Bạn đang tìm cách tạo website cho doanh nghiệp nhỏ của mình để có thêm khách hàng mới trên internet? Việc tạo website đã trở nên khá dễ dàng và bạn có thể hoàn toàn tự mình thực hiện mà không phải thuê một lập trình viên. Trong bài này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn từng bước cách tạo một website doanh nghiệp nhỏ.
Trước khi tạo website
Không như trước đây, việc xây dựng một website doanh nghiệp nhỏ đã trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tự mình thực hiện bằng cách làm theo hướng dẫn từng bước của chúng tôi mà không cần bất kỳ kiến thức gì về code.
Sau đây là tổng quan những gì bạn sẽ thực hiện:
- Chọn tên miền cho website
- Mua dịch vụ hosting
- Cài đặt WordPress
- Lên sườn nội dung cho website
- Chọn template để thay đổi thiết kế trang web của bạn
- Thêm các tính năng bằng cách sử dụng addon và phần mở rộng (extension)
- Kho tài nguyên để trợ giúp và nâng cao kỹ năng WordPress của bạn
Nền tảng nào tốt nhất để tạo website cho doanh nghiệp nhỏ?
Sai lầm lớn nhất hầu hết người mới dùng mắc phải là chọn sai nền tảng khi tạo website. May thay, bạn đang ở đây nên bạn sẽ không mắc phải sai lầm đó.
WordPress là công cụ tạo web phổ biến nhất trên thế giới. 32% các website trên mạng Internet xây dựng trên nền tảng WordPress, bao gồm hàng triệu trang web doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu.
Điều tuyệt vời nhất của WordPress là nó cho phép bạn tiếp cận với hàng ngàn template, phần mở rộng, và addon tạo sẵn. Bạn có thể xây dựng hầu như bất kỳ loại website nào mình có thể tưởng tượng ra mà không cần học code.
Bây giờ chúng ta hãy xem làm thế nào để dễ dàng tạo một trang web doanh nghiệp nhỏ bằng WordPress với một ngân sách hạn chế.
Hướng dẫn từng bước tạo website cho một doanh nghiệp nhỏ
Bước 1. Những gì bạn cần để tạo một website doanh nghiệp nhỏ
Bạn sẽ cần ba yếu tố sau:
- Tên miền – Đây sẽ là tên trang web của bạn, ví dụ wpbeginner.com
- Web hosting (không gian lưu trữ web) – Đây sẽ là ngôi nhà cho website của bạn và là nơi lưu trữ tất cả các tập tin
- 60 phút thời gian của bạn
Sẵn sàng chưa? Bắt đầu thôi!
Bước 2. Thiết lập website doanh nghiệp nhỏ của bạn
Có hai loại WordPress cho bạn chọn lựa: WordPress.com – một giải pháp hosting, và WordPress.org – còn được gọi là WordPress self-hosted. Xem so sánh đầy đủ của chúng tôi về WordPress.com và WordPress.org để hiểu rõ sự khác biệt.
Chúng ta sẽ sử dụng WordPress.org self-hosted vì nó cho phép bạn truy cập ngay vào tất cả các tính năng WordPress được tạo sẵn.
Tiếp theo, bạn sẽ cần một tên miền và dịch vụ hosting WordPress để tạo một trang web.
Chúng tôi khuyên bạn sử dụng Bluehost để tạo website cho mình. Đó là một trong những công ty hosting lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụ hosting được WordPress chính thức đề xuất.
Thông thường, bạn sẽ phải trả 14,99$/năm cho một tên miền và phí dịch vụ hosting bắt đầu từ 7,99$/tháng. Đây là số tiền rất lớn nếu bạn mới chỉ bắt đầu.
Thật may, Bluehost đã đồng ý tặng người dùng của chúng ta một tên miền miễn phí, SSL miễn phí và giảm giá 60% cho dịch vụ hosting. Về cơ bản, bạn có thể bắt đầu với 2,75$/tháng.
→ Nhấn vào đây để nhận ưu đãi đặc biệt này của Bluehost ←
Chúng ta hãy tiếp tục chuyển sang mua tên miền và hosting.
Bước 3. Chọn tên miền cho website doanh nghiệp nhỏ của bạn
Trước tiên, bạn cần truy cập vào website Bluehost từ một cửa sổ trình duyệt mới và nhấn vào nút xanh “Get Started Now” (Bắt đầu ngay).
Trong trang tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu chọn một gói giá. Gói Basic và Plus là những lựa chọn phổ biến nhất cho các chủ doanh nghiệp nhỏ.
Nhấp chuột vào nút “Select” (Chọn) để chọn một gói và chuyển sang bước tiếp theo.
Bây giờ, bạn sẽ được yêu cầu chọn một tên miền cho website của mình.
Mẹo tìm tên miền cho website doanh nghiệp của bạn
Tên miền cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của một trang web. Bạn cần dành thời gian để chọn một tên miền hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình, nhưng đừng lo lắng quá mức.
- Hãy luôn chọn tên miền .com vì người dùng thấy nó dễ nhớ hơn (xem: .com và .net – tên miền nào tốt hơn)
- Tên miền của bạn nên gắn với doanh nghiệp của bạn (Ví dụ: stargardening.com)
- Nếu tên miền ưa thích của bạn không còn, hãy thử thêm vị trí địa lý vào sau nó. Điều này làm tăng khả năng hiển thị tên miền của bạn trong các kết quả tìm kiếm tại địa phương (Ví dụ: stargardeninghouston.com)
- Giữ cho tên miền đơn giản, ngắn gọn và dễ đọc.
Cần thêm trợ giúp ư? Xem hướng dẫn của chúng tôi về cách chọn tên miền tốt nhất cho trang web doanh nghiệp của bạn.
Bước 4. Cài đặt WordPress
Sau khi chọn tên miền, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin tài khoản của mình như tên, địa chỉ, email v.v…
Bên dưới, bạn sẽ thấy một số dịch vụ lưu trữ đi kèm mà bạn có thể mua. Chúng tôi khuyên bạn không nên mua những tính năng bổ sung này ngay. Vì vậy, hãy bỏ chọn chúng và tiếp tục. Bạn luôn có thể bổ sung chúng sau này nếu cần thiết.
Tiếp theo, bạn sẽ phải điền thông tin thanh toán của mình để hoàn tất việc mua.
Sau khi mua xong, bạn sẽ nhận được một email cung cấp thông tin chi tiết về cách đăng nhập vào bảng điều khiển (control panel) hosting.
Bluehost sẽ tự động cài đặt WordPress cho bạn, và bạn sẽ có thể đăng nhập vào trang web WordPress của mình trực tiếp từ bảng điều khiển hosting.
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy trang quản trị WordPress. Đây là nơi bạn sẽ quản lý trang web của mình, thay đổi các cài đặt và thêm nội dung mới.
Bước 5. Lên sườn nội dung cho website doanh nghiệp nhỏ
Giờ đây khi đã cài đặt WordPress, bạn cần lên sườn cho nội dung trang web của mình. Một trang web tốt là trang đơn giản và theo một bố cục tiêu chuẩn.
Chỉ cần vào trang Pages » Add New để tạo một trang mới trong WordPress.
Đừng bận tâm về nội dung, văn bản và hình ảnh vào lúc này. Chỉ cần thêm một tiêu đề đơn giản, vài văn bản và một số hình ảnh cũng rất tốt. Bạn luôn có thể chỉnh sửa các trang này và thêm nội dung vào nếu cần thiết.
Dưới đây là một số trang phổ biến nhất được sử dụng trong cấu trúc một website doanh nghiệp nhỏ.
- Trang chủ – Đây là trang chào đón của một website. Hãy đưa tên doanh nghiệp của bạn vào, cùng một nút dẫn dụ khách hàng (call to action button) để chuyển tới trang dịch vụ/sản phẩm hoặc trang liên hệ của bạn. Đưa ra một mô tả ngắn gọn về lý do tại sao khách hàng nên chọn bạn.
- Giới thiệu – Khách hàng của bạn muốn biết thêm về những con người đứng sau một doanh nghiệp trước khi họ có thể đưa ra quyết định. Hãy tạo một trang giới thiệu để nói với người dùng bạn là ai, giá trị doanh nghiệp của bạn là gì và những kinh nghiệm liên quan bạn có trong lĩnh vực đó.
- Dịch vụ/Sản phẩm – Tạo một trang liệt kê thông tin chi tiết các sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Gắn tiêu đề cho mỗi dịch vụ/sản phẩm và đưa ra một mô tả ngắn gọn. Bạn cũng có thể thêm giá tiền hoặc yêu cầu người dùng liên lạc với mình để được báo giá.
- Liên hệ – Đây là trang mà người dùng sẽ cần khi muốn liên lạc với bạn. Bạn sẽ phải đưa vào một form liên lạc để người dùng có thể liên hệ trực tiếp với bạn. Bạn cũng có thể thêm địa chỉ cơ sở kinh doanh hoặc số điện thoại doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tạo thêm trang nếu cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tạo một trang blog riêng biệt, các trang riêng cho từng dịch vụ hoặc sản phẩm v.v…
Bước 6. Chọn thiết kế cho website của bạn
Theo mặc định, WordPress có sẵn một template cơ bản để bạn có thể sử dụng. Nếu bạn không thích theme mặc định, có hàng ngàn theme WordPress miễn phí và trả phí để bạn có thể lựa chọn.
Bạn có thể tham khảo danh sách các theme WordPress tốt nhất cho các website kinh doanh do chúng tôi tuyển chọn. Nếu bạn cần thêm trợ giúp, hãy xem mẹo chọn theme WordPress hoàn hảo cho trang web của bạn.
Chúng tôi khuyên bạn hãy tìm kiếm một thiết kế đơn giản mà đẹp mắt và có đầy đủ các yếu tố cần thiết.
Thông thường, một trang web kinh doanh có một menu điều hướng trên đầu trang. Trang chủ thường có thông điệp chào mừng cùng một nút dẫn dụ khách hàng dẫn tới những nội dung khác.
Sau khi đã chọn theme, bạn có thể tiếp tục chuyển sang cài đặt. Để được hướng dẫn chi tiết, hãy xem cách cài đặt một theme WordPress cho người mới bắt đầu của chúng tôi.
Mỗi theme WordPress có các thiết lập khác nhau để tùy chỉnh diện mạo của nó. Nhiều tùy chọn này nằm trong trang Appearance » Customize, trong vùng quản trị WordPress.
Từ đây, bạn có thể thêm các menu điều hướng, thay đổi màu sắc, thêm hoặc gỡ bỏ các phần khác nhau và còn nhiều nữa. Khi bạn đã hài lòng với thiết kế, đừng quên nhấn vào nút “Publish” (Tạo) trên đầu trang để lưu các thay đổi.
Nếu bạn không thể tìm thấy theme phù hợp với nhu cầu của mình, thì bạn có thể sử dụng một trong những trình dựng trang kéo thả phổ biến của WordPress để tạo thiết kế theo đúng nhu cầu của mình.
Chúng tôi đề xuất bạn sử dụng theme Beaver Builder hoặc Divi.
Bước 7. Sử dụng plugin WordPress để thêm các tính năng
Plugin cũng giống như các ứng dụng cho trang web WordPress của bạn. Bạn có thể cài đặt chúng để thêm tính năng mới cho trang web của mình như form liên lạc, Google Analytics, thanh trình chiếu (slider) v.v…
Chỉ trong thư mục plugin WordPress (WordPress plugin directory) đã có sẵn hơn 50.000 plugin miễn phí. Điều này có nghĩa là bất kể tính năng bạn muốn thêm vào là gì, nhiều khả năng bạn sẽ tìm thấy plugin đáp ứng được nó.
Dưới đây là những plugin mà chúng tôi cài đặt trên tất cả các website:
- WPForms Lite – Thêm form liên lạc vào trang web WordPress của bạn
- Yoast SEO – Cải thiện tính năng SEO trên WordPress và tăng thêm lượt truy cập từ Google
- MonsterInsights (Miễn phí) – Giúp bạn theo dõi số liệu thống kê khách truy cập nhờ Google Analytics
- WP Super Cache – Cải thiện tốc độ trang web của bạn bằng cách thêm bộ nhớ cache
- UpdraftPlus – Plugin sao lưu WordPress miễn phí
- Sucuri – Trình quét phầm mềm độc hại miễn phí cho website
Cần một số plugin hay cho trang web của bạn ư? Hãy xem danh sách những plugin WordPress thiết yếu cho website doanh nghiệp do các chuyên gia của chúng tôi tuyển chọn.
Để được hướng dẫn chi tiết, xem hướng dẫn từng bước cách cài đặt một plugin WordPress của chúng tôi.
Bước 8. Học WordPress
Giờ đây khi đã có một website WordPress, bạn có thể sẽ muốn nâng cấp kỹ thuật của mình và học thêm các mẹo để cải thiện website của bạn.
WPBeginner là trang tài nguyên WordPress miễn phí lớn nhất thế giới. Dưới đây là một số tài nguyên WordPress hữu ích bạn sẽ tìm thấy trên WPBeginner, tất cả hoàn toàn miễn phí.
- Blog WPBeginner – Đây là nơi chúng tôi đăng các bài giảng, cách làm, và hướng dẫn từng bước về WordPress.
- Video WPBeginner – Những video hướng dẫn từng bước này sẽ giúp bạn học WordPress thật NHANH.
- WPBeginner trên YouTube – Cần thêm các video hướng dẫn? Hãy đăng ký kênh YouTube của chúng tôi với hơn 52.000 lượt đăng ký và 7 Triệu+ lượt xem.
- Từ điển WPBeginner – Nơi tốt nhất để những người mới dùng bắt đầu và làm quen với ngôn ngữ WordPress.
- WPBeginner Blueprint – Xem các plugin, công cụ và dịch vụ chúng tôi sử dụng trên WPBeginner.
- Ưu đãi WPBeginner – Các ưu đãi đặc biệt cho sản phẩm và dịch vụ WordPress dành riêng cho người dùng WPBeginner.
Bạn cũng có thể sử dụng Google để tìm câu trả lời trên WPBeginner bằng cách thêm “wpbeginner” vào phía sau thuật ngữ bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn không tìm được câu trả lời, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải đáp câu hỏi của bạn hoặc chỉ bạn hướng giải quyết.
Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp bạn biết cách làm thế nào để tạo một trang web doanh nghiệp nhỏ. Bạn cũng có thể sẽ muốn xem hướng dẫn đầy đủ cách SEO trên WordPress cho người mới dùng của chúng tôi.
Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem các video hướng dẫn WordPress. Bạn cũng có thể tìm chúng tôi trên Twitter và Facebook để được cập nhật những thông tin mới nhất.