Chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi của người dùng về việc cài đặt plugin hay tự chỉnh sửa code trong Functions.php sẽ tốt hơn. Phải chăng tự chỉnh sửa code trong Functions.php sẽ luôn tốt hơn là cài hẳn 1 plugin với nhiều tùy chọn? Nếu bạn đang có câu hỏi này, ở bài viết này CunghocWP sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Cài đặt plugins và tự chỉnh sửa code trong functions.php
Thông thường, để thêm 1 tính năng vào website của bạn, bạn có thể thấy 2 hướng dẫn:
- Cách 1 là cài đặt 1 plugin
- Cách 2 là tự chỉnh sửa code trong file functions.php.
Cả 2 cách đều mang lại kết quả giống nhau. Tuy nhiên, nhiều người muốn tìm hiểu rõ hơn cách làm nào sẽ giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của WordPress hơn.
Khi cài đặt quá nhiều plugin, nhiều người lo ngại chúng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truy cập trang web và việc bảo mật trong website WordPress của họ. Cũng có những người lại sợ khi tự mình vọc vạch code trong functions.php sẽ khiến website bị lỗi.
Vậy hãy cùng CunghocWP so sánh cả hai giải pháp trên để tìm hiểu xem giải pháp nào là điều tốt nhất nên làm nhé.
Ưu và nhược điểm của functions.php
File Functions.php cho phép những người phát triển xác định được các tính năng có trong theme mà họ thực hiện. File này có thể được coi là 1 plugin khổng lồ với vô vàn tính năng có thể dễ dàng thêm bớt vào website của bạn.
Bạn có thể xem qua 1 vài ưu, nhược điểm khi sử dụng file functions.php dưới đây
Ưu điểm
- Dễ dàng chỉnh sửa với các “trình chỉnh sửa” tích hợp trong theme mà bạn đang sử dụng.
- Dễ dàng sao chép và dán các đoạn code vào file functions.php để thêm bớt tính năng.
- Giúp bạn nghiên cứu các tính năng của theme mà bạn đang dùng.
Tuy nhiên, khi sử dụng functions.php để thêm bớt tính năng, bạn cũng sẽ gặp một số nhược điểm.
Nhược điểm
- Đoạn code của bạn sẽ không hoạt động khi đổi sang một theme khác.
- Nếu không sử dụng child theme, bạn có thể mất các tính năng khi cập nhật theme lên phiên bản cao hơn.
- Những người không am hiểu về lập trình có thể khá khó khăn khi sử dụng.
- Một số chức năng phức tạp yêu cầu đoạn code không lồ gây khó khăn cho nhu cầu chỉnh sửa sau này.
Hiểu thêm về giới hạn của file functions.php trong WordPress
Có nhiều thủ thuật hữu ích file functions.php khiến nó rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nó không phải là sự thay thế hoàn hảo cho các plugin WordPress.
Thêm 1 đoạn code vào file functions.php sẽ tác động đến hiệu suất của website tương tự với việc bạn cài đặt 1 plugin có cùng chức năng.
Không phải tất cả các chức năng và tính năng bạn cần đều có thể được thêm vào file functions.php. Ví dụ: một đoạn code có thể sẽ cần thêm css và JavaScripts để hoạt động chính xác.
Do đó, chúng tôi tin rằng file functions.php nên được dành cho các nhà phát triển để họ có thể thêm và quản lý các tính năng của mình hơn là dành cho người dùng phổ thông.
Ưu và nhược điểm của việc cài đặt Plugin
Plugin WordPress giống như các ứng dụng cho trang web WordPress của bạn. Chúng có thể tự liên kết với các tính năng sẵn có của WordPress để cung cấp thêm nhiều tính năng hơn cho website của bạn.
Bạn có thể xem thêm bài viết lý giải về plugin WordPress là gì và chúng hoạt động như thế nào của chúng tôi để biết rõ hơn.
Dưới đây là một số lợi thế của việc sử dụng plugin thay vì tự chỉnh sửa code
Ưu điểm
- Một plugin WordPress không phụ thuộc vào theme mà bạn đang sử dụng.
- Với cùng 1 tính năng, plugin hay tự chỉnh sửa code file functions.php đều có hiệu suất tương đương khi sử dụng.
- Dễ dàng hơn để vô hiệu hóa, cập nhật hoặc cài đặt lại khi cần thiết
- Dễ quản lý hơn khi bạn biết mỗi plugin mang lại lợi ích gì ở mô tả của nó.
Tuy nhiên, việc cài đặt plugin cũng sẽ mang lại 1 số nhược điểm như:
Nhược điểm
- Bạn sẽ phải update cho plugin thường xuyên
- Tác giả của plugin có thể không hỗ trợ trong tương lai, đặc biệt là với các plugin miễn phí.
- Bạn sẽ không biết plugin đó chèn các đoạn code nào vào website của mình.
- Đôi khi có 1 số plugin có thể gây nguy hại cho website của bạn.
Plugin và functions.php – Cái nào tốt hơn?
Nếu có một plugin cùng chức năng với đoạn code bạn muốn thêm vào functions.php, bạn nên sử dụng plugin.
Về mặt hiệu suất, các đoạn code này chạy ở đâu không quan trọng, bạn có thể an tâm cài 1 plugin mà không cần quá lo lắng.
So với quản lý các đoạn code mà bạn đã thêm vào file chức năng, việc quản lý các plugin sẽ đơn giản hơn rất nhiều .
Khi sử dụng plugin, bạn có thể có các lợi ích như: Được cập nhật, sửa lỗi, cải thiện hiệu suất… trong những lần update tiếp theo từ tác giả.
Khi nào nên thêm mã vào file functions.php?
Nếu các chức năng bạn cần không có sẵn dưới dạng plugin, bạn nên thêm chúng vào file functions.php.
Nếu thường xuyên cần phải thêm code vào website của mình, thay vì sử dụng file functions.php, bạn có thể lưu chúng trong 1 plugin dành riêng cho trang web của bạn hoặc sử dụng plugin Code Snippets để sắp xếp tất cả các đoạn code này.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc nên sử dụng plugin hay tự chỉnh sửa code trong Functions.php? Ngoài ra, bạn cũng có thể muốn xem thêm hướng dẫn của chúng tôi về cách chọn plugin WordPress tốt nhất cho trang web của bạn với người mới bắt đầu.
Nếu thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể theo dõi chúng tôi trên Twitter và Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ cunghocwp.com
Chúc các bạn thành công!