Có phải bạn đang tìm kiếm một nền tảng Thương mại điện tử miễn phí tốt nhất để xây dựng website của mình?
Thuở sơ khai, các nền tảng thương mại điện tử có giá khá đắt, tới hàng ngàn USD, trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp nhỏ. May mắn thay, hiện tại một số nền tảng phổ biến đã cung cấp gói miễn phí hoặc chi phí nhỏ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh các nền tảng Thương mại điện tử miễn phí tốt nhất và phổ biến nhất. Chúng tôi sẽ phân tích ưu và nhược điểm chi tiết cho từng loại, từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Cách chọn nền tảng thương mại điện tử miễn phí tốt nhất
Thành thật mà nói, không có thứ gì là miễn phí 100%, các nền tảng Thương mại điện tử cũng vậy.
Ngay cả khi bản thân chúng miễn phí, bạn vẫn sẽ phải trả phí miền, web hosting, phí xử lý thanh toán và các chi phí khác.
Chúng tôi đã biên tập một hướng dẫn chi tiết về các loại chi phí thực tế trong quá trình xây dựng các website Thương mại điện tử .
Như đã nói, mục tiêu của bạn là nên tìm một nền tảng Thương mại điện tử giúp bạn bắt đầu với chi phí thấp nhất hoặc miễn phí mà không quá giới hạn về tính năng.
Bạn cũng cần tìm nền tảng dễ sử dụng, đầy đủ các tính năng, với khả năng chấp nhận thanh toán bằng các phương thức thanh toán phổ biến.
Các nền tảng Thương mại điện tử miễn phí tốt nhất
1. WooCommerce
WooCommerce là nền tảng Thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới. WooCommerce còn là một phần mềm hoàn toàn miễn phí mà bạn có thể chạy trên bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ web hosting nào.
Vì WooCommerce không cung cấp dịch vụ hosting cho bạn, bạn sẽ phải mua dịch vụ web hosting và tên miền riêng để đảm bảo người dùng trên toàn thế giới có thể truy cập website của mình.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam.
Ưu điểm
- WooCommerce có giao diện trực quan, dễ làm quen. Bạn có thể tạo một cửa hàng trực tuyến nhanh chóng ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu.
- Bạn sẽ tự mình host website, điều này cho phép bạn toàn quyền kiểm soát. Mặc dù bạn sẽ cần phải trả tiền WooCommerce hosting , nhưng đây không phải chi phí quá lớn.
- Có nhiều theme cho WooCommerce mang đến cho bạn cơ hội tạo một cửa hàng phản ánh chân thực hình ảnh thương hiệu của mình.
- Hệ sinh thái hàng nghìn plugin WooCommerce giúp bạn tích hợp thêm các tính năng mới và phát triển doanh nghiệp của mình.
- Bạn có thể bán bất cứ thứ gì với WooCommerce cho dù là sản phẩm vật lý, sản phẩm số, gói thành viên membership, dropshipping hay sản phẩm tiếp thị liên kết.
- WooCommerce hoàn toàn không tính phí giao dịch. Bạn sẽ chỉ phải thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như PayPal hoặc Stripe hoặc ngân hàng.
Nhược điểm
- Nếu bạn là người chưa biết gì, sẽ khó thiết lập WooCommerce hơn một chút so với một số giải pháp khác. Ví dụ: bạn cần mua máy chủ và tên miền .
- Bạn sẽ chịu trách nhiệm duy trì cửa hàng trực tuyến của mình trong quá trình phát triển nó, nghĩa là bạn phải tự mình nâng cấp web hosting hoặc cài đặt thêm plugin bảo mật khi cần.
Để giúp người mới bắt đầu, chúng tôi đã có bài hướng dẫn WooCommerce chi tiết giúp bạn xây dựng website Thương mại điện tử với WooCommerce.
2. Website Builder của Constant Contact
Trình xây dựng website (Website Builder) của Constant Contact có một gói miễn phí cho phép bạn tạo một cửa hàng trực tuyến mà không tốn bất kỳ khoản chi phí nào. Constant Contact sẽ lo việc hosting và thậm chí cung cấp cho bạn subdomain miễn phí.
Bạn sẽ chỉ có thể có tối đa 3 sản phẩm trong cửa hàng của mình, nhưng nếu bạn mới đang làm quen thì số lượng này là đủ để khám phá nền tảng của họ. Nếu muốn thêm nhiều sản phẩm hơn, bạn phải nâng cấp lên gói trả phí.
Điều đáng chú ý là Constant Contact tính phí giao dịch 3% nếu bạn đang sử dụng gói Miễn phí hoặc Gói Starter.
Ưu điểm
- Bạn có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến miễn phí với trình tạo website của Constant Contact. Bạn cũng có thể sử dụng subdomain miễn phí của họ, dạng storename.constantcontactsites.com .
- Bạn có thể bán cả sản phẩm vật lý và sản phẩm số thông qua cửa hàng của mình. Bạn cũng có thể sử dụng Constant Contact để theo dõi hàng kho vận.
- Constant Contact có đội hỗ trợ qua email và trò chuyện trực tiếp 24/7, ngay cả với gói miễn phí.
- Bạn có thể tích hợp thêm blog vào website với gói miễn phí, mặc dù blog này khá thô sơ vaf không có nhiều tính năng nâng cao như WordPress.
Nhược điểm
- Bạn không thể sử dụng tên miền của riêng mình với gói miễn phí. Thay vào đó, bạn sẽ cần sử dụng tên miền của Constant Contact.
- Constant Contact sẽ hiển thị quảng cáo của họ trên website của bạn nếu sử dụng gói miễn phí.
Bạn có thể sử dụng cửa hàng trực tuyến Constant Contact cùng với trang WordPress có sẵn của mình và dễ dàng trỏ sang cửa hàng từ menu của WordPress. Đây là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp nhỏ muốn bán một số sản phẩm mà không muốn mất công quản lý một nền tảng Thương mại điện tử lớn như WooCommerce.
3. BuyNow Plus
BuyNow Plus không phải là một nền tảng Thương mại điện tử đầy đủ. Thay vào đó, nó cho phép bạn tạo các nút “Buy Now” để đặt lên website.
Bạn sẽ cần tạo một tài khoản Stripe (miễn phí) để sử dụng BuyNow Plus.
Ưu điểm
- Phí giao dịch khá thấp chỉ 2% cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Stripe còn tính phí giao dịch của riêng họ.
- Bạn có thể sử dụng BuyNow Plus để xử lý các khoản thanh toán định kỳ (subscription) trên thẻ tín dụng mà khách hàng của bạn không cần tạo tài khoản. Nếu bạn đang bán các gói membership cho các mặt hàng vật lý, thì đây là một tính năng thực sự tiện dụng.
- Bạn có thể đặt các nút “Buy Now” trên mạng xã hội cũng như trên website của mình hoặc thậm chí bạn có thể sử dụng chúng trong email.
- Không có giới hạn về số lượng sản phẩm khác nhau mà bạn có thể bán qua BuyNow Plus.
Nhược điểm
- BuyNow Plus không có nhiều tính năng nâng cao như theo dõi kho vận hay tạo website.
- Bạn có thể làm điều tương tự BuyNow Plus bằng cách sử dụng Stripe trực tiếp trên website của mình. Cách này có lợi thế là bạn sẽ không cần phải trả phí giao dịch của BuyNow Plus, tuy nhiên bạn cần có chứng chỉ SSL của riêng mình (sử dụng được chứng chỉ SSL miễn phí).
4. BigCommerce
BigCommerce là một nền tảng Thương mại điện tử dạng fully-hosted (tất cả trong một). Ngoài ra họ còn có sẵn một plugin WordPress, nếu bạn có một website đang vận hành mà muốn tích hợp thêm BigCommerce.
Mặc dù họ không có gói miễn phí, nhưng bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí để học cách thiết lập cửa hàng của mình mà không phải trả tiền trước.
Ưu điểm
- Bạn không cần phải nhập thông tin thẻ tín dụng nào để đăng ký dùng thử miễn phí.
- BigCommerce rất dễ dùng, bạn chỉ cần đăng ký, nhập thông tin về cửa hàng và thêm sản phẩm là đã có thể bán hàng.
- Bạn có thể sử dụng subdomain miễn phí dạng mystore.mybigcommerce.com nếu không muốn mua tên miền riêng.
- BigCommerce hỗ trợ nhiều nền tảng thanh toán như PayPal (được cung cấp bởi Braintree), Stripe, Authorize.net,….
- Hệ sinh thái ứng dụng của bên thứ ba phong phú, hỗ trợ mở rộng BigCommerce khi cần.
Nhược điểm
- Bản dùng thử miễn phí chỉ giới hạn trong 15 ngày. Sau đó, bạn sẽ cần phải trả 29,95 USD/ tháng hoặc hơn để duy trì hoạt động của cửa hàng.
- BigCommerce là một nền tảng tất cả trong một, có nghĩa là bạn bị hạn chế sử dụng các addon và theme của họ. Bạn sẽ không có nhiều lựa chọn với các giải pháp Thương mại điện tử khác.
Tham khảo thêm bài so sánh của chúng tôi về WooCommerce và BigCommerce để biết thêm chi tiết.
5. Shopify
Shopify là một nền tảng Thương mại điện tử fully-hosted khác. Shopify cũng có bản dùng thử miễn phí 14 ngày và giống như BigCommerce, bản dùng thử này không yêu cầu thông tin thẻ tín dụng.
Ưu điểm
- Làm quen với Shopify thực sự dễ dàng. Trình website builder của họ có giao diện kéo và thả trực quan, ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể tạo ra một cửa hàng trực tuyến với giao diện tuyệt đẹp.
- Nếu bạn muốn có thêm các tính năng bổ sung, có một cửa hàng ứng dụng bổ trợ với rất nhiều add-on.
- Shopify có đội ngũ hỗ trợ 24/7 qua live chat, điện thoại, email và Twitter.
- Shopify Payments (cổng thanh toán tích hợp của Shopify) tính phí 2,9% cộng với 30 cent cho mỗi giao dịch. Mức phí này chỉ tương đương Stripe hoặc các cổng thanh toán khác, phù hợp với người mới bắt đầu.
Nhược điểm
- Nếu bạn sử dụng các cổng thanh toán khác như PayPal hoặc Stripe, Shopify sẽ tính phí giao dịch 2%. Đây là khoản phí mà cổng thanh toán của bên thứ ba tính chứ không phải Shopify.
- Bản dùng thử miễn phí chỉ giới hạn trong 14 ngày. Sau đó, bạn sẽ cần chuyển sang gói trả phí. Rẻ nhất là 29 USD/ tháng.
Để biết thêm chi tiết, hãy xem so sánh của chúng tôi về Shopify và WooCommerce .
6. Weebly
Weebly không quá nổi tiếng như một số nền tảng Thương mại điện tử khác như Shopify và WooCommerce, nhưng họ cũng cung cấp bản dùng thử miễn phí để bạn có thể thử nghiệm nền tảng của họ.
Ưu điểm
- Bạn có thể bán cả loại sản phẩm vật lý hoặc sản phẩm điện tử trong cửa hàng của mình.
- Giao diện kéo và thả rất dễ sử dụng để xây dựng website và quản lý các mặt hàng.
- Hộ theme có sẵn với khoảng 100 theme khác nhau, phù hợp mọi nhu cầu.
- Tích hợp tính năng quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, thuế.
- Gói miễn phí cho bạn sử dụng live chat, diễn đàn, email và thậm chí được hỗ trợ qua điện thoại.
- Nếu bạn muốn nâng cấp lên gói trả phí, những gói này có giá cả phải chăng ngay cả đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Gói bắt đầu thương mại điện tử bắt đầu với 12 USD mỗi tháng được trả theo năm.
Nhược điểm
- Weebly tính phí giao dịch 3% cộng thêm phí giao dịch của cổng thanh toán bạn sử dụng.
- Nếu bạn đang sử dụng các gói miễn phí hoặc Personal ($ 9 / tháng), Weebly sẽ hiển thị quảng cáo từ Square, công ty mẹ của Weebly.
- Ngay cả với gói Starter trả phí, bạn cũng bị giới hạn chỉ bán được 25 sản phẩm cùng một lúc.
7. Big Cartel
Big Cartel là một nền tảng Thương mại điện tử fully-hosted được thiết kế đặc biệt cho các nghệ sĩ và nhà quảng cáo. Nếu bạn muốn có một cửa hàng bán đồ handmade hoặc tương tự, đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Ưu điểm
- Gói miễn phí không thu bất kỳ loại phí giao dịch nào. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải trả phí cho Stripe hoặc PayPal (đây là những cổng thanh toán duy nhất mà Big Cartel hỗ trợ).
- URL cho cửa hàng miễn phí của bạn có thể tùy chọn. Nó phải ở định dạng name.bigcartel.com , nhưng bạn có thể chọn bất cứ thứ gì bạn muốn thay cho name. Nhiều nền tảng khác chỉ cho phép cho bạn sử dụng một URL cụ thể dựa trên tên người dùng hoặc tên cửa hàng và bạn không thể thay đổi sau này.
- Bạn có thể thêm tối đa 5 sản phẩm khi sử dụng gói miễn phí, rộng rãi hơn các gói miễn phí của nhà cung cấp khác.
- Việc thiết lập cửa hàng của bạn khá nhanh chóng và dễ dàng với hướng dẫn chi tiết từ giao diện của Big Cartel.
Nhược điểm
- Nếu bạn muốn chỉnh sửa website theo ý muốn, bạn cần biết sử dụng HTML. Đây là một lý do khiến Big Cartel mất điểm với người dùng mới, nhất là khi đặt lên so sánh với các nền tảng Thương mại điện tử khác.
- Các tính năng của gói miễn phí khá hạn chế. Bạn cần nâng cấp lên gói trả phí nếu muốn sử dụng phần theo dõi hàng tồn kho hoặc tạo và quản lý mã giảm giá.
Chọn nền tảng thương mại điện tử miễn phí tốt nhất
Vậy đâu là nền tảng Thương mại điện tử miễn phí tốt nhất cho bạn? Điều đó phụ thuộc vào những gì bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn muốn bắt đầu với chi phí rẻ nhất đồng thời được toàn quyền tự do phát triển doanh nghiệp của mình, WooCommerce là lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn muốn sử dụng một nền tảng Thương mại điện tử hoàn toàn miễn phí, website builder của Constant Contact sẽ là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, Constant Contact bị hạn chế về tính năng và tính linh hoạt của nó không thể so sánh được với các nền tảng khác.
Nếu bạn muốn thử xây dựng một cửa hàng trực tuyến miễn phí, nhưng vẫn sẵn lòng trả tiền nếu nó phù hợp với doanh nghiệp của mình, BigCommerce và Shopify là những lựa chọn sáng giá.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các nền tảng Thương mại điện tử miễn phí. Bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách của chúng tôi về các dịch vụ tiếp thị qua email tốt nhất và phần mềm trò chuyện trực tiếp tốt nhất cho website Thương mại điện tử, những thứ có thể hỗ trợ bạn tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể.
Nếu thích bài viết này, hãy theo dõi YouTube Channel để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.