Có phải bạn muốn bắt tay vào làm một website kinh doanh thương mại điện tử sử dụng Woocommerce? Và cũng cần một hướng dẫn về WooCommerce thật dễ hiểu để người không kiến thức sâu về công nghệ vẫn có thể thực hiện được. Nếu vậy thì chúc mừng, bài viết này là dành cho bạn đấy!
WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới. Nó cực kỳ linh hoạt, hiệu quả kinh tế cao và dễ dàng để quản lý ngay cả với những người mới bắt đầu.
Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu cảm thấy hơi thiếu tự tin với suy nghĩ tự mình thiết lập một WooCommerce. Hầu hết người dùng vật lộn với việc làm thế nào để bắt đầu có một website WooCommerce cũng như cách thức như thế nào để thiết lập một WooCommerce đúng chuẩn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập một trang WooCommerce theo từng bước chi tiết. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ thêm các tài liệu về WooCommerce như các theme WooCommerce tốt nhất, mẹo làm SEO WooCommerce chuẩn và các tài liệu hữu ích khác để giúp bạn phát triển cửa hàng của mình.
Tổng quan hướng dẫn WooCommerce
Dưới đây là tổng quan về tất cả các chủ đề mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong phần hướng dẫn WooCommerce quan trọng này.
- WooCommerce là gì?
- Đánh giá về WooCommerce + So sánh với các nền tảng Thương mại Điện tử khác
- Bạn cần làm gì để tạo một cửa hàng WooCommerce?
- Bước 1. Bắt đầu với WooCommerce
- Bước 2. Thiết lập WordPress
- Bước 3. Cách cài đặt và thiết lập WooCommerce đúng chuẩn
- Bước 4. Thêm các sản phẩm vào WooCommerce
- Bước 5. Chọn mẫu và theme cho WooCommerce
- Bước 6. Cài đặt các plugin và tiện ích mở rộng cho WooCommerce
- Bước 7. Một số tài liệu WooCommerce để phát triển cửa hàng trực tuyến của bạn
- Một số câu hỏi thường gặp về WooCommerce
Sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu ngay thôi nào.
WooCommerce là gì?
WooCommerce là một phần mềm thương mại điện tử miễn phí giúp việc bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Trong những năm qua, nó đã trở thành một nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới được sử dụng bởi hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và lớn (những cửa hàng trực tuyến).
WooCommerce được phát triển như một phần tiện ích mở rộng của WordPress – trình xây dựng website phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Điều này cho phép người dùng có thể tự xây dựng một website thương mại điện tử từ đầu đến cuối hoặc thêm chức năng giỏ hàng ảo vào một website hiện có.
Là một phần mềm mã nguồn mở, WooCommerce miễn phí cho cả tải xuống và sử dụng. Tuy nhiên, trong khi phần mềm WooCommerce miễn phí, nhưng bạn vẫn cần trả phí cho một tên miền và dịch vụ website hosting để thiết lập một website. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về chi phí cho WooCommerce trong phần sau của bài viết này.
Đánh giá ưu, nhược điểm WooCommerce
WooCommerce đã trở thành phần mềm thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới. Ưu điểm nổi bật là dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu và các tính năng cực kỳ mạnh mẽ.
WooCommerce trở thành mã nguồn mở nghĩa là bạn có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí 100%. Ngoài ra, bạn còn có quyền tự do hoàn toàn và kiểm soát toàn bộ đối với trang web thương mại điện tử của mình.
Không giống như các nền tảng thương mại điện tử độc quyền khác, WooCommerce không bắt buộc tính phí giấy phép. Nghĩa là bạn có thể sử dụng nó để tạo bao nhiêu cửa hàng trực tuyến và trang web thương mại điện tử tùy thích.
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở được xây dựng dựa trên WordPress, nghĩa là bạn cũng được hưởng lợi từ tất cả các tính năng mạnh mẽ của WordPress. Hãy xem bản đánh giá WordPress hoàn chỉnh của chúng tôi để tìm hiểu rõ thêm về WordPress.
Có hàng ngàn template WooCommerce và các mẫu thiết kế WooCommerce đẹp cho bạn tha hồ chọn để bắt đầu cửa hàng trực tuyến của mình. Mỗi mẫu đều đi kèm với việc dễ dàng để sử dụng các lựa chọn tối ưu và rất nhiều trong số đó là miễn phí.
Một trong những lý do chính khiến các chủ doanh nghiệp yêu thích WooCommerce là tính linh hoạt. Bạn có thể thêm các tiện ích phụ vào WooCommerce bằng cách sử dụng các plugin WooCommerce khác nhau (còn được gọi là add-on). Có hàng ngàn plugin WooCommerce đặc biệt mà bạn có thể sử dụng để mở rộng chức năng thêm các tính năng như đặt chỗ, đăng ký, tích hợp nền tảng vận chuyển, tổng hợp thuế bán hàng, v.v.
Ngoài các addon được đặc biệt tạo riêng cho WooCommerce, bạn còn có thể sử dụng hàng ngàn plugin WordPress trên trang web của mình để thêm các tính năng như form thông tin liên lạc, nút gọi ngay, thư viện trưng bày, sao lưu dữ liệu, tường lửa bảo mật, v.v.
Một lợi thế khác của việc sử dụng WooCommerce là không ảnh hưởng gì cách bạn vận hành việc kinh doanh của bạn.
Bạn có thể thêm vô hạn sản phẩm, bán hàng mà không bị giới hạn giá cả, nhập và xuất dữ liệu sản phẩm, thêm hình ảnh, video, danh mục sản phẩm không giới hạn, v.v.
Việc chấp nhận thanh toán trực tuyến là một trở ngại lớn đối với rất nhiều người dùng. Với những người dùng đó, lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng WooCommerce là nó tích hợp hoàn hảo với hàng tá cổng thanh toán và dịch vụ thanh toán.
Paypal và Stripe được hỗ trợ theo mặc định. Bạn có thể sử dụng hàng tá cổng thanh toán khác thông qua các addon. Thậm chí có thể tích hợp một số cổng thanh toán theo khu vực và ít được biết đến.
Bạn có muốn biết WooCommerce được đánh như thế nào so với các nền tảng thương mại điện tử phổ biến khác? Hãy theo dõi các so sánh sau đây để kiểm tra xem nó ở hơn thua gì so với đối thủ.
- WooCommerce so với Shopify
- WooCommerce so với BigCommerce
- WooCommerce so với Magento
Như đã đề cập ở trên, bây giờ chúng ta hãy cùng xem những gì bạn cần để có thể tạo được một WooCommerce phục vụ cho cửa hàng trực tuyến.
Bạn cần có những gì để tạo được một cửa hàng WooCommerce?
Bạn sẽ cần 3 điều sau đây để bắt đầu tạo một trang web WooCommerce từ đầu hoàn toàn .
- Một tài khoản WordPress hosting. Đây là nơi mà tất cả các tập tin website của bạn sẽ được lưu trữ.
- Một tên miền. Đây là địa chỉ trang web của bạn trên internet. Ví dụ: cunghocwp.com
- Một chứng chỉ SSL để đảm bảo chấp nhận thanh toán trực tuyến an toàn.
Những mục ở trên không hề miễn phí. Thông thường những người mới bắt đầu sẽ thắc mắc rằng nếu WooCommerce là miễn phí, tại sao lại cần phải trả tiền cho những thứ này?
Chà, thật ra bạn cần phải trả tiền cho 3 thứ trên để xây dựng bất kỳ loại website nào (không chỉ riêng WooCommerce).
Tổng chi phí cho một cửa hàng trực tuyến (giá của WooCommerce) sẽ phụ thuộc vào dịch vụ bạn chọn mua cho website của mình. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát chi phí bằng cách chỉ mua những gì bạn thực sự cần thôi.
Và hãy nhớ là bạn có thể thêm những thứ khác sau này khi việc kinh doanh của bạn bắt đầu kiếm được tiền nên không cần phải lo lắng.
Thông thường, web hosting sẽ tiêu tốn của bạn $7,99 / tháng cho một trang web khởi đầu, tên miền $14,99 mỗi năm và chứng chỉ SSL khoảng $69,99 mỗi năm.
Lúc này, đây sẽ là một khoản đầu tư quan trọng và mỗi xu đều có giá trị khi bạn bắt đầu một việc kinh doanh mới.
May mắn thay, TinoHost là một nhà cung cấp dịch vụ hosting được đề xuất chính thức bởi đa số người dùng Việt Nam vì chất lượng cao, giá rẻ. Chúng ta đã bước đầu nắm được các yêu cầu cơ bản của WooCommerce, bây giờ chúng ta hãy xem cách thiết lập WooCommerce theo sự hướng dẫn từng bước.
Hướng dẫn tạo Woocommerce thật đơn giản
Bước 1. Bắt đầu khởi động với WooCommerce
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang Website Bluehost and click vào nút Get started now.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn một gói kế hoạch cho tài khoản lưu trữ của bạn. Các gói kế hoạch Basic và Plus rất phổ biến đối với phần lớn người dùng. Lưu ý: bạn luôn luôn có thể nâng cấp lên sau đó để có thêm nhiều tài nguyên khi bạn cần.
Click để chọn một gói và tiếp tục.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu đăng ký một tên miền mới hoặc sử dụng một tên miền bạn đã có sẵn.
Sau đây là một số mẹo nhỏ để chọn được tên miền hoàn hảo cho cửa hàng WooCommerce.
- Sử dụng các từ khóa trong tên miền của bạn. Ví dụ: nếu bạn muốn bán vật liệu làm vườn, bạn sử dụng từ khóa này trong tên miền của bạn.
- Sử dụng thương hiệu của bạn cho tên miền.
- Gắn với đuôi tiện ích .com
- Không sử dụng những con số hoặc dấu gạch ngang trong tên miền của bạn. Nó sẽ gây khó khăn để đọc và đánh vần được nó.
Để biết thêm một số mẹo khác, hãy xem ngay hướng dẫn cách chọn tên miền hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng cả trình tạo tên miền để hỗ trợ thêm.
Điều quan trọng là phải dành thời gian cho việc chọn tên miền phù hợp với doanh nghiệp của bạn, nhưng đừng mất thời gian suy nghĩ quá nhiều nếu không bạn sẽ không bao giờ đi qua được bước này.
Khi bạn đã chọn được tên miền phù hợp, hãy click vào nút Next để tiếp tục.
Bây giờ, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản và chi tiết gói plan bạn chọn cuối cùng. Về phần thông tin gói, chúng tôi khuyên bạn nên chọn gói 36 tháng vì nó có lợi nhất cho bạn.
Trong hình bên dưới đây bạn sẽ thấy mở rộng các tùy chọn. Chúng tôi khuyên bạn không nên chọn tất cả các tùy chọn vì sẽ làm tăng chi phí gói của bạn. Bạn luôn có thể thêm các tính năng này sau từ bảng điều khiển hosting của bạn khi cần.
Sau đó, hãy điền thông tin thẻ tín dụng của bạn và nhấp vào nút Submit để hoàn tất giao dịch mua.
Khi bạn đã thực hiện thanh toán, TinoHost sẽ gửi cho bạn một email với các thông tin chi tiết để đăng nhập vào bảng điều khiển lưu trữ website của bạn. Bảng điều khiển chính là nơi bạn sẽ quản lý trang web của mình.
Bước 2. Thiết lập WordPress và WooCommerce
Hầu hết các công ty lưu trữ website cũng cung cấp dịch vụ cài đặt WordPress chỉ với 1 cú click. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ công ty dịch vụ lưu trữ nào khác, hãy xem hướng dẫn chi tiết từng bước của chúng tôi về cách cài đặt WordPress.
Bluehost sẽ tự động cài đặt WordPress cho bạn khi bạn ngay khi đăng ký một tài khoản dịch vụ lưu trữ. Bạn chỉ cần đăng nhập vào bảng điều khiển lưu trữ của mình và click vào nút Log in to WordPress.
Bạn luôn có thể sử dụng lối tắt này làm thông tin đăng nhập trang WooC Commerce của mình mà không cần nhập mật khẩu.
Bây giờ bạn sẽ thấy bảng WordPress dashboard của mình tương tự như hình bên dưới.
Bây giờ, trước khi cài đặt WooCommerce, đầu tiên chúng ta hãy thiết lập những cài đặt WordPress cơ bản trước.
Đi tới mục Settings trong phần điều khiển WordPress, sau đó thay đổi Site Title trang web của bạn và cung cấp một tagline tùy chọn (phần mô tả).
Bluehost sẽ tự động cài đặt chứng chỉ SSL cho tên miền của bạn. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng đường dẫn URL trang web của bạn đang hiển thị https chứ không phải http.
Nếu đường dẫn đang hiển thị http, bạn cần xem hướng dẫn của chúng tôi về cách bật SSL miễn phí trong WordPress.
Tiếp theo, bạn cần xem lại địa chỉ email quản trị website. Bạn sẽ nhận được thông báo WooCommerce và yêu cầu đặt lại mật khẩu qua địa chỉ email này, do đó hãy chắc chắn rằng email là chính xác.
Sau đó, hãy kéo xuống dưới một chút và chọn cài đặt múi giờ cho website của bạn.
Bây giờ, bạn có thể xem lại tất cả các cài đặt một lần nữa và click vào nút Save Changes để lưu lại.
Sau khi hoàn tất các bước trên, bây giờ bạn đã sẵn sàng để tiến hành cài đặt WooCommerce.
Bước 3. Cách cài đặt và thiết lập WooCommerce đúng chuẩn
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở trên WordPress. Vì vậy quá trình cài đặt cũng tương tự như bất kỳ mã nguồn plugin WordPress khác. Bạn có thể theo dõi các bước hướng dẫn của chúng tôi về cách để cài đặt một mã nguồn plugin WordPress.
Chỉ cần truy cập mục Plugins » Add New trong trang quản lý WordPress và tìm kiếm WooCommerce. Lúc này WordPress sẽ hiển thị các kết quả tìm kiếm plugin. Bạn cần click vào nút Install now ngay bên cạnh WooCommerce.
Bay giờ, WordPress sẽ lấy các tập tin plugin và tiến hành cài đặt WooCommerce cho bạn. Sau khi hoàn tất, bạn click vào nút Activate để bắt đầu sử dụng.
Sau khi được kích hoạt, WooCommerce sẽ khởi chạy chương trình hướng dẫn thiết lập WooCommerce.
Đầu tiên, bạn sẽ cần phải chọn vị trí cửa hàng, đơn vị tiền tệ và các loại sản phẩm bạn muốn bán trong cửa hàng của bạn.
Sau đó, click vào nút Let’s go để tiếp tục.
Ở bước tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu chọn một hình thức thanh toán. Theo mặc định, WooCommerce hỗ trợ cho cổng thanh toán PayPal and Stripe.
Bạn có thể click vào nút chuyển đổi để bật các phương thức thanh toán này (như hình phía trên) và cung cấp địa chỉ email của bạn để thiết lập.
Hoặc là, bạn có thể tắt cả hai và cài đặt chúng sau bằng cách truy cập trang WooCommerce » Settings và chuyển sang tab Payments.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập phương thức vận chuyển. Bạn có thể chọn vận chuyển miễn phí hoặc thêm khoảng mức chi phí vận chuyển cho các khu vực khác nhau.
Click vào nút continue để tiến lên bước tiếp theo.
Bây giờ bạn sẽ được yêu cầu cài đặt một số dịch vụ được đề xuất cho WooCommerce. Chúng tôi khuyên bạn nên bỏ chọn tất cả các đề xuất này và chỉ cài đặt chúng sau khi bạn thật sự cần.
Tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu cài đặt plugin JetPack. Bạn có thể bỏ qua bước này bằng cách đơn giản chỉ cần kéo xuống dưới cùng và chọn Skip this step. Có nhiều lựa chọn thay thế khác mạnh và tốt hơn, chúng tôi sẽ đề cập đến ở những bài viết sau nhé!
Trình thiết lập WooCommerce sẽ lưu lại tất cả thiết lập của bạn. Và bây giờ cửa hàng của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu hoạt động rồi.
Bước 4. Thêm sản phẩm vào WooCommerce
Trong WooCommerce, rất dễ dàng để bạn có thể thêm các sản phẩm vào cửa hàng.
Đơn giản chỉ cần vào mục Products » Add New để thêm sản phẩm đầu tiên.
Đầu tiên, bạn cần cung cấp một tiêu đề cho sản phẩm của bạn và tiếp đến là một mô tả chi tiết về sản phẩm.
Sau đó, click vào đường dẫn Add new product category ở cột bên phải. Bạn có thể tạo một hạng mục mới cho sản phẩm bạn đang thêm vào.
Các hạng mục cho phép khách hàng của bạn dễ dàng tìm chọn những sản phẩm trên trang web của bạn.
Sau đó, bạn cần kéo xuống dưới một chút tới hộp Product Data. Đây là nơi bạn sẽ chọn các thông tin như thể loại sản phẩm, thêm giá sản phẩm, chính sách vận chuyển và những thông tin khác.
Tiếp đến, bạn sẽ thấy một hộp để thêm những mô tả ngắn về sản phẩm. Phần mô tả này sẽ được sử dụng cho những trang sản phẩm con khác nhau trên website của bạn. Bạn cần thêm vào đó một đoạn mô tả ngắn thật lôi cuốn và những thông tin hữu ích để giúp bạn có được nhiều click hơn.
Không có điều gì có thể làm cho một trang sản phẩm hữu dụng hơn đó chính là những hình ảnh của sản phẩm. WooCommerce làm cho việc này trở nên cực kỳ đơn giản để thêm những hình ảnh và ngay cả nhưng thư viện ảnh đi kèm với mỗi sản phẩm.
Đầu tiên, bạn cần thêm hình sản phẩm chính. Hình sản phẩm chính này rất quan trọng vì nó sẽ được dùng cho các trang mua sắm con thông qua cửa hàng của bạn.
Do đó, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh để tạo một thư viện ảnh cho các sản phẩm.
Bây giờ bạn hãy xem lại tất cả các thông tin sản phẩm mà bạn đã thêm cho đến lúc này. Nếu mọi thứ đều ổn, thì bạn đã sẵn sàng để sản phẩm này xuất hiện trên cửa hàng của mình.
Click vào nút Publish ở ngay hộp phía trên bên phải của màn hình để công bố sản phẩm của bạn.
Bây giờ bạn có thể lặp lại quá trình này để thêm nhiều sản phẩm hơn cho website của mình.
Bước 5. Chọn theme và mẫu WooCommerce
Có hàng ngàn các cửa hàng cạnh tranh nhau bán chung một loại sản phẩm. Việc lựa chọn một thiết kế đẹp cho cửa hàng của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách khách hàng nhìn nhận nhãn hiệu của bạn.
Có hàng ngàn template và theme WooCommerce trên thị trường. Dù bạn có thể dùng bất cứ theme WordPress nào trên WooCommerce thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng một theme được tạo ra dành riêng cho WooCommerce.
Có hàng ngàn theme miễn phí hoặc trả phí ở ngoài kia. Sự đa dạng này cũng là một khó khăn cho người mới vì nó phức tạp hóa việc chọn một theme phù hợp.
Để đơn giản hóa việc đó thì chúng tôi đã tự tay chọn ra những theme chuyên dụng cho WooCommerce mà bạn có thể sử dụng. Tất cả những theme này đều thân thiện với điện thoại di động, được tối ưu hóa cho SEO và có thiết kế đẹp mắt.
- Astra – Một trong những WooCommerce hàng đầu có sẵn những theme WordPress trên thị trường. Astra đi kèm với đầy đủ bộ hỗ trợ WooCommerce, template tạo sẵn cho các trang sản phẩm và mua sắm,và hàng chục website làm sẵn chỉ cần với 1 cú click.
- Ocean WP – Một trong những theme dễ dàng tối ưu nhất cho người dùng WooCommerce.
- Shoppe – Là một theme WooCommerce hiện đại và tối ưu cao cấp. Nó đi kèm với trình tạo trang riêng, cho phép bạn dễ dàng tạo các landing page cho các sản phẩm và chiến dịch của bạn.
- Outfitter Pro – Là một theme WooCommerce hiện đại, sành điệu và gọn gàng, được thiết kế đặc biệt cho các thương hiệu và cửa hàng thời trang.
Bạn có muốn tham khảo thêm những lựa chọn khác? Hãy xem ngay sự lựa chọn của chuyên gia của chúng tối về những theme WooCommerce tốt nhất cho một số lựa chọn xuất sắc.
Điều gì cần quan tâm khi lựa chọn một theme WooCommerce?
Khi nhìn vào tất cả những theme WooCommerce rất chuyên nghiệp này, liệu bạn có thắc mắc làm thế nào để chọn đúng theme cho doanh nghiệp của mình?
Dưới đây là một số mẹo cơ bản mà bạn có thể dùng để cân nhắc lựa chọn:
- Cố gắng tập trung vào sự đơn giản trong thiết kế. Một thiết kế đơn giản và tinh gọn sẽ giúp khách hàng tập trung vào những gì quan trọng và gia tăng chuyển đổi (conversion).
- Kiểm tra theme bạn đã chọn trên thiết bị di động. Hầu hết người dùng truy cập Internet từ thiết bị di động, do đó hãy đảm bảo theme bạn đang chọn trông tuyệt vời trên những màn hình nhỏ.
- Chỉ tải xuống các theme từ thư mục các theme của WordPress.org hoặc các cửa hàng theme thương mại điện tử đáng tin cậy. Theme từ các nguồn không đáng tin cậy có thể ẩn chứa các phần mềm độc hại có khả năng phá hoại doanh nghiệp của bạn.
- Kiểm tra các đánh giá và xếp hạng để tránh bất kỳ dấu hiệu tiềm ẩn không tốt nào.
Để biết thêm một số mẹo khác, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách chọn mẫu theme WordPress hoàn hảo cho dự án của bạn.
Khi bạn đã chọn được cho mình một theme WooCommerce, xem ngay hướng dẫn cách cài đặt một mẫu theme WordPress để thiết lập nó.
Bước 6. Cài đặt những tiện ích WooCommerce và Addon
Sức mạnh thực sự của WooCommerce đến từ các tiện ích mạnh mã và phần mở rộng. Các phần bổ sung này hoạt động chính xác như một mã nguồn plugin WordPress. Bạn có thể cài đặt chúng giống như bạn sẽ cài đặt bất kỳ plugin WordPress nào khác.
Có sẵn hàng ngàn các mã nguồn plugin cho WooCommerce và WordPress. Bạn có thể sử dụng chúng để tạo các biểu mẫu liên hệ, tạo các landing page, thêm bảng giá, phiếu quà tặng, ….
Dưới đây là danh sách dẫn đầu những mã nguồn mở plugin WooCommerce phải có cho bất kỳ cửa hàng thương mại điện tử nào.
- WPForms – Cho phép bạn dễ dàng tạo các biểu mẫu liên hệ, khảo sát khách hàng,biểu mẩu khách hàng đăng nhập, và các tính năng khác.
- MonsterInsights – Cho phép bạn cài đặt Google Analytics và theo dõi những sản phẩm, thể loại và các trang con landing page đang dẫn đầu của bạn. Xem được khách hàng của bạn đến từ đâu và họ làm những gì tren website của bạn.
- TrustPulse – Cho phép bạn tận dụng sự kiểm chứng xã hội và fomo để ngay lập tức chiếm được lòng tin của khách hàng và tạo ra hiệu quả doanh số cao hơn.
- BeaverBuilder – Là plugin xây dựng trang kéo và thả tốt nhất cho WooCommerce. Nó cho phép bạn dễ dàng tạo những trang landing page đẹp để quảng bá sản phẩm, các chiến dịch marketing, sự kiện bán hàng và nhiều hơn thế nữa.
- RafflePress – Giúp bạn chạy các chiến dịch viral để quảng bá cửa hàng WooCommerce của bạn.
Để xem danh sách đầy đủ hơn, hãy xem ngay danh sách các plugin WooCommerce tốt nhất được chọn lựa và đề xuất từ các chuyên gia của chúng tôi.
Bước 7. Các tài liệu để Phát triển cửa hàng WooCommerce
Bây giờ cửa hàng WooCommerce của bạn đã được tạo xong và đang vận hàng. Đây cũng là thời điểm để bắt đầu quảng bá cửa hàng WooCommerce và phát triển công việc kinh doanh của bạn.
Sau đây là một số tài liệu sẽ giúp bạn học hỏi thêm về WooCommerce và phát triển cửa hàng online của bạn như một người chuyên nghiệp.
1. Bắt đầu một danh sách email
Hơn 90% số người ghé thăm cửa hàng WooCommerce của bạn sẽ rời đi mà không mua hàng. Mất đi những người dùng này cũng giống như bạn đang mất tiền.
Vì thế, việc xây dựng một danh sách email là cực kỳ quan trọng đối với chủ các cửa hàng trực tuyến.
Danh sách email cho phép bạn cung cấp cho các khách hàng một cơ hội giữ liên lạc với bạn mà không cần mua bất cứ thứ gì. Điều này mở ra một đường dây giao tiếp trực tiếp giữa bạn và khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể cố gắng và thuyết phục họ mua hàng.
Hãy xem thêm hướng dẫn chi tiết và từng bước để bắt đầu một email tin tức đúng chuẩn cho cửa hàng WooCommerce.
Điểm hay ở WooCommerce là nó tích hợp với tất cả các dịch vụ email marketing lớn trên thế giới bao gồm Constant Contact, SendinBlue, Drip, và hàng ngàn dịch vụ khác.
2. Tạo thêm những khách hàng tiềm năng
Mỗi người dùng đăng ký vào danh sách email của bạn là một khách hàng/ chuỗi khách hàng tiềm năng. Đây là lý do tại sao cách tốt nhất để cung cấp cho khách truy cập website nhiều tùy chọn để tham gia danh sách email của bạn. Việc này được gọi là xây dựng khách hàng tiềm năng
Hầu hết các chủ cửa hàng đều mắc sai lầm khi chỉ thêm một hình thức đăng ký email cơ bản vào cửa hàng của họ, điều này làm ảnh hưởng đến tổng thể việc chuyển đổi khách hàng.
Đây là phần mà OptinMonster có thể giúp bạn. Đây là phần mềm tạo khách hàng tiềm năng tốt nhất trên thế giới cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi khách hàng vãng lai đã truy cập website thành người đăng ký email và sau đó là khách mua hàng.
Để biết thêm chi tiết, hãy xem những mẹo về cách chuyển đổi những khách truy cập WooCommerce thành khách hàng.
3. Theo dõi những người dùng của WooCommerce
Các cửa hàng thương mại điện tử rất cần dữ liệu marketing để đưa ra các quyết định sáng suốt. Dữ liệu này bao gồm khách truy cập của bạn đến từ đâu, sản phẩm nào phổ biến, sản phẩm nào hoạt động không tốt và hơn thế nữa.
Những insight này giúp bạn đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và điều chỉnh chiến lược tiếp thị của bạn cho phù hợp.
MonsterInsights giúp bạn dễ dàng hiểu được tất cả dữ liệu này bằng Google Analytics. Nó đi kèm với tính năng theo dõi thương mại điện tử nâng cao giúp bạn mở khóa kho dữ liệu hữu ích chỉ bằng vài cú nhấp chuột.
Hướng dẫn cho bạn tại đây, hãy xem ngay cách theo dõi khách hàng WooCommerce trong Google Analytics.
4. Học làm SEO WooCommerce
SEO hoặc Search Engine Optimization giúp bạn có được nhiều khách truy cập hơn từ các công cụ tìm kiếm đến cửa hàng WooCommerce của bạn.
Bản thân WooCommerce rất thân thiện với SEO, nhưng còn có rất nhiều thứ bạn có thể làm.
Hầu hết những người mới bắt đầu sẽ thấy làm SEO WooCommerce SEO hơi đáng sợ và khá kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị từng bước hoàn chỉnh để hướng dẫn làm SEO WooCommerce để giúp bạn sử dụng SEO đúng cách mà không cần sự trợ giúp từ bất kỳ chuyên gia nào.
5. Phục hồi doanh số từ các giỏ hàng bị bỏ
Khi một khách hàng thêm một sản phẩm vào giỏ hàng của họ, có đến 60-80% khả năng họ sẽ rời khỏi giỏ hàng mà không hoàn thành việc mua hàng. Đó là một mức trung bình từ tất cả các website thương mại điện tử, vì vậy thực tế nó có thể cao hơn nữa.
Nhiều chủ sở hữu website thương mại điện tử không chú ý đến số liệu này ngay từ đầu và điều này dẫn đến việc khá nhiều người đã để quên mất tiền thu từ khoản này.
Chúng tôi đã biên soạn một phao cứu sinh để dễ dàng phục hồi doanh số từ giỏ hàng WooCommerce bị bỏ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một khởi đầu tốt và sẽ giúp cải thiện doanh số tổng thể của bạn.
Hy vọng, những tài liệu này sẽ giúp bạn cải thiện cửa hàng WooCommerce và phát triển việc kinh doanh của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về WooCommerce
WooCommerce là một nền tảng vô cùng mạnh mẽ. Thông thường, các chủ doanh nghiệp có rất nhiều câu hỏi về WooCommerce trước khi bắt đầu bắt tay vào làm.
Sau khi giúp hàng ngàn người mới bắt đầu với WooCommerce, chúng tôi đã nghe được rất nhiều nhiều hỏi. Dưới đây là một số câu hỏi về WoooCommerce thường gặp nhất từ người dùng của chúng tôi.
1. Tôi có thể xem bản demo WooCommerce đang hoạt động ở đâu?
WooCommerce được sử dụng bởi hàng triệu website. Rất có thể là bạn đã truy cập nhiều website có hỗ trợ bởi WooCommerce mà không nhận thấy điều đó.
Nó không chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ, WooCommerce thực sự được sử dụng bởi một số thương hiệu hàng đầu thế giới.
Dưới đây là một số ví dụ yêu thích của chúng tôi về bản demo WooCommerce đang hoạt động.
1. Coffee Bros
Một cửa hàng WooComemrce tinh gọn và đơn giản, bán các loại cà phê pha trộn cổ điển và cao cấp.
2. Ripley’s Believe it or Not
Ripley’s Believe it or Not sử dụng WooCommerce cho cửa hàng sách trực tuyến của họ.
3. Gilmour
Thương hiệu thiết bị làm vườn nổi tiếng Gilmour sử dụng WooCommerce để bán sản phẩm trực tuyến. Website của họ là sự kết hợp cân bằng giữa thiết kế chức năng và đơn giản.
4. Flwr
Flwr là một studio thiết kế hoa nhỏ có trụ sở tại New Zealand. Website của họ có thiết kế đơn giản và thanh lịch với nền đẹp và trang mua sắm được tối ưu cao.
2. Những loại sản phẩm nào tôi có thể bán trên WooCommerce?
Bạn có thể bán bất kỳ loại sản phẩm nào với WooCommerce. Cho dù chúng là hàng hóa vật lý (sản phẩm yêu cầu vận chuyển), tải xuống kỹ thuật số (sách điện tử, phần mềm, nghệ thuật số) hoặc thậm chí là đăng ký định kì (subscriptions).
WooCommerce có các tiện ích mở rộng cho phép bạn sử dụng nó như một nền tảng đặt phòng, website đấu giá, thị trường với nhiều nhà cung cấp, dropshippping, và thêm một số khác.
3. Một số lựa chọn thay thế cho WooCommerce?
WooCommerce rất linh hoạt và dễ dàng sử dụng, nhưng có thể nó không phải luôn là giải pháp chuẩn nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể tìm thấy một số giải pháp khác phù hợp hơn. Hãy xem danh sách Những lựa chọn thay thế WooCommerce tốt nhất của chúng tôi để biết thêm nhiều ví dụ cụ thể.
4. Tôi có thể sử dụng WooCommerce cho Dropshipping không?
Dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể. Thực tế, WooCommerce là lựa chọn số 1 để tạo một website dropshipping. Có một vài plugin WooCommerce dropshipping xuất sắc cho phép bạn dễ dàng xử lý các đơn đặt hàng, quản lý nhà cung cấp và tự động hóa toàn bộ quy trình.
Để xem hướng dẫn từng bước, xem ngay bản hướng dẫn dropshipping hoàn chỉnh cho những người mới bắt đầu của chúng tôi.
5. Tôi có thể thêm một blog vào WooCommerce không?
Câu trả lời là bạn có thể. Cửa hàng WooCommerce của bạn chạy trên WordPress là nền tảng viết blog tốt nhất trên thế giới. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo một phần blog riêng và bắt đầu viết các bài đăng.
6. Tôi có thể thay đổi tên cửa hàng WooCommerce của mình không?
Bạn có thể thay đổi tên cửa hàng của mình bằng cách truy cập mục Settings » General trong khu vực quản trị WordPress. Đơn giản chỉ cần thay đổi tiêu đề thành bất cứ điều gì bạn muốn gọi cửa hàng của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi tên miền của cửa hàng WooCommerce, để làm điều này là một quá trình hơi khác. Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách để chuyển WordPress qua một tên miền mới mà không làm mất SEO.
7. Thông tin đăng nhập WooCommerce ở đâu?
Bạn không có một thông tin đăng nhập WooCommerce riêng cho khu vực quản trị vì WooCommerce là một plugin WordPress. Để đăng nhập vào bảng điều khiển WordPress của bạn, chỉ cần sử dụng link đăng nhập WordPress.
Tuy nhiên, khách hàng của bạn sẽ có thông tin đăng nhập WooCommerce. Do đó, họ có thể đăng nhập vào khu vực quản lý tài khoản của họ để theo dõi các đơn hàng. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách tạo các biểu mẫu thông tin đăng nhập khách hàng cho WordPress.
8. Làm thế nào để tôi có thể nhận được hỗ trợ từ WooCommerce?
Vì WooCommerce là một phần mềm miễn phí, nên một số hỗ trợ giới hạn cho WooCommerce có sẵn thông qua các forum cộng đồng WordPress cũng như các website chính thức của WooCommerce.
Phần lớn sự hỗ trợ WooCommerce được cung cấp bởi nhà cung cấp hosting WooCommerce hoặc các developer về tiện ích mở rộng và theme WooCommerce riêng lẻ.
Đối với công việc phát triển và tối ưu WooCommerce theo yêu cầu khách hàng, bạn có thể thuê một developer WordPress từ một nguồn cung cấp đáng tin cậy như Codeable.
Chúng tôi hy vọng những chia sẻ, hướng dẫn về WooCommerce này sẽ giúp bạn học được cách thiết lập WooCommerce và tạo một cửa hàng thương mại điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm các hướng dẫn của chúng tôi về việc tạo một địa chỉ email doanh nghiệp miễn phí và các dịch vụ điện thoại cho doanh nghiệp tốt nhất.
Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook.