Chào mừng quý bạn và các vị đã quay trở lại với CunghocWP, tôi là tiendatdinh ^^~
Có cả đóng nền tảng CMS giúp bạn xây dựng website của mình. Bạn đang tự hỏi liệu nền tảng nào là tốt nhất để sử dụng?
Nền tảng CMS hay còn được gọi là hệ thống quản lý nội dung sẽ cho phép bạn tạo một website mà không cần am hiểu về lập trình (đa phần là vậy). Hiện nay có rất nhiều CMS có sẵn giúp bạn làm điều đó, và, bạn cũng đang điên đầu để lựa chọn?
Trong bài viết này, CunghocWP sẽ giải thích cho bạn những điều quan trọng để lựa chọn một nền tảng CMS phù hợp. Chúng tôi sẽ đưa ra những lựa chọn tốt nhất hiện nay cùng với sự so sánh chi tiết nhất có thể.
Bắt đầu tìm hiểu với CunghocWP nhé.
Nền tảng CMS là gì?
Nền tảng CMS hay còn được gọi là hệ thống quản lý nội dung sẽ cho phép bạn tạo một website mà không cần am hiểu về lập trình (đa phần là vậy).
Thông thường, các website được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, .net, HTML, JavaScripts và CSS. Nếu bạn đang xây dựng một website mà không có CMS, bạn sẽ cần học các ngôn ngữ này và phải viết rất nhiều dòng code.
Các nền tảng CMS sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn bằng cách cho phép bạn tạo ra một website mà không cần viết những đoạn code hay học lập trình.
Trừ khi hiện tại bạn đang tìm kiếm một CMS thân thiện với các nhà phát triển thì chắc chắn bạn đã có kĩ năng lập trình rồi ^^
Chọn nền tảng CMS tốt nhất cho website của bạn
Dù có rất nhiều nền tảng CMS khác nhau, thì việc chọn một nền tảng tốt nhất là khá khó khăn. Trước khi bạn chuyển sang nội dung so sánh của chúng tôi, đây là những gì bạn nên biết khi tìm kiếm một CMS tốt.
Dễ sử dụng
Bạn nên tìm một CMS dễ sử dụng, các CMS tốt sẽ cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa hoặc tạo nội dung bằng cách kéo thả. Bạn cũng có thể thêm các yếu tố khác nhau vào website của mình một cách đơn giản.
Điều đó giúp bạn nhanh chóng thay đổi nội dung trên website của mình mà không gặp quá nhiều trở ngại.
Dễ tinh chỉnh thiết kế
Mỗi nền tảng CMS khác nhau sẽ cung cấp cho bạn nhiều mẫu thiết kế theme khác nhau. Nó cũng phải cho phép bạn dễ dàng tinh chỉnh lại các phần trên website của bạn theo yêu cầu riêng của từng người. Tốt nhất là chúng ta có thể chỉnh sửa nó mà không cần viết bất cứ đoạn code nào.
Tính cơ động của dữ liệu
Một nền tảng CMS tuyệt vời sẽ cho bạn khả năng di chuyển dữ liệu sang một nơi khác hoặc một nền tảng CMS khác.
Ví dụ bạn cần chuyển đổi hosting hoặc chuyển đổi sang một nền tảng khác. Tính cơ động của dữ liệu sẽ giúp bạn thực hiện điều này một cách tự do mà không gặp các lỗi hay khó khăn phát sinh.
Plugin và addons
Không phải tất cả website đều giống nhau. Do đó không phải bất cứ nền tảng CMS nào cũng cung cấp các tính năng giống nhau cho bạn.
Plugin và addons sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề trên. Bạn có thể cài đặt các tiện ích, tính năng mới cho website của bạn khi cần. Hãy lưu ý chúng khi tìm kiếm một CMS trước khi bắt tay thực hiện xây dựng website của bạn.
Trợ giúp và chăm sóc từ người phát triển
Dù các nền tảng CMS được tạo ra với mục đích giúp việc xây dựng website đơn giản hơn. Nhưng đôi khi bạn vẫn sẽ cần hỗ trợ với vài câu hỏi khó. Do đó, hãy tìm hiểu xem liệu lúc bạn cần thắc mắc thì bạn có tìm được câu trả lời cho vấn đề dễ dàng hay không?
Một số nhà cung cấp CMS sẽ có kênh chăm sóc khách hàng riêng. Những nền tảng khác đôi khi sẽ có các kênh cộng đồng giúp bạn trả lời các vấn đề gặp phải bất kể ngày đêm.
Giá thành
Bạn có thể sử dụng các nền tảng CMS hoàn toàn miễn phí. Đi kèm với đó, cũng có các nền tảng CMS bạn sẽ cần thuê nó theo tháng hoặc năm… Với các nền tảng miễn phí, thông thường bạn sẽ phải trả tiền cho các plugin, thiết kế hoặc cơ bản nhất là hosting và tên miền của bạn.
Hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về giá cả khi sử dụng một CMS, nó sẽ giúp bạn tối ưu chi phí xây dựng website của bạn.
Bây giờ, khi đã có kiến thức để lựa chọn một nền tảng CMS phù hợp, hãy CunghocWP đi đến bài viết so sánh về các nền tảng CMS tốt nhất hiện nay nhé 🙂
So sánh 15 nền tảng CMS phổ biến nhất năm 2020
1. WordPress.org
WordPress.org là lựa chọn số một của chúng tôi trong bài viết này. Đây là phần mềm CMS phổ biến nhất thế giới với khoảng 35% website hiện tại trên Internet sử dụng nó.
Điều quan trọng là bạn không được nhầm lẫn giữa WordPress.org và WordPress.com. WordPress.org là một CMS mã nguồn mở miễn phí giúp bạn tạo website của mình, ngoài ra nó cũng có thể giúp bạn tạo 1 cửa hàng trực tuyến cực kỳ đơn giản. Còn đối với WordPress.com, đây chỉ là một nền tảng lưu trữ blog mà thôi.
Nếu bạn không chắc chắn về 2 nền tảng này, hãy xem bài so sánh chi tiết về WordPress.com và WordPress.org tại đây của chúng tôi.
Lưu ý: Khi nói về WordPress tại CunghocWP, chúng có nghĩa là WordPress.org. Chúng tôi sẽ nói rõ WordPress.com trong từng trường hợp cụ thể khi sử dụng đến chúng.
Bạn cũng cần tìm một nhà cung cấp dịch vụ hosting để lưu trữ website WordPress của mình, bạn có thể tham khảo qua danh sách nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất mà chúng tôi so sánh tại đây.
Ưu điểm
- WordPress cung cấp cho bạn sự linh hoạt để xây dựng bất kỳ website nào từ cửa hàng trực tuyến, website tin tức, trang đấu giá, trang blog…
- Khi sử dụng, nó không yêu cầu bạn am hiểu về lập trình. Bạn có thể dùng trình chỉnh sửa block mặc định của WordPress để tạo ra giao diện tuyệt vời trên website của bạn.
- Bạn cũng có thể tự do kiếm tiền từ website theo bất cứ cách nào bạn muốn.
- Có hàng chục ngàn bộ theme và plugin có sẵn cho WordPress. Nó cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng nào bạn thích vào website.
- WordPress thực sự được thiết kế để tối ưu hóa cho những công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tạo URL, danh mục, thẻ… thân thiện với SEO một cách đơn giản. Bạn cũng có thể sử dụng các plugin tối ưu SEO giúp bạn làm tốt công việc này hơn.
- WordPress cũng có một cộng đồng rất lớn xung quanh nó. Bạn có thể tham gia nhóm Facebook của Tinohost hay CunghocWP để nhận được sự trợ giúp bất cứ khi nào bạn gặp phải vấn đề cần giải đáp.
- WordPress cũng cung cấp rất nhiều khả năng mở rộng, điều này khiến nó trở thành CMS lý tưởng cho người mới bắt đầu cũng như các nhà phát triển website.
- Cuối cùng, WordPress cho phép bạn tải xuống tất cả nội dung ở định dạng XML hoặc backup toàn bộ những gì bạn đã làm cho website của mình. Những thứ này sẽ giúp bạn di chuyển sang một hệ thống khác cực kỳ đơn giản trong tương lai khi bạn cần.
Nhược điểm
- Bạn sẽ cần mua tên miền và hosting để cài đặt WordPress. Lúc này, bạn sẽ cần tìm hiểu về vấn đề bảo mật, sao lưu… để duy trì website của bạn tốt nhất.
- Bởi vì WordPress cung cấp rất nhiều tùy chọn để tinh chỉnh, đôi khi bạn sẽ thấy hơi nản khi bắt đầu tìm hiểu. Đó chính là việc tại sao những người mới sẽ sử dụng các plugin xây dựng trang kéo thả trong WordPress.
Giá cả
Việc sử dụng WordPress bản thân nó không gây thiệt hại bất cứ khoản chi phí nào cho bạn. Tuy nhiên bạn sẽ cần mua một tên miền (khoảng 200k/ năm) và 1 hosting (khoảng 70k/ tháng) để cài đặt website của mình.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam. Bạn có thể sử dụng dịch vụ cung cấp hosting và tên miền của Tinohost để nhận được những ưu đãi tốt nhất hiện nay.
Nếu cần trợ giúp, bạn có thể xem qua hướng dẫn xây dựng một website hoàn chỉnh tại bài viết này của chún tôi.
2. Joomla
Là một nền tảng CMS miễn phí phổ biến khác. Joomla đi kèm với rất nhiều mẫu cùng các phần mở rộng khác nhau. Nó là mã nguồn miễn phí để sử dụng nhưng bạn cũng sẽ cần tên miền và hosting để cài đặt.
Nó được phát hành lần đầu vào năm 2005. Nó đã trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay, Joomla được tích hợp nhiều tính năng cũng như nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting đã cung cấp việc cài đặt Joomla chỉ mới 1 click. Tuy nhiên, nền tảng này phù hợp với các nhà phát triển website có kinh nghiệm hơn là với những người mới bắt đầu tìm hiểu.
Ưu điểm
- Joomla cung cấp cho bạn rất nhiều tính linh hoạt cùng nhiều tùy chọn. Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn xây dựng một website phức tạp với nhiều tính năng.
- Dù Joomla đặc biệt hữu ích cho các nhà phát triển, bạn vẫn có thể sử dụng nó ngay cả khi bạn không biết lâp trình.
- Giống với WordPress, Joomla là mã nguồn mở và có rất nhiều cộng đồng hoạt động giúp bạn giải quyết các khó khăn nhanh chóng.
- Bạn có thể dùng Joomla để khởi chạy một cửa hàng trực tuyến vì nó đã có sẵn các tiện ích mở rộng cho việc này.
Nhược điểm
- Đối với cả những người hâm mộ Joomla thì đa phần họ đều thừa nhận Joomla khá phức tạp. Tuy vào những gì bạn muốn thực hiện với nó, bạn có thể sẽ cần thuê các nhà phát triển website chuyên nghiệp để thực hiện.
- Không có nhiều lựa chọn để bạn cài thêm các phần mở rộng cùng các tính năng bổ xung cho website. Nếu bạn đã quen với WordPress, có thể bạn sẽ hơi thất vọng với Joomla ở khoản này.
- Có thể bạn sẽ gặp vài vấn đề về khả năng tương thích khi cài đặt nhiều plugin hoặc module khác nhau trên Joomla nữa @@
Giá cả
Giống với WordPress, bạn sẽ cần mua tên miền, hosting để cài đặt Joomla lên đó.
Bạn có thể phải trả tiền thêm cho vài tiện ích mở rộng để thêm tính năng cho website của bạn. Thậm chí bạn cũng có thể phải thuê các nhà phát triển để thực hiện những tính năng nâng cao hơn.
3. Drupal
Là một CMS mã nguồn mở khác. Drupal đứng đằng sau một số website lớn bao gồm các website của trường đại học, các website kinh tế…
Drupal là một lựa chọn tốt cho các nhà phát triển hoặc cho những người có đủ kinh phí để thuê các dịch vụ phát triển website. Nếu bạn cần xây dựng một website có độ tùy biến cao và sử lý nhiều dữ liệu. Drupal là một lựa chọn cho bạn.
Ưu điểm:
- Dễ dàng thêm nội dung trên Drupal với các loại nội dung tùy chỉnh linh hoạt.
- Có rất nhiều module có sẵn mà bạn có thể thêm vào website của mình. Các module này hoạt động gần giống với các plugin trong WordPress.
- Có cộng đồng hoạt động rỗng rãi để bạn có thể giải quyết các vấn đề gặp phải một cách dễ dàng.
- Quản lý người dùng đơn giản cùng một hệ thống tích hợp trong đó bạn có thể chỉ định các vài trò cho người dùng.
Nhược điểm:
- Đối với Drupal, bạn rất khó để tìm ra cách thay đổi giao diện hoặc thêm các tính năng bổ xung. Điều này khiến nó không thân thiện với người dùng mới như WordPress.
- Đa phần Drupal muốn thay đổi giao diện, bạn sẽ cần một nhà thiết kế hoặc phát triển website với chi phí đắt đỏ.
4. WooCommerce
WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới hiện nay với sự linh hoạt và cực dễ dàng quản lý.
WooCommerce về mặt kỹ thuật không phải là một nền tảng CMS. Thay vào đó, nó hoạt động như một plugin trên WordPress, do đó, bạn cần phải có WordPress để sử dụng WooCommerce.
Tuy nhiên, nếu nó là một CMS thì nó sẽ chiếm đến 5,8% thị phần website hiện tại. Đó là tỷ lệ % các website trên thế giới đang sử dụng nó.
Ưu điểm
- WooCommerce có sẵn dưới dạng phần mềm miễn phí, bạn sẽ cần tên miền và hosting để có thể sử dụng WooCommerce.
- Có rất nhiều theme có sẵn cho WooCommerce giúp website của bạn trông đẹp mắt hơn.
- WooCommerce có rất nhiều tiện ích mở rộng cho phép bạn thêm các tính năng bổ xung vào website của bạn.
- Bạn có thể bán bất cứ thứ gì với WooCommerce.
- Bạn cũng có thể toàn quền quản lý kho hàng của mình và theo dõi những gì còn lại trong kho với WooCommerce.
- WooCommerce đi kèm với thanh toán PayPal và Stripe theo mặc định, bạn cũng có thể thêm bất cứ cổng thanh toán nào qua các plugin bổ xung cho WooCommerce.
Nhược điểm
- Có rất nhiều tùy chọn khác nhau trong WooCommerce, điều này có thể gây khó khăn một chút cho người mới tìm hiểu.
- WooCommerce về mặt kỹ thuật hoạt động tốt với bất kỳ theme WordPress nào, nhưng có thể bạn sẽ muốn sử dụng nó với những bộ theme được tạo riêng để dùng với WooCommerce.
Giá cả
Bản thân plugin này là miễn phí, tuy nhiên bạn có thể cần chi trả cho các plugin hoặc tiện ích mở rộng cho cửa hàng của bạn.
Bạn cũng cần trả tiền để mua tên miền, hosting để duy trì website. Tinohost là một nhà cung cấp dịch vụ hosting tuyệt vời rất thích hợp cho bạn tạo các website bán hàng bằng WooCommerce.
5. BigCommerce
BigCommerce là một nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) có thể nói nền tảng có tất cả trong một. Rất dễ dàng cho người mới bắt đầu khi sử dụng BigCommerce.
BigCommerce lưu trữ website cho bạn, cung cấp nền tảng CMS quản lý. Nó cũng tự bảo mật và sao lưu nội dung giúp bạn.
Ưu điểm
- Bạn có thể dùng thử phiên bản miễn phí trước khi quyết định chi trả cho nó.
- Bạn có thể sử dụng một tên miền miễn phí của BigCommerce hoặc mua một tên miền cho riêng bạn.
- Có nhiều cách để thanh toán trong BigCommerce. Khách hàng có thể sử dụng PayPal, Apple Pay, Amazon Pay hoặc thanh toán qua thẻ tín dụng…
- BigCommerce có sẵn cá tùy chọn hỗ trợ mà bạn có thể truy cập từ bảng điều khiển. Bạn sẽ được chăm sóc 24/7 với live chat, email, điện thoại hoặc qua các kênh hỗ trợ cộng đồng.
- Bạn có thể sử dụng BigCommerce với WordPress nếu muốn.
Nhược điểm
- BigCommerce không cung cấp nhiều quyền kiểm soát gian hàng cho bạn như WooCommerce. Bạn sẽ bị hạn chế việc sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ 3 để phát triển website của mình.
- Khi doanh số của bạn đạt đến ngưỡng nhất định. Mỗi năm, bạn sẽ tự động được chuyển lên gói cao cấp hơn. Điều đó sẽ khiến bạn phải chi trả chi phí nhiều hơn cho BigCommerce.
Giá cả
Bạn sẽ cần thuê BigCommerce theo tháng để sử dụng. Điều này không hiệu quả về mặt chi phí so với các nền tảng khác. Với kế hoạch sử dụng, bạn có thể tiết kiệm một chút bằng cách thuê theo năm thay vì theo tháng.
Giá rẻ nhất mà bạn có thể chi trả là 29.95$/ tháng cho doanh thu 50k$/ năm. Gói cao nhất là 249.85$/ tháng với mức doanh số hàng năm từ website của bạn lên đến 400k $.
6. Shopify
Shopify là một nền tảng CMS mà bạn sẽ không cần phải mua hosting hay cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ nào.
Nó có một giao diện kéo thả đơn giản. Nó cũng hỗ trợ bán hàng, thật tuyệt vời nếu bạn có một cửa hàng vật lý cùng một gian hàng trực tuyến phải không nào?
Ưu điểm
- Bạn có thể để người dùng thanh toán qua thẻ tín hoặc hoặc thẻ ghi nợ, PayPal.
- Có rất nhiều tiện ích mở rộng và các theme có sẵn cho Shopify. Bạn cũng có thể mua các ứng cụng từ bên thứ ba để thêm các tính năng vào cửa hàng của mình.
- Bạn không cần nâng cấp lên các gói cao hơn nếu doanh số của bạn phát triển.
- Shopify hỗ trợ 24/7 qua live chat, email hoặc điện thoại. Ngoài ra bạn cũng có rất nhiều tài liệu hướng dẫn cho người mới bắt đầu.
Nhược điểm
- Chi phí để sử dụng Shopify khá cao, đặc biệt là bạn muốn thêm các tính năng từ bên thứ ba vào cửa hàng.
- Bạn có thể thấy nếu muốn thêm các tính năng đơn giản vào cũng khá khó khăn vì chúng không có sẵn. Các tính năng của Shopify bị hạn chế hơn nhiều so với WordPress.
Giá cả
Các gói sử dụng của Shopify tương tự với BigCommerce . Có một sự khác biệt là Shopify không yêu cầu bạn nâng lên gói cao hơn khi doanh số của bạn phát triển.
Gói rẻ nhất mà bạn có thể sử dụng là 29$/ tháng và đắt nhất là 229$/ tháng. Bạn có thể giảm chi phí một chút khi mua chúng theo năm.
7. WordPress.com
WordPress.com là phiên bản lưu trữ trương mại của WordPress. Bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn nó với WordPress.org do chúng khá giống nhau.
Nếu không chắc chắn, hãy xem qua bài so sánh của chúng tôi về WordPress.com và WordPress.org tại đây.
Nói về WordPRess.com. nó là một nền tảng CMS giúp bạn thực hiện tất cả. Từ việc lưu trữ, cung cấp tên miền…
Ưu điểm
- WordPress.com rất dễ để bắt đầu. Bạn có thể chỉnh sửa, thêm mới nội dung dễ dàng.
- Việc tạo 1 website với WordPress.com là hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn trả tiền, bạn có thể sử dụng tên miền của riêng mình với gói rẻ nhất của WordPress.com.
- Có nhiều theme khác nhau có sẵn trên WordPress.com. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giao diện trong khu vực quản trị WordPress.
- Khi website của bạn phát triển, bạn có thể nâng cấp lên một gói pro mới. Có rất nhiều tùy chọn cùng các tính năng ưu việt mà bạn có thể lựa chọn.
- WordPress.com có cả các phần tích hợp giúp bạn xem số liệu thống kê người truy cập trong mục quản trị.
- Rất đơn giản để chuyển đổi từ WordPress.com sang WordPress.org.
Nhược điểm
- WordPress.com có các tùy chọn bật kiếm tiền cho website của bạn một cách hạn chế.
- Bạn không thể tùy chỉnh lại tên miền trừ khi bạn mua gói nâng cấp giá thấp nhất của họ.
- Bạn có thể thêm các plugin cho website nhưng nó không có nhiều như đối với WordPress.org.
- Bạn không có toàn quyền kiểm soát website của mình như đối với WordPress.org.
Giá cả
Bạn có thể sử dụng WordPress.com miễn phí, nếu muốn tùy chỉnh tên miền riêng, bạn có thể mua gói trả phí của họ.
Gói rẻ nhất là 48$/ năm tương đương 4$/ tháng, hoặc bạn cũng có thể chuyển sang các gói cao cấp hơn như 540$/ năm với các tính năng thương mại điển tử, cài đặt nâng cao…
Ngoài ra cũng có các gói VIP khác bao gồm các tính năng bổ xung ưu việt khác mà bạn có thể sử dụng.
8. Ghost
Ghost là một nền tảng CMS được thiết kế dành riêng cho các blogger. Bạn có thể thấy khá kỳ quặc khi nghe tên của nền tảng này phải không nào? CMS này giúp bạn có thể hiển thị nội dung không chỉ trên website mà còn giúp bạn gửi những nội dung này đến thiết bị di động hoặc một ứng dụng chẳng hạn.
Nếu chỉ là một người viết blog thông thường, bạn không cần quá lo lắng về điều này.
Ưu điểm
- Bạn có thể dùng Markdown khi đang viết hoặc chỉnh sửa bài trong Ghost. Markdown là một định dạng văn bản nơi bản có thể thêm các ký tự đặc biệt để giúp văn bản của bạn có thể in đậm, in nghiêng…
- Ghost có một trình soạn thảo nội dung sử dụng tag, chúng hơi khác so với trình soạn thảo block trong WordPress.
- Ghost hỗ trợ tuyệt vời cho SEO, bạn không cần thêm bất cứ plugin nào để sử dụng những tính năng tối ưu SEO tuyệt vời này.
- Ghost được thiết lập tốt để bán bán nội dung. Do đó, nếu bạn muốn tạo 1 blog hoặc tạp chí mà người dùng cần trả tiền để xem nội dung. Ghost sẽ giúp bạn.
Nhược điểm
- Ghost không linh hoạt và có nhiều tính năng như WordPress.
- Ghost là một nền tảng để viết blog, du vậy một số người dùng thấy nó khá phức tạp với những tính năng nâng cao của Ghost.
Giá cả
Bạn có thể sử dụng Ghost miễn phí, nhưng bạn cần chi trả cho tên miền và hosting để lưu trữ. Một điều nữa là Ghost không được hỗ trợ nhiều bởi những nhà cung cấp dịch vụ hosting.
Bạn có thể sử dụng gói hosting cung cấp bởi Ghost với gói cơ bản là 36$/ tháng hoặc gói cao cấp hơn khi người dùng của bạn tăng lên với giá 249$/ tháng.
9. Magento
Magento là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở đến từ Adobe. Có phiên bản miễn phí và bạn có thể tải xuống để cài đặt mang tên Magento Open Source.
Nếu bạn muốn sử dụng, bạn có thể dùng hosting tại SiteGround Magento để đơn giản nhất trong quá trình tìm hiểu.
Magento có phiên bản pro đi kèm với các hỗ trợ đầy đủ kèm tính năng lưu trữ, tuy nhiên nó khá là tốn kém.
Ưu điểm
- Magento có khả năng tùy biến cao với nhiều tiện ích mở rộng từ bên thứ ba.
- Magento có thể sử lý rất nhiều sản phẩm và khách hàng. Nó cho phép bạn phát triển dễ dàng website mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ trang web.
- Magento được sử dụng bởi một số thương hiệu nổi tiếng như Nike, Ford, Cocacola.
- Bạn có thể kết nối đa dạng cổng thanh toán với Magento.
Nhược điểm
- Nếu bạn chỉ mới bắt đầu trong việc phát triển Thương mại điện tử, Magento có vẻ hơi quá sức.
- Có thể khó tìm được nhà phát triển tốt cho các dự án Magento và việc thuê họ có thể rất tốn kém.
- Việc hỗ trợ cũng khá khó khăn, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng Mã nguồn mở Magento và chỉ dựa vào các diễn đàn hỗ trợ trực tuyến.
Giá cả
Magento giá đương nhiên không hề rẻ. Có thể bạn không tin, Magento còn không cho biết nó có giá bao nhiêu khi sử dụng =)))))))
Giá để dùng rơi vào khoản 22.000$/ năm. Vâng, là hai mươi hai nghìn đô la đấy ạ. Bạn nên loại bỏ ngay ý nghĩ sử dụng nó cho doanh nghiệp vừa mới thành lập nhé :)))
10. Textpattern
Textpotype là một nền tảng CMS đơn giản, được ra mắt vào năm 2003. Nó là mã nguồn mở có nhiều tài liệu hỗ trợ giúp bạn khá dễ dàng khi tìm hiểu.
Ưu điểm
- Bạn có thể thay đổi các theme, sửa đổi và tinh chỉnh nó hoàn toàn miễn phí.
- Textpattern có acchs tiếp cận linh hoạt giúp bạn hệ thống lại nội dung. Bạn cũng có thể dùng các phần của Wikipadia và các doanh mục của Google để xắp xếp lại chúng, người đọc có thể đăng ký nhận thông tin qua RSS để xem những thông tin khác nhau trên website của bạn.
Nhược điểm
- Bạn sẽ phải thực hiện từng bước cài đặt Textpattern vì chúng không có hỗ trợ cài đặt với 1 click trên các nhà cung cấp dịch vụ hosting nào.
- Textpattern không đặc biệt nổi bật và nó không phổ biến cho lắm. Bạn cũng khó thuê được những nhà phát triển website cho nó hơn các CMS khác.
Giá cả
Bạn chỉ cần chi trả cho tên miền và hosting để sử dụng Textpattern.
11. Wix
Wix là một nền tảng CMS khá phổ biến dù có vài hạn chế. Chúng tôi thường được hỏi làm cách nào để chuyển từ Wix sang WordPress bởi vì nhiều người đã nhận ra rằng: WordPress chắc chắn tốt hơn Wix.
Wix cũng khá thân thiện với những người mới tìm hiểu, nó cũng bao gồm các phiên bản nâng cấp với mức phí phù hợp.
Ưu điểm
- Giao diện kéo thả giúp người dùng dễ dàng chỉnh sửa. Bạn có thể chọn bất cứ phần nào trên website và chỉnh sửa chúng.
- Có nhiều mẫu giao diện sẵn có cho Wix, chúng hoạt động mượt mà ngay cả trên PC hoặc Mobile.
- Bạn có thể thêm nhiều tính năng cho Wix với chợ ứng dụng Wix. Chúng hoạt động tương tự các plugin WordPress.
Nhược điểm
- Khi bạn dùng một theme trên Wix, bạn sẽ không thể thay đổi sang theme khác.
- Bạn không thể sử dụng Wix để tạo 1 cửa hàng trực tuyến trừ khi bạn nâng cấp lên gói trả phí. Bạn cũng chỉ có thể nhận thanh toán qua PayPal hoặc Authorize.net trên website của bạn.
- Wix không cho phép bạn tải xuống dữ liệu một cách dễ dàng. Bạn có có thể tải xuống các bài đăng mà không bao gồm hình ảnh. Chúng tôi có một hướng dẫn chi tiết về cách di chuyển website từ Wix sang WordPress ở đây nếu bạn cần.
- Ở gói miễn phí, bạn sẽ phải hiển thị quảng cáo của Wix ở đầu trang web.
Giá cả
Bạn có thể dùng miễn phí Wix nếu bạn thấy hài lòng với quảng cáo và tên miền của Wix trong website của bạn.
Các bản trả phí sẽ có giá từ 13$ / tháng (trả trước mỗi năm). Nếu bạn muốn thanh toán trực tuyến, bạn cần trả 23$/ tháng và vẫn là trả 1 phát cả năm @@
12. Blogger
Xuất hiện từ năm 1999, Blogger đã nói lên ngay từ cái tên đây là một nền tảng được thiết kế đặc biệt để viết blog. Blogger là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google.
Trên Blogger, blog thường có tên miền mang tên ten_blog.blogspot.com, dù vậy, bạn vẫn có thể sử dụng tên miền riêng của bạn đã thay thế.
Chúng tôi cũng có một bài viết so sánh giữa WordPress và Blogger cùng hướng dẫn di chuyển một blogger sang WordPress tại đây.
Ưu điểm
- Nó rất dễ dàng cho người mới. Bạn có thể thiết lập blog trong vài phút và bắt đầu đăng bài.
- Có một số tiện ích mà bạn có thể thêm vào blog của mình, thậm chí bạn có thể thêm cả quảng cáo vào blog.
- Blog được lưu trữ bởi Google, do đó bạn không cần cài đặt, trả tiền hay cập nhật bất cứ thứ gì.
- Blog có một không gian lưu trữ rộng lớn, bạn không có giới hạn về bài đăng. Hình ảnh trên blog được lưu trữ trên Google Drive nên bạn sẽ có tối thiểu là 15GB giới hạn của bạn ở đó.
Nhược điểm
- Vì là nền tảng blog nên nó không hỗ trợ bất cứ tinh năng thương mại điển tử nào. Đây không phải là lựa chọn tốt nếu bạn muốn lập một website.
- Tất cả các chủ đề có sẵn đều miễn phí nhưng chúng lại khá đơn giản. Bạn có thể sửa đổi chúng nhưng bạn không thể tạo 1 theme cho riêng mình. Nếu muốn bắt mắt hơn, có thể bạn sẽ cần thuê 1 nhà thiết kế giao diện web.
Giá cả
Blogger hoàn toàn miễn phí và bạn sẽ không bị tính phí bất cứ điều gì, trừ khi bạn chọn mua một tên miền theo sở thích.
Nếu bạn mua một tên miền, tốt nhất là hãy mua nó từ một công ty đăng ký tên miền thay vì mua trực tiếp bởi Blogger. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng di chuyển trang web của mình khỏi Blogger hơn trong tương lai.
13. Bitrix24
Bitrix24 là một công cụ kinh doanh cung cấp nền tảng CMS với các tính năng đa dạng khác nhau.
Bitrix24 miễn phí ở gói cơ bản với 5GB dung lượng lưu trữ và 12 tài khoản người dùng. Bitrix24 cung cấp giải pháp cho những doanh nghiệp nhỏ. Nếu bạn đang muốn có một công cụ quản lý quan hệ khách hàng, Bitrix24 là một lựa chọn tối ưu cho bạn.
Ưu điểm
- Về cơ bản, gói thấp nhất của Bitrix24 là miễn phí, bạn có thể dùng thử mà không cần cam kết điều gì.
- Có một số lượng lớn các tính năng đi kèm với Bitrix24 cung cấp các giải pháp giúp bạn quản lý một công ty vừa và nhỏ.
- Trình trang trang của Bitrix24 có giao diện kéo thả và bao gồm cả Landing page hay thậm chí cả các cửa hàng thương mại điện tử.
- Bạn có thể lưu trữ Bitrix24 miễn phí khi dùng gói miễn phí.
Nhược điểm
- Bitrix24 được thiết kế để sử dụng như một CRM (trình quản lý quan hệ khách hàng), do đó, nếu bạn đã có một CRM và hài lòng với nó hoặc không muốn có chắc năng đó, thì bạn có thể lựa chọn một CMS khác.
- Ví do nhiều tính năng, có thể bạn sẽ thấy Bitrix24 khá khó hiểu và khó sử dụng.
Giá cả
Gói Start+ có giá 24$ /tháng và gói Professional có giá 199$/ tháng. Nếu bạn trả trước 1 năm, bạn có thể giảm chi phí hàng tháng của mình.
Bạn cũng có thể chọn mua phần mềm để sử dụng trong nội bộ thay vì trả chi phí hàng tháng. Phần mềm này sẽ có giá từ 1.490$
14. TYPO3
Là một nền tảng CMS miễn phí, TYPO3 còn tồn tại lâu hơn cả Blogger khi nó được phát hành vào năm 1998. Đây là một CMS doanh nghiệp phù hợp với các mạng nội bộ cũng như các website khác.
Có một số tiện ích mở rộng có sẵn cho TYPO3 cung cấp nhiều chức năng bổ xung khác nhau.
Ưu điểm
- TYPO3 có thể xử lý các website thực sự lớn như những trang web quốc tế.
- Vì là mã nguồn mở, TYPO3 có thể được mở rộng tùy theo nhu cầu của bạn nếu bạn sẵn sàng thuê các nhà phát triển website làm việc cho bạn.
- Bạn cũng có thể phân quyền cho người dùng trên website một cách dễ dàng.
- Có hơn 6.000 tiện ích mở rộng và ứng dụng và bạn có thể thêm vào TYPO3.
Nhược điểm
- Không có sẵn nhiều bộ theme để bạn lựa chọn, bạn sẽ cần tìm kiếm nhà thiết kế cho riêng mình.
- Bạn sẽ cần bộ phận có trình độ chuyên môn cao để cài đặt và duy trì TYPO3.
15. PrestaShop
Là một nền tảng CMS thương mại điện tử mã nguồn mở. Bạn có thể cài đặt nó trên bất kỳ hosting nào hỗ trợ. Bạn có thể sử dụng gói hosting của Prestashop của SiteGround để được website của bạn được hỗ trợ tối ưu nhất.
Ưu điểm
- PrestaShop có một cộng đồng rộng lớn. Bạn sẽ được hướng dẫn, chia sẻ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu từ cộng đồng này.
- Bạn sẽ không phải trả thêm tiền khi website của bạn phát triển với PrestaShop.
- Sẽ có rất nhiều module PrestaShop, do đó, bạn có thể thêm các tính năng vô website một cách dễ dàng.
- Sẽ không tốn quá nhiều chi phí để bắt đầu cho việc sử dụng PrestaShop.
Nhược điểm
- Bạn sẽ phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức để sử dụng PrestaShop.
- Có nhiều theme miễn phí có sẵn cho PrestaShop, nhưng đa phần chúng không thực sự tốt. Bạn sẽ phải tốn một khoảng thời gian để xem chúng sẽ hoạt động như thế nào trên website của bạn.
Giá cả
PrestaShop là miễn phí nên bạn chỉ cần trả tiền cho tên miền và hosting là chủ yếu. Với các module và theme có sẵn, bạn có thể phải là phí cho các tính năng này nếu muốn tìm một thứ gì đó hoạt động trơn tru. Hầu hết chúng có giá bắt đầu từ 59.99$.
Nền tảng CMS tốt nhất là gì?
CunghocWP tìn rằng, WordPress.org là nền tảng xây dựng website tốt nhất hiện nay. Với hơn 35% website đang sử dụng WordPress trên toàn thế giới thì chúng tôi tự tin khẳng định điều đó.
WordPress có mọi thứ mà bạn muốn. Thật dễ dàng để cài đặt chỉ với 1 click khi nhiều công ty cung cấp dịch vụ hosting đã tích hợp sẵn chúng trong bảng quản trị của mình. Bạn cũng có thể mở rộng tính năng với các plugin vô cùng đơn gainr.
Trên WordPress, bạn cũng có thể tạo một website thương mại điện tử, một diễn đàn, một hệ thống LMS, một trang tin tức, đấu giá…
Không có giới hạn nào về những gì bạn có thể làm được với WordPress. Để bắt đầu với WordPress, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ lưu trữ hosting của Tinohost để được hỗ trợ tối đa nhất có thể.
Các câu hỏi thường gặp về CMS
Trong trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm về các nền tảng CMS, CunghocWP đã tổng hợp danh sách các câu hỏi thường gặp dưới đây, có thể bạn sẽ cần đến chúng.
Nền tảng CMS nào là tốt nhất cho website Thương mại điện tử?
Nền tảng CMS thương mại điện tử tốt nhất là sự kết hợp giữa WordPress với WooCommerce. Dù các nền tảng thương mại điện tử khác cũng tốt, chúng tôi nghĩ rằng WooCommerce là nền tảng tốt nhất hiện có cho hầu hết các website bán hàng trực tuyến.
Có thể muốn xem qua các so sánh của chúng tôi về Shopify với WooCommerce hoặc BigCommerce với WooCommerce để có cái nhìn khách quan hơn về ưu nhược điểm của các nền tảng này.
Nền tảng CMS nào là tốt nhất để xây dựng một website kinh doanh nhỏ?
WordPress chính là sự lựa chọn cho việc xây dựng 1 website kinh doanh nhỏ. Nó có rất nhiều theme để bạn lựa chọn cùng các công cụ cần thiết giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình.
Tôi có thể sử dụng nền tảng CMS mà không cần tên miền hoặc lưu trữ không?
Không, tất cả các website đều cần nơi lưu trữ và tên miền. Đôi khi một số công ty sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ lưu trữ miễn phí như Blogger, WordPress.com nhưng đa phần bạn sẽ phải tự thuê chúng để cài đặt website của mình.
Tôi có cần một CMS để bắt đầu một blog không?
Có, một nền tảng blog là một loại CMS cho phép bạn dễ dàng xuất bản nội dung của mình. Có rất nhiều nền tảng blog khác nhau có sẵn. Bài viết của chúng tôi về các nền tảng blog tốt nhất sẽ giúp bạn so sánh một số tùy chọn của dịch vụ miễn phí và trả phí.
Danh sách giới thiệu của chúng ta đến đây là hết rồi. Hy vọng rằng với danh sách này, CunghocWP đã giúp bạn tìm ra nền tảng CMS phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng một website WordPress của chúng tôi tại đây.
Nếu thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn nhé. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ CunghocWP.
Chúc các bạn thành công!