11 mẹo tối ưu SEO cho bài đăng trên blog của bạn như một chuyên gia

Rất nhiều độc giả đã liên hệ Cùng Học WP và yêu cầu chúng tôi chia sẻ các mẹo về cách tối ưu SEO bài viết trên blog để người dùng đạt được thứ hạng tìm kiếm tốt hơn.

Thời điểm tốt nhất để tối ưu SEO nội dung blog của bạn là ngay khi bạn bắt đầu tạo nội dung, nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể quay lại và cải thiện SEO các bài viết cũ của mình.

SEO blog rất quan trọng vì việc này sẽ giúp bạn liên tục nhận được lưu lượng truy cập vào trang web của mình. Có rất nhiều cách để tối ưu hóa SEO cho các bài đăng trên blog của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các mẹo SEO blog tốt nhất để giúp bạn tối ưu hóa SEO cho các bài đăng trên blog của mình như một chuyên gia. Những mẹo này đã được áp dụng thực tế và mang lại hiệu quả rất cao lên đến hàng triệu lượt khách ghé thăm trang blog của chúng tôi.

11 mẹo tối ưu SEO cho bài đăng trên blog

1. Lập kế hoạch viết nội dung của bạn với những từ khóa thích hợp

Nhiều người mới làm blog thường chỉ phỏng đoán một cách chủ quan những chủ đề nào đang được quan tâm và viết bài về những chủ đề đó.

Tuy nhiên nếu bạn thực hiện những nghiên cứu về từ khóa, bạn sẽ biết chính xác được những gì đang được người dùng tìm kiếm và không còn phải đưa ra những nhận định mù quáng như thế nữa.

Nghiên cứu từ khóa là một kỹ thuật được sử dụng bởi những người sáng tạo nội dung và các chuyên gia SEO. Công việc này giúp bạn khám phá các chủ đề mà người dùng của bạn quan tâm dựa trên nguồn dữ liệu từ các công cụ tìm kiếm.

Sau đó, bạn có thể sử dụng các từ khóa này để lập chiến lược viết nội dung cho blog của mình. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn đang viết về các chủ đề mà mọi người đang thực sự tìm kiếm và đó cũng là một cách tuyệt vời để tìm ý tưởng để viết những bài đăng mới.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như SEMRush hoặc Ahrefs. Những công cụ này cung cấp dữ liệu chuyên sâu về từ khóa, phân tích các yếu tố cạnh tranh, theo dõi vị trí từ khóa và hàng tấn các tính năng hữu ích khác.

Nếu bạn đang sử dụng SEMRush, hãy kiểm tra công cụ SEO Writing Assistant trong đó. Bạn sẽ biết được thông tin về LSI và các từ khóa liên quan, cũng như khả năng đọc, giọng điệu và độ dài bài viết trung bình.

Để biết chi tiết, hãy xem bài viết của chúng tôi về cách nghiên cứu từ khóa cho bài đăng trên blog của bạn

2. Tìm từ khóa ngữ nghĩa cho từ khóa tập trung của bạn

Sau khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa và tìm ra được từ khóa lý tưởng, đã đến lúc chọn một từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất và mức độ cạnh tranh thấp.

Đây sẽ là từ khóa trọng tâm của bạn, bởi đó chính là cụm từ tìm kiếm mà người dùng của bạn có nhiều khả năng tìm kiếm nhất.

Nếu bạn đang sử dụng plugin Yoast SEO, thì bạn có thể thiết lập từ khóa trọng tâm trong phần cài đặt SEO của  bài viết. Thao tác này sẽ cho phép bạn thấy từ khóa này đã hiệu quả như thế nào đối với bài viết của bạn.

Tiếp theo, bạn cần tìm ra các từ khóa Chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI). Đây là những tìm kiếm liên quan đến từ khóa trọng tâm của bạn.

Cách dễ nhất để tìm thấy chúng là chỉ cần nhập từ khóa trọng tâm của bạn vào Google Tìm kiếm và cuộn xuống cuối kết quả. Ở đó, bạn sẽ thấy chúng được liệt kê dưới dạng ‘searchs related’ – các tìm kiếm liên quan.

 

Bạn cần kết hợp càng nhiều từ khóa trong nội dung của mình càng tốt, nhờ đó bạn có thể tạo ra những bài đăng đầy đủ nội dung nhất cho người dùng.

Một điều quan trọng khác là đừng cố gắng nhét quá nhiều từ khóa vào nội dung của bạn. Người dùng khi đọc sẽ cảm thấy bài đăng của bạn rất kỳ lạ và các công cụ tìm kiếm cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra bạn đang cố nhồi nhét từ khóa.

3. Viết một tiêu đề bài viết hiệu quả

Tiêu đề của bài đăng trên blog của bạn vô cùng quan trọng đối với bảng xếp hạng tìm kiếm.

Một tiêu đề bài viết blog tốt sẽ làm cho bài viết của bạn thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm kết quả liên quan. Quan trọng hơn, những tiêu đề hay này sẽ thúc đẩy người dùng muốn nhấp chuột vào bài viết của bạn khi nó xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.

Bạn cũng có thể làm cho tiêu đề bài đăng trên blog của mình thân thiện hơn với SEO bằng cách sử dụng từ khóa trọng tâm của bạn trong tiêu đề.

Ngoài việc thêm từ khóa trọng tâm của bạn, chúng tôi cũng khuyên bạn nên làm cho tiêu đề của bạn hấp dẫn hơn. Tất nhiên cũng bởi vì tỉ lệ nhấp chuột (TLB) đóng vai trò rất quan trọng trong SEO.

Có rất nhiều công thức khác nhau để viết một tiêu đề hiệu quả. Một trong những cách rất tốt hiện nay chính là EMV hoặc giá trị tiếp thị cảm xúc.

Công thức này sẽ khuyên bạn sử dụng những từ có khả năng kích hoạt các phản ứng cảm xúc cụ thể của đối tượng người đọc. Bạn có thể sử dụng những công cụ trực tuyến như EMV headline Analyzer giúp bạn có thể chấm điểm tiêu đề EMV của bạn.

Để biết thêm nhiều mẹo khác, hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi về các tiêu đề đã trở nên viral và cách áp dụng thành công của họ vào các bài viết của riêng bạn.

4. Tạo thói quen thêm liên kết nội bộ

Khi đã viết blog được một thời gian, đến một thời điểm trang của bạn sẽ có đủ nội dung mà bạn muốn người dùng đọc. Với việc sử dụng liên kết nội bộ, độc giả mới của bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và xem các bài đăng cũ hơn có liên quan.

Chèn liên kết nội bộ là một cách tuyệt vời để tạo mối quan hệ liên quan giữa các bài đăng mới và cũ của bạn theo ngữ cảnh.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các bài đăng cũ của bạn ngay trong trình chỉnh sửa bài đăng trên WordPress. Chỉ cần chọn văn bản mà bạn muốn liên kết và sau đó nhấp vào nút Link.

Một cửa sổ văn bản sẽ xuất hiện bên dưới các từ bạn đã chọn. Bạn có thể nhập để tìm kiếm các bài viết cũ hơn mà bạn muốn liên kết ở đây.

Tạo thói quen liên kết nội bộ sẽ tạo điều kiện tốt nhất để SEO trang của bạn và các bài viết cũ của bạn tiếp tục nhận được những liên kết mới.

Thông thường những người mới bắt đầu sẽ mắc sai lầm khi chỉ liên kết nội bộ 1 chiều theo cách chèn liên kết  bài đăng cũ hơn vào các bài viết mới. Bạn cũng nên quay lại để chỉnh sửa các bài đăng cũ hơn để thêm liên kết đến các bài viết mới của bạn để tạo lợi ích tối đa.

5. Thêm hình ảnh và video vào bài viết trên blog của bạn

Công cụ tìm kiếm thường xếp hạng những nội dung có độ hấp dẫn cao hơn trong danh sách kết quả tìm kiếm. Và tất nhiên hình ảnh/video luôn hấp dẫn hơn nhiều so với văn bản thuần túy.

Bạn cần đảm bảo rằng các bài đăng trên blog của bạn chứa hình ảnh giữa các đoạn.

Khi thêm hình ảnh, đừng quên vấn đề bản quyền hình ảnh. Những người mới thường sao chép hình ảnh từ các trang web khác để sử dụng trên trang web của họ mà không biết rằng bạn có thể sẽ gặp rắc rối về pháp lý nếu sao chép mà không được quyền.

Đừng lo lắng, bạn có thể tìm thấy nhiều nguồn hình ảnh miễn phí có bản quyền để sử dụng trong các bài đăng trên blog của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ảnh gốc của bản thân hoặc sử dụng các trang web như Canva để tạo đồ họa hấp dẫn.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tối ưu SEO cho hình ảnh của bạn. Xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tối ưu hóa hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm để được hướng dẫn chi tiết.

Video là một kiểu nội dung có độ hấp dẫn còn cao hơn cả hình ảnh. Bạn có thể chuyển đổi bài đăng trên blog của mình thành video bằng cách tạo slideshow, vlog hoặc thử nghiệm với các định dạng khác.

Tuy nhiên, bạn nên trực tiếp tải video lên bài đăng của mình. WordPress không được tối ưu hóa để lưu trữ video và dịch vụ share-hosting của bạn có thể giải quyết việc này.

Bạn nên tải video của mình lên YouTube – công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai trên thế giới và là nền tảng truyền thông xã hội lớn thứ hai ngay sau Facebook.

Xem bài viết của chúng tôi về cách nhúng video trên WordPress để biết thêm chi tiết.

6. Thêm thẻ Meta Description vào bài đăng của bạn

Meta Description là thẻ meta HTML mà bạn có thể thêm vào bất kỳ trang nào. Mục đích của thẻ này là cung cấp một mô tả ngắn về bài viết của bạn cho các công cụ tìm kiếm và các trình thu thập thông tin khác.

Một số chuyên gia SEO đánh giá rằng thêm thẻ Meta description trên một trang là không cần thiết nữa. Tuy nhiên, nhiều người khác lại không cho là như vậy. Với CunghocWP, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Meta description cho tất cả các bài đăng của bạn.

Một Meta description tốt có thể giải thích nhiều thứ hơn về một bài viết. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn cũng hiển thị thẻ này khi các bài viết của bạn được chia sẻ trên các nền tảng đó.

Vì người đọc sẽ chú ý đến các Meta description của bạn, hãy chắc chắn rằng thẻ bạn tạo thật sự có ích.

Bạn cũng muốn đảm bảo rằng mình đã đề cập đến từ khóa trọng tâm của mình ít nhất một lần trong Meta description để thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Giới hạn ký tự cho Meta description là 155 ký tự.

Cố gắng viết trong giới hạn đó hoặc meta description của bạn sẽ tự động bị cắt ngắn còn 155 ký tự. Đừng quên  bạn sử dụng từ khóa trọng tâm ngay từ khi bạn bắt đầu tạo Meta description.

Để thêm Meta description, bạn cần cuộn xuống hộp meta Yoast SEO trên màn hình chỉnh sửa bài đăng của bạn.

7. Làm cho bài viết của bạn dễ đọc hơn

Độ dễ đọc là một yếu tố quan trọng được các công cụ tìm kiếm đánh giá. Các bài viết dễ đọc hơn thường xếp hạng cao hơn các bài viết không thân thiện với người dùng.

Màn hình máy tính và điện thoại di động vẫn không phải là một nền tảng tối ưu để đọc.

Đây là lý do tại sao hầu hết người dùng chỉ quét qua các bài viết. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng người dùng chỉ dành ít hơn một giây để quyết định xem họ muốn ở lại đọc một trang hay rời đi.

Đó thật sự là một khoảng thời gian rất ngắn để bạn thuyết phục người dùng ở lại và cuộn xuống đọc nội dung. Bằng cách cải thiện độ dễ đọc, bạn có thể giúp người dùng nhanh chóng quét qua nội dung bài viết.

Bạn có thể cải thiện khả năng đọc bằng cách sử dụng các câu ngắn hơn, đoạn văn nhỏ hơn, dấu câu, tiêu đề và danh sách gạch đầu dòng. Chúng tôi khuyên bạn nên thêm nhiều khoảng trắng xung quanh văn bản và sử dụng hình ảnh để làm cho văn bản của bạn trông dễ nhìn hơn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Grammarly, cho phép bạn kiểm tra ngữ pháp, dấu câu và chính tả. Ứng dụng này cũng đưa ra gợi ý để cải thiện độ dễ đọc các bài viết của bạn.

Plugin Yoast SEO cũng tích hợp trình kiểm tra độ dễ đọc. Tính năng này sẽ chấm điểm đọc flesch của bài viết trong tab ‘Readability analysis’.

Để biết thêm về chủ đề này, hãy xem bài viết của chúng tôi về cách cải thiện điểm dễ đọc của bài đăng trên blog của bạn.

8. Sử dụng danh mục và thẻ để sắp xếp nội dung

Danh mục và thẻ giúp bạn sắp xếp nội dung không chỉ cho chính bạn mà còn cho người đọc và các công cụ tìm kiếm.

Vấn đề là nhiều người mới bắt đầu WordPress thường sử dụng chúng không đúng cách.

Nếu bạn tưởng tượng trang web của bạn như một cuốn sách, thì các danh mục sẽ là mục lục và các thẻ sẽ là phần chỉ mục của cuốn sách.

Danh mục được sử dụng để phân chia nội dung của bạn thành các chủ đề chính được thảo luận trên blog của bạn. Thẻ, mặt khác, là các chủ đề được thảo luận trong một bài đăng blog cá nhân.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu của chúng tôi về việc sử dụng các danh mục và thẻ để tối ưu cho SEO.

9. Đặt mục tiêu trở thành đoạn trích nổi bật trong kết quả tìm kiếm

Google luôn cố gắng trả lời các câu hỏi của người dùng nhanh nhất có thể. Nhờ đó, Google search thường giới thiệu hộp kết quả hoặc đưa ra câu trả lời nổi bật.

Đây là kết quả tìm kiếm được làm nổi bật và xuất hiện trên đầu trang. Google tạo một đoạn trích tùy chỉnh từ nội dung bài viết và highlight phần mà thuật toán của họ tin là câu trả lời cho thắc mắc người dùng.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Advanced Web Ranking, các hộp trả lời có ảnh hưởng đến khoảng 32,3% tỉ lê CTR. Tức là những hộp trả lời này vô cùng quan trọng đối với chiến lược SEO của bạn.

Không có hướng dẫn cụ thể nào từ Google về cách họ chọn ra đoạn trích nổi bật. Đề xuất của Google đến người dùng là hãy cải thiện nội dung của bạn và đảm bảo rằng nó thực sự cung cấp thông tin người dùng đang tìm kiếm.

Tuy nhiên, với CunghocWP, chúng tôi đã tóm tắt lại các mẹo hữu ích dựa trên nghiên cứu của chúng tôi để giúp nội dung của bạn xuất hiện trên các hộp trả lời của Google.

10.  Làm cho bài viết trên blog của bạn toàn diện hơn

Công cụ tìm kiếm thường yêu thích những bài viết bao gồm một chủ đề với nhiều chi tiết cụ thể bên trong. Đây là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu bạn thu thập thật nhiều các từ khóa liên quan đến ngữ nghĩa (Từ khóa LSI) để có thể lập kế hoạch viết nội dung hiệu quả.

Những từ khóa liên quan này cung cấp cho bạn ý tưởng về các biến thể khác nhau khi người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề cụ thể đó. Bằng cách thêm những từ khóa đó trong bài viết của bạn, bạn sẽ có thể làm cho bài đăng trở nên toàn diện hơn, nhiều thông tin hơn và hữu ích hơn.

Bạn nên sử dụng các tiêu đề và các tiêu đề phụ để thêm các từ khóa đó vào bài viết và cố gắng bao quát càng nhiều càng tốt.

Ngoài các từ khóa LSI, một mẹo khác để tạo một nội dung toàn diện là nhập từ khóa bạn muốn và sau đó chuyển sang Tìm kiếm hình ảnh. Bạn sẽ thấy bong bóng chủ đề với rất nhiều từ khóa.

Bạn nên thêm những từ khóa này vào khi tạo nội dung của bạn để chắc rằng mình đã tạo ra nội dung toàn diện nhất.

11. Tối ưu hóa bài viết cũ trên blog

Nhiều người thường quên mất những bài đăng cũ xuất bản từ lâu trước đó. Trên thực tế, bạn có thể chưa thực hiện tối ưu hóa SEO những bài đăng cũ đó trên blog của mình tại thời điểm xuất bản nó.

Dưới đây là một số điều bạn cần làm sau khi xuất bản bài đăng trên blog của mình:

Tối ưu hóa các bài đăng cũ một cách thường xuyên là một việc thật sự rất cần thiết để bạn có thể cải thiện thứ hạng của mình.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn tối ưu hóa SEO cho các bài đăng trên blog của mình một cách hiệu quả. Bạn cũng muốn tham khảo một số lời khuyên để quảng bá nội dung của mình? Xem bài viết của chúng tôi về cách để tạo thêm lưu lượng truy cập vào bài viết trên blog của bạn.

Nếu bạn thích bài viết, hãy đăng ký theo dõi kênh YouTube Channel của chúng tôi để xem các video hướng dẫn về WordPress. Liên hệ với chúng tôi qua Twitter and Facebook.