Bạn đang muốn bán các sản phẩm điện tử trên mạng? Có lẽ bạn đang muốn tạo một cuốn ebook mang tên mình, hoặc một khóa học trực tuyến nào đó. Bất kể dự định của bạn là gì, bạn sẽ cần một nền tảng nào đó để phân phối chúng tới khách hàng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ danh sách những nền tảng tốt nhất để bán các sản phẩm điện tử trên internet kèm với ưu và nhược điểm của chúng để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Tại sao bạn cần một nền tảng để bán các sản phẩm điện tử
Nếu bạn chỉ bán một vài sản phẩm, giải pháp đơn giản cho bạn là tạo một contact form kèm với nút thanh toán qua thẻ tín dụng với PayPal hoặc Stripe.
Tuy nhiên nếu số lượng sản phẩm của bạn tương đối lớn, bạn sẽ cần một cách quản lý hiệu quả hơn, lý tưởng nhất là một nền tảng phân phối các sản phẩm này một cách chuyên nghiệp.
Những nền tảng được thiết kế chuyên nghiệp cung cấp cho bạn tất cả các tính năng cần thiết cho một shop online, bao gồm :
- Công cụ quản lý thanh toán tiện dụng, hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.
- Công cụ quản lý download cho từng khách hàng
- Mỗi khách hàng có một khu vực quản lý tài nguyên riêng biệt
- Bạn có thể bán các gói sản phẩm theo kiểu subscription.
- Bạn có thể cung cấp các bài giảng, khóa học,… từ xa
- Có các công cụ hỗ trợ hiển thị và quảng cáo cho các sản phẩm trên website của bạn.
Chúng ta hãy cùng xem qua một số nền tảng hỗ trợ bán các sản phẩm điện tử.
Giới thiệuc các nền tảng hỗ trợ bán sản phẩm điện tử tốt nhất
1. MemberPress
MemberPress là plugin membership tốt nhất cho WordPress. Nó cho phép bạn bán các gói sản phẩm subscription và dễ dàng quản lý quyền truy cập cho từng khu vực trên website của bạn.
Bạn có thể tự tạo subscription cho các sản phẩm số của mình. Nhờ vậy, các khách hàng có thể truy cập chúng từ tài khoản của họ sau khi mua gói membership.
Ưu điểm
MemberPress tích hợp với các cổng thanh toán chính như PayPal, Stripe và Authorize.net đồng thời cũng hỗ trợ các dịch vụ tiếp thị qua email như Constant Contact , ConvertKit,…
Bạn có thể sử dụng MemberPress để tạo nhiều trang hoặc phần “member only” ( chỉ dành cho thành viên VIP) trên website của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp các nội dung trả phí dưới dạng các bài viết, page, file có thể truy cập qua một trang “member only” như thế.
MemberPress không giới hạn số lượng cấp độ thành viên, bạn có thể định nghĩa bao nhiêu cấp tùy thích.
Hầu hết mọi người nhận xét MemberPress khá dễ sử dụng. Nếu bạn gặp vấn đề gì, chỉ cần tham khảo hướng dẫn tạo website membership bằng WordPress của chúng tôi.
MemberPress cho phép thanh toán một lần hoặc thành viên định kỳ. Bạn thậm chí có thể thiết lập để khách hàng có thể dùng thử miễn phí, tạo mã giảm giá hoặc phát hành các nội dung dạng drip content để tăng tỉ lệ chuyển đổi.
MemberPress có thể được sử dụng với bất kỳ theme WordPress nào. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các theme được thiết kế riêng cho website membership. MemberPress cũng có thể hoạt động song hành và tích hợp vào các plugin WordPress khác.
Nhược điểm
MemberPress hướng đến việc bán các gói subscription và membership, có thể sẽ không phù hợp với mô hình kinh doanh của một số đơn vị chỉ muốn bán các sản phẩm chỉ cần download một lần.
MemberPress cực kỳ mạnh mẽ và linh hoạt. Bạn có thể cần đọc hướng dẫn bban đầu của họ để tự làm quen với tất cả các tính năng.
Giá cả
MemberPress có giá 149 USD cho gói cơ bản, phù hợp cho hầu hết người dùng mới bắt đầu làm quen. ạn cũng có thể nâng lên gói Plus hoặc Pro để có thể sử dụng các tính năng mạnh mẽ hơn.
2. WooCommerce
WooCommerce là nền tảng Thương mại điện tử tốt nhất trên thế giới đồng thời là một plugin WordPress miễn phí. Bạn có thể sử dụng nó để bán cả sản phẩm vật lý và sản phẩm điện tử.
Ưu điểm
- Bản thân WooCommerce miễn phí, nhưng bạn sẽ cần một trang web WordPress. Do đó, bạn cần thêm tên miền và web hosting.
- Bạn có thể sử dụng nó để bán cả các loại hàng hóa vật chất cũng như các sản phẩm phi vật chất như sản phẩm điện tử.
- Có rất nhiều plugin và tiện ích mở rộng cho , rất nhiều trong số đó là miễn phí hoặc có phiên bản miễn phí.
- Có rất nhiều template đẹp cho WooCommerce sẽ làm cho cửa hàng của bạn trông chuyên nghiệp hơn, đồng thời tăng doanh thu.
- WooCommerce có hàng chục cổng thanh toán được tích hợp sẵn dưới dạng các addon, đủ để tất cả các dịch vụ thanh toán phổ biến.
Nhược điểm
- WooCommerce đôi khi có vẻ hơi khó dùng với người mới vì có quá nhiều lựa chọn.
- Các plugin hoặc công cụ trả phí có thể làm tăng chi phí cho của bạn . Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng kiểm soát chi phí này bằng cách sử dụng các addon thay thế miễn phí bất cứ khi nào có thể.
Giá cả
Mặc dù bản thân WooCommerce miễn phí, bạn có thể sẽ muốn trả tiền để được sử dụng thêm nhiều chức năng bổ sung vô cùng mạnh mẽ như các plugin cao cấp hoặc premium theme cho WooCommerce.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam.
3. LearnDash
LearnDash là plugin LMS (Hệ thống quản lý học tập) tốt nhất cho plugin WordPress, cho phép bạn dễ dàng bán các khóa học trực tuyến trên trang web của mình.
Ưu điểm
- LearnDash hỗ trợ nhiều loại cơ cấu giá như one time sales, subscription, membership, bundle,…
- Tài liệu trợ giúp phong phú, bao gồm hướng dẫn bằng video, diễn đàn và tài liệu chính thức, nhóm hỗ trợ trực tiếp.
- Nếu bạn đang cung cấp các khóa học trực tuyến, bạn sẽ thấy nhiều tính năng vô cùng hữu ích, bên cạnh đó là hệ thống chứng chỉ và huy hiệu mà bạn có thể sử dụng làm ưu đãi cho học sinh của mình.
- Bạn có thể tạo diễn đàn dành riêng cho các khóa học của bạn, để sinh viên có thể tương tác với nhau.
- Được đảm bảo hoàn lại tiền trong 30 ngày nếu thấy rằng LearnDash không phải là lựa chọn phù hợp với bạn.
Nhược điểm
- Bạn chỉ có thể liên hệ với nhóm hỗ trợ bằng cách gửi ticket. Không có tùy chọn trò chuyện trực tiếp live chat hoặc điện thoại.
- Không có phiên bản miễn phí hoặc dùng thử.
Giá cả
Gói Cơ bản có giá 199 USD. Nếu bạn muốn sử dụng LearnDash trên nhiều trang web, gói Plus cho phép bạn cài đặt trên tối đa 10 trang web. Giá đầy đủ là 229 USD, mặc dù nó thường được bán với giá 189 USD.
Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tạo và bán các khóa học trực tuyến với LearnDash.
Thông thường người dùng sử dụng LearnDash kết hợp với MemberPress để sử dụng được nhiều tính năng.
4. Easy Digital Downloads
Công việc Easy Digital Downloads thực hiện chính xác như ý nghĩa cái tên của nó. EDD cho phép bạn bán các file có thể tải xuống từ website của mình. Đây là một plugin WordPress. Do đó, bạn sẽ cần một domain và web hosting để có thể sử dụng nó.
Ưu điểm
- Bạn có thể sử dụng Easy Digital Downloads miễn phí, giống như với WooCommerce. Nếu bạn muốn thêm các tính năng bổ sung, đã có rất nhiều tiện ích mở rộng miễn phí và trả phí.
- Easy Digital Downloads được thiết kế đặc biệt hỗ trợ bán các sản phẩm điện tử. Nếu bạn không có ý định bán các sản phẩm vật lý, thì đây có thể là lựa chọn phù hợp với bạn.
- Bạn có thể yêu câu hỗ trợ từ diễn đàn, video và hướng dẫn. Nếu bạn là người dùng trả phí, bạn được hỗ trợ ưu tiên hơn.
- Bạn có thể sử dụng shortcode Easy Digital Downloads để hiển thị sản phẩm của mình ở bất kỳ đâu bạn muốn, chẳng hạn như trong một bài viết trên blog.
Nhược điểm
- Không có nhiều theme WordPress được thiết kế đặc biệt để sử dụng với Easy Digital Downloads.
- Easy Digital Downloads miễn phí nhưng bạn cần các tiện ích mở rộng trả phí để sử dụng thêm các tính năng bổ sung. Điều này có thể làm tăng chi phí của bạn.
Giá cả
Phiên bản cơ bản của Easy Digital Downloads là miễn phí. Nếu bạn muốn nhiều tính năng hơn, bạn sẽ cần phần mở rộng của chúng. Một phần nhỏ trong số chúng là miễn phí và số còn lại là addon trả phí.
Bạn cũng có thể chọn một trong các gói, được lập hóa đơn hàng năm. Những điều này cung cấp quyền truy cập vào hỗ trợ qua email và các tính năng bổ sung khác nhau thông qua các tiện ích mở rộng đi kèm. Chúng bắt đầu từ 99 USD / năm.
5. Restrict Content Pro
Restrict Content Pro là phiên bản trả phí của plugin Restrict Content – một plugin membership cho WordPress được lập trình bởi những nhà phát triển Easy Digital Downloads.
Ưu điểm
- Restrict Content Pro thực sự dễ làm quen với người mới bắt đầu. Ngay cả khi bạn có rất ít kinh nghiệm thao tác với WordPress, bạn sẽ thấy sử dụng plugin này khá đơn giản.
- Restrict Content Pro có khả năng kết nối với Easy Digital Downloads trong trường hợp bạn muốn sử dụng cả hai plugin trên trang web của mình.
- Restrict Content Pro đi kèm với rất nhiều addon tích hợp sẵn như Stripe, PayPal, MailChimp , WooCommerce ,….
- Bạn có thể tạo bao nhiêu cấp độ thành viên khác nhau tùy thích, bao gồm cả các dạng member dùng thử và miễn phí.
- Khách hàng của bạn có thể chuyển đổi giữa các cấp độ đăng ký và chỉ phải trả tiền cho phần chênh lệch. Việc này được plugin xử lý tự động và có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian quản lý.
- Bạn có thể dễ dàng xem các báo cáo về thu nhập, số thành viên,….
- Bạn có thể sử dụng gói “Unlimited” bao gồm các bản cập nhật trọn đời và hỗ trợ mà chỉ phải trả phí một lần duy nhất.
Nhược điểm
- Phiên bản miễn phí của plugin không hỗ trợ thanh toán. Bạn cần nâng cấp lên Pro nếu muốn mọi người có thể trả tiền tự động qua plugin.
- Một số tiện ích bổ sung không đi kèm với gói Personal hoặc Plus, ví dụ như drip content.
- Không có hình thức hỗ trợ qua điện thoại hoặc live chat, ngay cả ở các gói cao hơn. Thay vào đó, bạn phải gửi ticket yêu cầu hỗ trợ.
- Mặc dù có được đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày, bạn chỉ có thể được hoàn lại tiền nếu giải thích được lý do tại sao plugin không hoạt động với website của bạn.
Giá cả
Phiên bản miễn phí của plugin có tên là Restrict Content. Plugin Restrict Content Pro có giá từ 99 USD/ năm, đi kèm với 13 tiện ích bổ sung miễn phí.
6. Shopify
Shopify là một nền tảng tất cả trong một cho website Thương mại điện tử. Điều này có nghĩa Shopify là xử lý mọi thứ cho bạn. Ví dụ như hosting, cập nhật và các vấn đề bảo mật. Bạn chỉ phải trả một khoản phí hàng tháng.
Ưu điểm
- Shopify dễ sử dụng với người mới. Bạn không cần phải mua hosting hoặc thậm chí tên miền. Bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản với Shopify và bắt đầu tạo cửa hàng online của riêng mình.
- Bạn có thể bán cả sản phẩm vật lý và điện tử bằng cách sử dụng Shopify. Điều này rất hữu ích nếu bạn muốn cung cấp các sản phẩm vật lý trong tương lai.
- Có rất nhiều ứng dụng được phát triển sẵn cho Shopify giúp dễ dàng tích hợp thêm chức năng cho cửa hàng của bạn. Hầu hết những addon này phải trả phí, tuy nhiên có một số addon miễn phí thay thế cho plugin trả phí mà bạn đang sử dụng, ví dụ OptinMonster .
- Bạn có thể chọn giao diện từ kho theme (template) Shopify choặc thậm chí mua theme cao cấp từ Shopify store.
- Hỗ trợ 24/7 thông qua live chat, điện thoại, email và Twitter. Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu, cùng với các video hướng dẫn và hỗ trợ qua diễn đàn.
Nhược điểm
- Bạn không thể dễ dàng tích hợp Shopify vào WordPress, vì vậy đây không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn bán hàng trực tiếp từ trang web mình đang vận hành.
- Shopify có một hệ thống thanh toán có tên là Shopify Payments. Nếu bạn muốn sử dụng cổng thanh toán của bên thứ ba, như PayPal hoặc Amazon Payments, Shopify sẽ tính thêm 2% phí đối với các giao dịch này.
Giá cả
Shopify có giá 29 USD / tháng cho gói cơ bản, cho phép bạn truy cập vào phần lớn các tính năng, trừ báo cáo và gift card. Gói cao hơn có giá 79 USD/ tháng.
7. Teachable
Đây là nền tảng mà bạn có thể tạo các khóa học trực tuyến của riêng mình. Teachable lưu trữ luôn khóa học của bạn trên máy chủ của họ. Vì vậy, bạn không cần website vẫn có thể sử dụng dịch vụ này.
Ưu điểm
- Teachable có giao diện trực quan đối với người mới bắt đầu với bảng điều khiển khá đơn giản.
- Gói miễn phí của Teachable khá hào phóng, cho phép bạn tổ chức không giới hạn số lượng các khóa học và sinh viên, đồng thời bạn cũng có thể tổ chức một diễn đàn thảo luận và các quiz nhỏ.
- Việc sắp xếp và tổ chức nội dung trong Teachable được thực hiện bằng giao diện kéo và thả khá trực quan.
- Bạn có thể upload logo, hình ảnh, text,…của riêng mình để chỉnh sửa giao diện các trang bán hàng trên Teachable.
- Teachable có thể xử lý nhiều loại file khác nhau, đặc biệt là trong việc xử lý video sao cho hiển thị tốt trên mọi thiết bị.
- Hệ thống analytics tuyệt vời có thể cho bạn biết tình hình học tập của học sinh. Bạn thậm chí có thể theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.
- Bạn có thể giao tiếp với học sinh trực tiếp từ bảng điều khiển Teachable của mình.
Nhược điểm
- Nếu bạn muốn chỉnh sửa trang chủ khóa học của mình bằng Power Editor, bạn cần biết viết HTML và CSS.
- Teachable được thiết kế để bán các khóa học và không thực sự hiệu quả với các loại hàng hóa khác như ebook hay phần mềm.
Giá cả
Gói miễn phí của Teachable không mất phí. Tuy nhiên, bạn sẽ trả 1 USD cộng với 10% cho mỗi khóa học có trả phí mà bạn bán được. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có một khóa học trị giá 200 USD, bạn sẽ trả cho Teachable 21 USD cho mỗi lần bán hàng.
Gói rẻ nhất là 29 USD/ tháng. Nếu bạn đang sử dụng gói này, bạn cũng sẽ bị tính thêm 5% cho mỗi lần bán được hàng. Để tránh phải trả các khoản hoa hồng này, bạn cần phải tham gia gói Professional với mức 79 USD/tháng.
Chọn nền tảng tốt nhất cho nhu cầu của bạn
Nền tảng tốt nhất để bán các sản phẩm điện tử hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn.
Nếu bạn muốn bán các sản phẩm điện tử dạng subscription, nội dung premium hoặc pay-per-view , thì MemberPress là lựa chọn tốt nhất.
Nếu sản phẩm của bạn là sách điện tử, nhạc hoặc phần mềm, thì Easy Digital Downloads là tất cả những gì bạn cần.
Nếu bạn muốn bán một khóa học trực tuyến, hãy chọn một nền tảng như LearnDash hoặc Teachable. Chúng được thiết kế đặc biệt cho những người bán khóa học trực tuyến và thật dễ dàng sử dụng chúng để tạo ra một khóa học chuyên nghiệp.
Cuối cùng, nếu bạn đang bán các sản phẩm vật lý hoặc có thể muốn làm như vậy trong tương lai, hãy sử dụng WooCommerce hoặc Shopify. Cả hai lựa chọn này đều hỗ trợ bán cả hai loại hàng hóa điện tử và hàng hóa vật lý.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các nền tảng để bán các sản phẩm điện tử. Bạn cũng có thể muốn tham khảo thêm hướng dẫn của chúng tôi về các plugin WordPress tốt nhất.
Nếu thích bài viết này, hãy theo dõi YouTube Channel để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.