẽ khóa toàn bộ trang web và chặn truy cập đối với cả người dùng lẫn admin. [Sửa lỗi “Briefly Unavailable for Scheduled Maintenance”]
[Lên đầu trang]
16. Cách sửa lỗi WordPress không gửi email
Biểu hiện thường gặp nhất của lỗi này là bạn không thể nhận được bất kì form liên hệ hay email thông báo nào từ trang WordPress của bạn.
Nguyên nhân của lỗi này thường là vì nhà cung cấp shared hosting giới hạn hoặc loại bỏ mô đun dùng cho việc gửi email để tránh việc server bị lợi dụng. [Sửa lỗi WordPress không gửi email]
[Lên đầu trang]
17. Cách sửa lỗi WordPress RSS
Hầu hết các lỗi RSS xảy ra do bất cẩn trong quá trình thiết lập. Bạn có thể gặp phải những lỗi như sau:
XML Parsing Error: XML or text declaration not at start of entity Location: http://example.com/feed Line Number 2, Column 1:
Phụ thuộc vào trình duyệt bạn đang sử dụng, tin nhắn báo lỗi RSS có thể khác nhau:
Warning: Cannot modify header information – headers already sent by (output started at /home/username/example.com/wp-content/themes/twentysixteen/functions.php:433) in /home/username/example.com/wp-includes/pluggable.php on line 1228
Đầu ra của WordPress RSS là XML – một Ngôn ngữ Đánh dấu siêu văn bản mở rộng chặt chẽ. Chỉ cần thiếu một dòng trống hoặc dư một tab có thể làm hỏng RSS của bạn. [Sửa lỗi WordPress RSS]
[Lên đầu trang]
18. Cách sửa lỗi “403 Forbidden error”
403 Forbidden error xảy ra khi server từ chối truy cập của bạn vào một trang nào đó. Đây là lý do tại sao lỗi này thường kèm theo một tin nhắn:
403 Forbidden – You don’t have permission to access ‘/’ on this server. Additionally, a 403 Forbidden error was encountered while trying to use an ErrorDocument to handle the request.
Có rất nhiều lý do gây ra lỗi này. File permission bị sai, plugin bảo mật kém chất lượng hoặc tùy chỉnh của máy chủ là những nguyên nhân thường gặp nhất.
[Lên đầu trang]
19. Cách sửa lỗi có quá nhiều yêu cầu điều hướng
Vấn đề này thường xảy ra khi thiết lập sai cài đặt điều hướng. Như bạn đã biết, WordPress có cấu trúc URL thân thiện với SEO sử dụng chức năng điều hướng. Ngoài ra, cũng có rất nhiều plugin phổ biến sử dụng chức năng điều hướng.
Do thiết lập chưa chính xác trên bất kì một công cụ chuyển hướng nào, trang web của bạn có thể sẽ điều hướng một người dùng đến một URL điều hướng về lại chính URL cũ. Trong trường hợp đó, trình duyệt của người dùng sẽ bị kẹt giữa vòng lặp điều hướng vô tận của hai URL. [Sửa lỗi quá nhiều điều hướng]
[Lên đầu trang]
20. Cách sửa lỗi “Upload: failed to write file to disk”
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sai folder permission.
Mỗi file hay folder trong trang web của bạn luôn có một bộ permission. Server trang web của bạn sẽ kiểm soát quyền truy cập dựa trên những permission này. Một folder permission sai có thể tước bỏ khả năng thêm file vào folder đó trên trang web của bạn. [Sửa lỗi “Upload: failed to write file to disk”]
[Lên đầu trang]
21. Cách sửa lỗi “This site ahead contains harmful programs”
Google sẽ đánh dấu trang với thông báo này nếu như họ tìm thấy bất cứ dòng code nào có dấu hiệu là malware hoặc trojan. Đôi khi, lý do cho việc này là trang web của bạn đã bị hack giờ đây được sử dụng để như là một phần của chương trình độc hại nào đó.
Một nguyên nhân khác cho lỗi này là đặt quảng cáo từ mạng lưới quảng cáo kém chất lượng. Những mạng lưới này có thể đăng quảng cáo chứa đường dẫn đến trang độc hại. [ Sửa lỗi “This site ahead contains harmful programs”]
[Lên đầu trang]
22. Cách sửa lỗi bài viết đăng sai lịch đặt sẵn
WordPress có một chức năng tuyệt vời giúp bạn sắp xếp lịch đăng bài vào 1 thời gian cụ thể. Nhiều blogger phụ thuộc vào chức năng này để quản lý lịch đăng bài của họ.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng WordPress sẽ đăng sai thời điểm vì một số lý do. Nếu như bạn gặp lỗi này nhiều hơn một vài lần thì hãy báo lại ngay cho chúng tôi. [Sửa lỗi bài đăng sai lịch đặt sẵn]
[Lên đầu trang]
23. Cách sửa lỗi “Fatal Error: Maximum Execution Time Exceeded”
WordPress được lập trình chủ yếu với ngôn ngữ PHP. Để tránh việc server bị lợi dụng, luôn có một mức giới hạn thời gian mà một chương trình PHP được phép chạy.
Một số nhà cung cấp hosting có thể đặt thời gian này ở mức cao hoặc thấp. Khi chương trình PHP đặt ngưỡng thời gian cho phép xử lí, lỗi này sẽ xuất hiện. [Sửa lỗi Fatal Error: Maximum Execution Time Exceeded]
[Lên đầu trang]
24. Cách sửa lỗi sai ảnh thumbnail Facebook
Có rất nhiều lý do khiến Facebook đoán sai ảnh thumbnail. Một trong những lý do phổ biến nhất là do có nhiều hình ảnh đặt trang tag og:image – nơi mà ảnh featured của bạn nhỏ hơn những ảnh còn lại.
Facebook sử dụng tag Open Graph (og). Một số plugin (như Yoast SEO) sẽ tự động thêm chúng vào trang web của bạn để tránh việc không có ảnh thumbnail. [Sửa lỗi sai ảnh thumbnail Facebook]
[Lên đầu trang]
25. Cách sửa lỗi liên tục bị đăng xuất
WordPress đặt một cookie trong trình duyệt của bạn để xác nhận quá trình đăng nhập. Cookie này được đặt cho URL WordPress chứa trong bộ phận cài đặt. Nếu như bạn đang truy cập từ một URL không trùng với URL trong cài đặt WordPress của bạn thì WordPress sẽ không thể xác nhận lượt đăng nhập của bạn. [Sửa lỗi liên tục bị đăng xuất]
[Lên đầu trang]
26. Cách sửa lỗi xáo trộn nội dung (Mixed content errors)
Lỗi nội dung bài bị xáo trộn xảy ra khi cài đặt HTTPs / SSL bị sai. Nó có thể có hoặc không ảnh hướng đến chức năng của trang web nhưng có thể ảnh hướng đến SEO trang web và trải nghiệm người dùng.
Trong một website mở chức năng SSL, các nguồn thông tin nên được tải lên sử dụng URL HTTPs. Trang của bạn có thể có nội dung với URL HTTPs, hoặc một plugin hoặc theme đang sử dụng một file với HTTP. Điều này gây ra lỗi xáo trộn nội dung vì những nguồn này không được tải lên sử dụng một giao thức an toàn.
Để sửa lỗi này, bạn cần phải tìm ra nguồn nào đang được tải lên sai cách. Và sau đó bạn nên sửa URL của nó. Bạn có thể sử dụng plugin hoặc bạn có thể thực hiện thủ công. [Sửa lỗi xáo trộn nội dung]
[Lên đầu trang]
27. Cách sửa lỗi nút thêm media không hoạt động
Nút Thêm media trong màn hình chỉnh sửa bài đăng sử dụng JavaScript để khởi chạy thư viện media và công cụ upload. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một đoạn code của plugin hoặc theme không tương thích với cốt lõi của WordPress và ngăn không cho JavaScript chạy.
Sự việc là WordPress kết hợp toàn bộ script trong khu vực quản lý để cải thiện chất lượng trang. Code thuộc plugin hoặc theme có thể ngưng hoạt động này. Điều này sẽ dẫn dến những code khác thuộc script sẽ ngưng hoạt động. [Sửa lỗi nút thêm media không hoạt động]
[Lên đầu trang]
28. Cách sửa lỗi “502 Bad Gateway”
“502 Bad gateway” là một lỗi khá rắc rối có thể xảy ra với trang web của bạn. Lỗi này thường xảy ra khi yêu cầu của một người dùng đến server mất quá lâu để xử lí, mà không hề báo thêm lỗi nào khác.
Sự chậm trễ này có thể chỉ là một lỗi tạm thời do lượng truy cập quá lớn. Hoặc có thể do một theme hoặc plugin được lập trình không tốt. Cuối cùng là trong thiết lập chung của server cũng có thể gây ra lỗi này. [Sửa lỗi 502 bad gateway]
[Lên đầu trang]
29. Cách sửa lỗi “503 Service Unavailable”
Lỗi “503 Service Unavailable” thường xảy ra khi một script PHP không phản hồi yêu cầu. Đây có thể là một theme, plugin hay một code snippet hoạt động không trơn tru.
Server quá tải cũng có thể dẫn đến lỗi này, một lỗi trong server, hoặc một cuộc tấn công brute force. Trong trường hợp đó, lỗi sẽ tự động biến mất chỉ sau vài phút. Nhưng nếu nó không biết mất, bạn phải tìm lỗi và sửa nó. [Sửa lỗi “503 Service Unavailable”]
30. Cách sửa lỗi “504 Gateway Timeout”
Lỗi 504 Gateway Timeout thường xảy ra khi một yêu cầu đến server của bạn được xử lý thông qua một proxy hoặc tường lửa nhưng thất bại trong việc kết nối với server upstream.
Bạn sẽ gặp lỗi này nhiều hơn nếu như bạn sử dụng một tường lửa WordPress như Sucuri hoặc Cloudflare. [Sửa lỗi 504 gateway timeout]
[Lên đầu trang]
31. Cách sửa lỗi “WordPress Failed to Open Stream”
Lỗi “Failed to open stream” xảy ra khi WordPress không thể tải được file trong code của trang web. Thỉnh thoảng, WordPress sẽ vẫn tiếp tục tải trang và chỉ đưa ra một vài tin nhắn cảnh báo, trong khi những lần khác một thông báo lỗi fatal error sẽ là thứ xuất hiện.
Tin nhắn báo lỗi có thể khác nhau, phụ thuộc vào nơi mà lỗi xảy ra ở trong code và nguyên nhân gây ra lỗi. Trong các trường hợp, “Failed to open stream” sẽ đi kèm theo nguyên nhân lỗi. Ví dụ như: quyền truy cập bị từ chối, không có file hay directory, quy trình thất bại, … [Sửa lỗi WordPress failed to open stream]
[Lên đầu trang]
32. Cách sửa lỗi “429 Too Many Requests”
Lỗi số 429 này là một phương pháp tránh lợi dụng tài nguyên server. Lỗi này xảy ra khi một bot, script hoặc người dùng đang gửi đi quá nhiều yêu cầu đến server.
Tuy nhiên nếu như không được tùy chỉnh hợp lý, lỗi có thể chặn các công cụ tìm kiếm và các API khác khỏi truy cập vào website của bạn. Để sửa lỗi này bạn cần phải tìm code, plugin hoặc dịch vụ hoạt động sai và tạo ra lỗi trên. [Sửa lỗi 429 too many requests]
[Lên đầu trang]
33. Cách sửa lỗi “413 Request Entity Too large”
Thông thường, đa số các công ty hosting WordPress có những tùy chỉnh riêng cho server của họ để người dùng có thể dễ dàng tải lên hình ảnh kích thước lớn hoặc những media khác. Tuy nhiên, đôi khi cài đặt này là chưa đủ cho người dùng tải lên theme lớn hoặc file plugin.
Lỗi này cũng ngăn không cho bạn tải lên file có kích cỡ lớn lên thư viện media. Trong trường hợp đó, bạn sẽ nhận được một thông báo khác, bảo rằng: kích thước file đã vượt quá mức cho phép tối đa. [Sửa lỗi “414 request entity too large”]
[Lên đầu trang]
34. Cách tắt thông báo lỗi PHP trong WordPress
Trang WordPress của bạn đôi khi sẽ thông báo lỗi ngay trong khu vực quản lý hay thậm chí là ngay trên trang web. Những lỗi này không khiến WordPress ngưng hoạt động của trang web. Chúng khá hữu ích trong việc sửa nhanh lỗi. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trông thiếu chuyên nghiệp nếu như những lỗi này hiện ngay trang trước.
WordPress cũng có những mẹo tùy chỉnh đơn giản để kiểm soát những lỗi PHP và cách chúng hiển thị hoặc được đăng nhập vào trang web của bạn. Bạn chỉ cần tắt chúng đi. Những lỗi PHP đó sẽ không xuất hiện trên trang web của bạn nữa. [Tắt thông báo lỗi PHP trong WordPress]
[Lên đầu trang]
35. Cách sửa lỗi kết nối không an toàn
WordPress sở hữu một hệ thống quản lý cập nhật liên tục kiểm tra các cập nhật hiện có trên trang WordPress.orf. Trang web của bạn có thể kết nối thất bại với trang WordPress.org và do tùy chỉnh sai cách server hosting của bạn sẽ dẫn đến lỗi khi thiết lập kết nối an toàn.
Cập nhật đóng vai trò quan trọng trong bảo mật WordPress và chất lượng trang. Đó là lý do tại sao sửa lỗi này sẽ giúp trang web của bạn tiếp tục cập nhật.
[Lên đầu trang]
36. Cách sửa lỗi folder đích đã tồn tại trong WordPress
Lỗi này xảy ra trong quá trình cài đặt một plugin hoặc theme. WordPress sẽ giải nén file zip của plugin hay theme thành một folder đặt tên theo chính tên file.
Nếu như một folder cùng tên đã tồn tại trước đó, WordPress sẽ hủy việc cài đặt và thông báo lỗi sau:
Destination folder already exists. /home/user/example.com/wp-content/plugins/wpforms/
Plugin install failed.
Để sửa lỗi này bạn đơn giản chỉ cần xóa folder đã tồn tại đó và tiếp tục cài đặt. [Sửa lỗi folder đích đã tồn tại]
[Lên đầu trang]
37. Cách sửa lỗi “Another Update in Process”
Lỗi này thường xảy ra trong quá trình cập nhật cốt lõi của WordPress. Nếu một người dùng cố tình cập nhật thêm một thứ gì đó trong khi một cập nhật khác đang được thực hiện, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi này.
WordPress tự động đặt một tùy chọn khóa cập nhật trong cơ sở dữ liệu. Tùy chỉnh này giúp tránh việc nhiều cập nhật được chạy cùng một lần. Nó cũng tự động biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu nó hoặc bạn không muốn chờ đợi, bạn có thể tự mình chỉnh lại nó. [Sửa lỗi “Another Update in Process”]
[Lên đầu trang]
38. Cách sửa lỗi mã reset mật khẩu trong WordPress
Lỗi này làm cho trang đăng nhập của bạn liên tục làm mới và không cho bạn sử dụng mã reset mật khẩu. Trong khi trang web của bạn hoạt động bình thường, bạn không thể đăng nhập và làm việc với website của bạn.
Nguyên nhân của lỗi này là do thiếu chỗ trống trong ổ cứng của tài khoản hosting WordPress. Vì không còn chỗ trong ổ cứng, WordPress không thể lưu thêm bất cứ gì vào cơ sở dữ liệu. Cách đơn giản nhất là xóa một vài file không cần thiết khỏi website của bạn. [Sửa lỗi mã reset mật khẩu trong WordPress]
[Lên đầu trang]
39. Cách sửa lỗi “Missing a Temporary Folder”
Khi mà WordPress không thể truy cập vào folder PHP sử dụng để lưu trữ file tạm thời. Lỗi này sẽ làm gián đoạn việc thêm media, plugin hay cài đặt theme.
Để sửa lỗi này, bạn phải tạo một folder để sử dụng tạm thời hoặc liên hệ nhà cung cấp hosting WordPress của bạn để sửa lỗi. [Sửa lỗi Missing a Temporary Folder]
[Lên đầu trang]
40. Cách sửa lỗi file Pluggable.php trong WordPress
File pluggable.php chứa một số chức năng cốt lỗi của WordPress mà người dùng và nhà phát triển có thể override trên code của chính họ. Tuy nhiên, nếu một plugin WordPress hoặc một snippet code thất bại trong việc thực hiện một trong số các chức năng trên thì bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi như sau:
Warning: Cannot modify header information – headers already sent by (output started at /home/username/demosite/wp-content/themes/mytheme/functions.php:1035) in /home/username/demosite/wp-includes/pluggable.php on line 1179
Đôi khi, bạn có thể tiếp tục làm việc trên trang web của bạn mặc dù có lỗi. Đôi khi lỗi này là fatal và làm cho trang của bạn không thể được truy cập. [Sửa lỗi file pluggable.php trong WordPress]
[Lên đầu trang]
41. Cách sửa những lỗi SSL thường gặp
Những trang có bật SSL / HTTPS sử dụng một chứng chỉ SSL riêng vì lý do nhận biết. Nếu một server như trên HTTPS và chứng chỉ của nó không phù hợp thì đa số các trình duyệt sẽ cảnh báo người dùng khi kết nối đến trang web đó.
Cách đơn giản nhất để sửa lỗi này là liên hệ nhà cung cấp hosting WordPress của bạn để cài đặt chứng chỉ SSL và tránh những sai sót. Để biết thêm chi tiết hoặc tìm thêm những lỗi liên quan đến SSL khác, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách sửa các lỗi SSL thường gặp trong WordPress.
[Lên đầu trang]
42. Cách sửa lỗi của File and Folder Permissions
WordPress cần những file and folder permissions cụ thể để hoạt động trơn tru. Phần lớn các công ty hosting WordPress đã sắp xếp rồi nhưng những permission này có thể vô tình bị thay đổi do nhẫm lẫn trong tùy chỉnh.
Bạn có thể chọn những permission này thủ công bằng cách sử dụng client FTP. Đơn giản là chỉ cần chọn những file và folder rồi đặt permission cho những file và folder đó.
Bạn sẽ cần phải đặt những folder permission sang 755 và file permission thành 655. Để biết thêm chi tiết, hãy ghé qua bài đăng này của chúng tôi về hướng dẫn cách sửa lỗi file và folder permissions trong WordPress.
[Lên đầu trang]
43. Cách sửa lỗi HTTP image upload
Bạn đang gặp phải lỗi HTTp khi đang cố tải lên hình ảnh hay media cho trang WordPress của mình? Có rất nhiều thứ dẫn đến một lỗi HTTP khi bạn đang tải file lên sử dụng media uploader.
Trong đa số các trường hợp thì lỗi này chỉ là tức thời và có thể sửa chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, có những lúc lỗi này trở nên thường gặp hơn và cần điều tra kĩ lưỡng.
Đây là hướng dẫn theo bước của chúng tôi để sửa lỗi HTTP image upload
[Lên đầu trang]
44. Cách sửa lỗi “Your connection is not private”
“Your connection is not private” xảy ra trên một trang web sử dụng giao thức SSL/HTTPs khi trình duyệt của bạn không thể xác minh chứng chỉ SSL đưa ra bởi trang web.
Những trình duyệt phổ biến sẽ hiển thị thông báo lỗi thay vì trang web của bạn. Điều này dẫn đến sự tụt giảm đột ngột về lượng truy cập cho trang web của bạn, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.
Vấn đề nằm ở chỗ phát hiện ra nguyên nhân gây ra lỗi. Chúng tôi đã chuẩn bị một hướng dẫn từng bước để bạn có thể dễ dàng sửa lỗi “Your connection is not private” trên website của bạn.
[Lên đầu trang]
45. Cách sửa lỗi “The Link You Followed Has Expired”
Lỗi này thường xảy ra khi bạn đang cố gắng upload một theme hay plugin WordPress lên website của bạn từ khu vực quản lý.
Các công ty hosting WordPress đặt một giới hạn cho kích thước file mà bạn có thể upload và thời lượng mà một script có thể chạy trên trang của bạn. Nếu như file bạn đang upload quá lớn và tốn quá nhiều thời gian để tải thì bạn sẽ nhận được tin nhắn “Link you followed has expired”.
Tùy vào nguyên nhân của lỗi, bạn sẽ cần phải tăng giới hạn bộ nhớ và kích thước file được upload của WordPress. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy đọc bài viết của chúng tôi về cách sửa lỗi “Link you followed has expired” trong WordPress.
[Lên đầu trang]
46. Lỗi trang WordPress không cập nhật ngay lập tức
Trang web không hiển thị những thay đổi mà bạn mới thực hiện gần đây? Lý do phổ biến nhất cho vấn đề này là cache.
Cơ bản thì trình duyệt của bạn hoặc plugin caching WordPress tạm thời lưu lại một bản sao của trang mà bạn đã truy cập. Điều này cho phép nhanh chóng tải trang mà không cần phải yêu cầu một trang mới từ server của bạn.
Nếu như trang web của bạn không cập nhật ngay lập tức, phần lớn là do bạn đang xem trang đã được lưu vào cache. Chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn chi tiết cách xóa cache WordPress từ các trình duyệt và plugin caching phổ biến.
[Lên đầu trang]
47. Cách sửa lỗi “Failed To Load Resource”
WordPress bao gồm nhiều file khi tải bất cứ trang nào từ website của bạn. Sự thật là mỗi trang đều gồm nhiều hình ảnh, script, stylesheet,… Những file này được tải bằng trình duyệt của người dùng.
Tuy nhiên, nếu như những file này không được tìm thấy bạn sẽ nhận được lỗi “Failed to resource” trong công cụ quan sát của trình duyệt.
Phương pháp đơn giản nhất là bảo đảm rằng file đó thực sự tồn tại trong website của bạn. Nếu như cách đó không hoạt động, bạn nên kiểm tra URL WordPress để chắc chắn rằng nó chính xác.
Những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi sẽ được dẫn tại đây. [Sửa lỗi “Failed to resource”]
[Lên đầu trang]
48. Cách sửa lỗi “Missing a Temporary Folder”
WordPress tạm thời lưu trữ file trong một folder tạm thời để khi bạn thêm media, nâng cấp plugin và theme. Nếu như không thể tạo hay ghi vào folder tạm thời, những gì bạn tải lên sẽ thất bại với thông báo lỗi ‘Missing a temporary folder’.
Để sửa lỗi này, bạn cần phải thêm dòng code sau vào file wp-config.php:
1
|
define( 'WP_TEMP_DIR' , dirname( __FILE__ ) . '/wp-content/temp/' ); |
Sau đó, bạn cần phải kết nối đến website của bạn sử dụng client FTP và tạo một folder mới với tên ‘temp’ trong folder wp-content.
Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách sửa lỗi ‘Missing a temporary folder’.
[Lên đầu trang]
49. Cách sửa lỗi “Googlebot cannot access CSS and JS files”
Bạn đang nhìn thấy một thông báo lỗi trên Google search console ghi “Googlebot cannot access resources”? Để có thể đọc được một trang, Googlebot cần phải xem qua nó với sự trợ giúp của file CSS và JavaScript.
Tuy nhiên, nếu Google không thể tải những file này thì lỗi sẽ xảy ra trong báo cáo tổng quan của Google Search Console.
Nguyên nhân thường gặp của lỗi này là người dùng vô tình chặn những nguồn này sử dụng file .htaccess hoặc robots.txt. Kiểm tra 2 file này trong thư mục gốc của trang web để bảo đảm rằng bạn không chặn nguồn tĩnh nào.
Để có hướng dẫn chi tiết hơn, bạn nên xem qua bài viết của chúng tôi về Cách sửa lỗi “Googlebot cannot access CSS and JS files”.
[Lên đầu trang]
50. Tự mình kiểm tra những lỗi WordPress
Chúng tôi đã đề cập đến một số những lỗi WordPress thường gặp trong bài viết này. Tuy nhiên, bất cứ một plugin hay theme nào trong hàng ngàn các plugin và theme mà bạn có thể sử dụng trên website của mình đều có thể gây ra lỗi.
Mọi thứ có thể trở nên khó khăn cho người mới để tìm nguyên nhân và vá lỗi.
Chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn hoàn chỉnh về việc kiểm tra lỗi WordPress cho người mới. Nó sẽ giúp bạn học cách chẩn đoán các vấn đề WordPress và sửa chúng một cách chuyên nghiệp.
[Lên đầu trang]
Đó là tất cả những gì chúng tôi cần trình bày, mong rằng hướng dẫn này sẽ giúp bạn tìm và sửa những lỗi WordPress mà bạn bắt gặp.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn WordPress. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook.