Cách khắc phục lỗi 403 Forbidden trong WordPress

Bạn có đang vướng phải lỗi 403 Forbidden trên trang web WordPress của mình không? Đó là một trong những lỗi khủng khiếp nhất mà người mới bắt đầu WordPress có thể gặp phải. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách dễ dàng sửa lỗi 403 Forbidden trong WordPress.

Lỗi 403 Forbidden  – Access Denied Error trong WordPress là gì?

Thông thường WordPress hiển thị các đoạn code và thông báo khi xảy ra lỗi trên trang web của bạn. Bạn có thể xem qua danh sách các lỗi phổ biến nhất của WordPress và cách khắc phục của chúng tôi để biết cách sửa những lỗi hay xảy ra.

Về lỗi 403 Forbidden, lỗi này được hiển thị khi bạn bị chặn truy cập vào một địa chỉ nào đó của website như một đường link, một thư mục hay một file nào đó…

Đây là lý do tại sao lỗi thường đi kèm với thông báo:

403 Forbidden – You don’t have permission to access ‘/’ on this server.

Additionally, a 403 Forbidden error was encountered while trying to use an ErrorDocument to handle the request.

Có nhiều kịch bản khác nhau khi bạn có thể thấy lỗi này. Ví dụ:

Bây giờ bạn đã biết về các loại lỗi 403 khác nhau.

Điều gì gây ra lỗi 403 Forbidden trong WordPress?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi 403 Forbidden trong WordPress là do các plugin bảo mật bị cấu hình không đúng cách. Nhiều plugin bảo mật WordPress có thể chặn một địa chỉ IP (hoặc toàn bộ cả một dải IP) nếu nó tin rằng chúng là độc hại.

Đây là lý do tại sao chúng tôi sử dụng Sucuri để cải thiện bảo mật cho tất cả các trang web WordPress của chúng tôi.

Một nguyên nhân khác có thể là tệp .htaccess bị hỏng hoặc quyền truy cập tệp không chính xác trên máy chủ của bạn.

Công ty cung cấp dịch vụ hosting cho WordPress của bạn đôi khi có thể thực hiện một số thay đổi trong thiết lập trên server. Điều này có thể dẫn đến lỗi 403 Forbidden trên trang web của bạn.

Như đã nói, chúng ta hãy xem cách giải quyết lỗi 403 Forbidden trong WordPress.

Sửa lỗi 403 Forbidden trong WordPress

Trước khi bạn làm bất cứ điều gì, chúng tôi khuyên bạn nên tạo một bản sao lưu cho trang web của mình. Bạn có thể xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tạo bản sao lưu WordPress theo cách thủ công ở link này.

Nếu bạn đã sử dụng plugin tự động sao lưu WordPress  , thì hãy đảm bảo rằng bạn có quyền truy cập vào bản sao lưu mới nhất.

1. Khắc phục lỗi 403 Forbidden gây ra bởi một plugin WordPress

Điều đầu tiên bạn cần làm là tạm thời deactive tất cả các plugin WordPress , bao gồm cả các plugin bảo mật mà bạn có đã cài đặt trên trang web của mình.

Nếu việc này khắc phục được lỗi 403, có nghĩa là một trong số các plugin đó đã gây ra lỗi này.

Bạn có thể tìm ra plugin nào gây ra lỗi bằng cách active từng plugin.

2. Khắc phục lỗi 403 Forbidden gây ra bởi tệp .htaccess bị hỏng

Thông thường lỗi 403 là do tệp .htaccess bị hỏng. Sửa chữa tập tin này là khá dễ dàng.

Trước tiên, bạn cần kết nối với trang web của mình bằng FTP client hoặc trình quản lý tệp trong cPanel.

Tiếp theo, tìm file .htaccess, xem hướng dẫn này nếu bạn không thể tìm thấy file .htaccess.

Bạn cần tải tập tin .htaccess về máy tính để sao lưu. Sau đó, bạn cần xóa file đó trên hosting của bạn.

Hãy thử truy cập trang web của bạn. Nếu hết lỗi 403 Forbidden, thì điều này có nghĩa là tệp .htaccess của bạn bị hỏng.

Bạn có thể tạo tệp .htaccess mới bằng cách đăng nhập vào khu vực quản trị WordPress của bạn và truy cập trang Settings » Permalinks.

Chỉ cần nhấp vào nút  Save Changes ở cuối trang và WordPress sẽ tạo tệp .htaccess mới.


3. Khắc phục lỗi 403 Forbidden do phân quyền của tệp trong WordPress

Tất cả các file của website đều được phân quyền truy cập. Những quyền này kiểm soát ai có thể truy cập các file và thư mục trên trang web của bạn.

Phân quyền truy cập không chính xác có thể gây ra lỗi 403 Forbidden. Nó làm cho hosting của bạn nghĩ rằng bạn không có quyền truy cập vào các tệp đó.

Nếu hai giải pháp trên không giải quyết được lỗi 403 Forbidden, thì quyền truy cập file không chính xác có thể là nguyên nhân.

Bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp hosting kiểm tra. Một số nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn điều này và có thể sẽ khắc phục điều đó cho bạn.

Thay đổi permission của file có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn không cảm thấy tự tin khi làm điều đó, hãy nhờ một người am hiểu giúp đỡ hoặc thuê một chuyên gia làm việc này.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự làm điều đó, thì đây là cách bạn sẽ kiểm tra phân quyền truy cập cho các file của mình.

Chỉ cần kết nối với trang web WordPress của bạn bằng FTP client. Điều hướng đến thư mục gốc chứa tất cả các tệp WordPress của bạn.

Bấm để chọn thư mục, bấm chuột phải và sau đó chọn File Permissions  từ menu.

 FTP client của bạn sẽ hiển thị cho bạn hộp thoại như thế này:

Tất cả các thư mục phải được phân quyền 744 hoặc 755.

Tất cả các file phải có quyền 644 hoặc 640.

Bạn có thể đặt quyền cho tệp vào thư mục gốc thành 744 hoặc 755. Trên mục ‘Recurse into subdirectories’  tick vào ‘apply to directories only’.

Bấm vào nút OK. FTP client của bạn bây giờ sẽ bắt đầu thiết lập quyền cho tất cả các thư mục con trong thư mục đó.

Sau khi hoàn thành, bạn cần lặp lại quy trình cho tất cả các file. Lần này, bạn sẽ sử dụng quyền của tệp 644 hoặc 640 và đừng quên chọn ‘Recurse into subdirectories’ và ‘apply to files only’. 

Nhấp vào nút OK và ứng dụng FTP client của bạn sẽ bắt đầu thiết lập quyền truy cập tệp cho tất cả các tệp đã chọn.

Truy cập lại trang web và tận hưởng thành quả của bạn.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn khắc phục lỗi 403 forbidden trong WordPress. Bạn cũng có thể muốn xem các mẹo giúp bảo vệ khu vực quản trị website WordPress.