7 lưu ý khi khởi nghiệp với nghề thiết kế website WordPress

Bạn đang muốn khởi nghiệp với nghề thiết kế web WordPress? Tại cunghocwp, chúng tôi thường nhận được nhiều yêu cầu tư vấn khởi nghiệp với nghề thiết kế web. Bên cạnh rất chăm chỉ, sự kiên nhẫn và cống hiến vốn là những đức tính cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp với nghề thiết kế  web WordPress. Đây là 7 điều bạn nên lưu tâm trước khi dấn thân vào công việc mới này.

Video hướng dẫn

Nếu bạn không thích xem video hoặc cần thêm hướng dẫn, thì hãy tiếp tục đọc.

7 lưu ý khi khởi nghiệp với nghề thiết kế web WordPress

1. Thiết lập hệ thống kế toán bài bản

Ghi chép cẩn thận tất cả các giao dịch liên quan tới tiền bạc là một phần cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ không nên dành quá nhiều thời gian vào việc quản lý các bảng tính và sổ sách kế toán. Thời gian đó bạn nên tập trung cho công việc của mình.

May mắn thay, có những công cụ giúp bạn tự động hóa các công việc kế toán nhàm chán. Từ đó, tiết kiệm các chi phí không cần thiết.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Freshbooks. Đây là công cụ hỗ trợ kế toán thân thiện nhất cho người không nằm trong ngành này. Với Freshbooks, bạn có thể dễ dàng gửi hóa đơn, ghi nhận các thanh toán, kết nối với tài khoản ngân hàng và tự động theo dõi mọi giao dịch.

Freshbooks cũng cho phép bạn theo dõi thời gian làm việc và lập hóa đơn cho khách hàng về số giờ bạn đã làm việc cho dự án của họ. Tính năng này đặc biệt hữu ích nếu khách hàng muốn thuê bạn theo giờ.

2. Chọn một Framework

Chọn một framework để lập trình sẽ giúp bạn tiết kiệm được công sức và tăng tốc độ cho tổng thể quá trình làm việc.

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều WordPress theme framework. Hãy tham khảo thêm bài viết của chúng tôi về “Theme framework là gì? Ưu nhược điểm và các đặc điểm của chúng”.

Có một bộ WordPress plugin hỗ trợ cho công việc của mình cũng là một thứ bạn nên cân nhắc. Mỗi plugin phụ trách một chức năng riêng, do đó bạn sẽ không phải lập trình chúng trong theme của mình.

3. Luôn luôn sao lưu mọi thứ

Mất dữ liệu đồng nghĩa với việc mất tiền. Sự việc sẽ tồi tệ hơn nếu đó là dữ liệu thuộc về khách hàng. Bạn nên đầu tư thời gian vào việc thiết lập một công cụ sao lưu dữ liệu toàn diện cho toàn bộ hệ thống phát triển phần mềm của mình.

Nếu bạn có kế hoạch cung cấp cả dịch vụ hosting cho khách hàng, bạn cần chú ý vào việc sao lưu dữ liệu khách hàng thường xuyên nhất có thể.

Bạn cũng nên sao lưu hệ thống phát triển phần mềm của mình và bật tính năng autosave trên tất cả các công cụ và phần mềm lập trình của mình. Sử dụng một hệ thống revision control cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi các rắc rối liên quan đến dữ liệu trong tương lai.

4. Chọn Hosting tốt nhất

Khách hàng của bạn sẽ cần tư vấn và lời khuyên để chọn được hosting WordPress tốt nhất. Những đơn vị thiết kế web nhỏ thường tự host các trang web của khách hàng, từ đó tạo ra nguồn doanh thủ bổ sung, nhưng điều đó cũng đi kèm với nhiều vấn đề khác.

Chúng tôi thực sự khuyên bạn không nên lưu trữ trang web của khách hàng trên máy chủ của mình. Thay vào đó, bạn nên hợp tác với một nhà cung cấp hosting uy tín và nên có một thỏa thuận affiliate.

Những thỏa thuận kiểu này có thể sẽ trở nên khá hấp dẫn vì nhiều nhà cung cấp hosting WordPress có những chương trình affiliate trả hoa hồng rất cao.

Hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ hosting đáng tin cậy cho phép bạn tránh việc phải làm những công việc quản lý máy chủ mà bạn không giỏi, trong khi vẫn kiếm được thêm tiền.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng TinoHost. Đây là một trong những công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam với affiliate lên đến 30%.

Trong quá trình phát triển về quy mô, bạn sẽ thầm cảm ơn chúng tôi vì lời khuyên này.

5. Giao tiếp và làm việc với những con người tuyệt vời

Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy như bạn có thể tự mình làm hầu hết công việc. Có lẽ, điều đó cũng khả thi trên thực tế. Tuy nhiên, khi đơn vị của bạn phát triển, bạn sẽ cần nhiều người hơn. Người ta thường nói:

Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình.

Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.

Bạn có thể thuê nhân viên về làm việc cho mình vĩnh viễn, hoặc bạn có thể xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các freelancer và các agency.

Bạn không thể là một bậc thầy biết tuốt. Vì vậy, cố gắng tự làm mọi thứ có thể phá hỏng công việc thiết kế web của bạn trước cả khi nó bắt đầu. Hãy tìm những người có kỹ năng và kiến ​​thức mà bạn thiếu và chia sẻ công việc cho họ.

Chuyên môn hóa là chìa khóa cho sự thành công.

Tìm những người bạn có thể tin tưởng có thể mất một chút thời gian, nhưng về lâu dài nó sẽ hoàn toàn xứng đáng với sự kiên nhẫn của bạn.

6. Chăm sóc khách hàng

Hãy xây dựng mối quan hệ với khách hàng của bạn ở cấp độ cá nhân. Đồng thời quan tâm đến việc kinh doanh của họ, tham vọng của họ và cố gắng thoát ra khỏi lối mòn để tìm cách giúp đỡ họ.

Trái tim của tất cả các doanh nghiệp là con người. Trân trọng những con người đó không chỉ làm cho họ có cảm tình với bạn mà còn làm cho bản thân họ trở nên tích cực hơn.

Bạn nên luôn trung thực, hào phóng, tốt bụng, tôn trọng trong công việc của mình. Khi công việc đã hoàn thành, đừng trở thành người lạ, không quan tâm. Bạn nên theo dõi với khách hàng của mình để xem mọi thứ đang diễn ra như thế nào đối với họ. Hãy luôn kết nối với họ trên các mạng xã hội và thể hiện sự quan tâm thực sự đến tất cả mọi người.

Những hành động nhỏ sẽ mang lại nhiều công việc mới cho bạn hơn bạn có thể tưởng tượng. Nó cũng sẽ khuyến khích khách hàng của bạn giúp bạn kết nối với những khách hàng tiềm năng khác.

Đó là điều có lợi cho tất cả. Sẽ không mất nhiều thời gian ngoài vài phút của bạn mỗi ngày. Bạn cũng có thể gửi cho khách hàng những giỏ quà vào các ngày lễ, mọi người đều thích quà tặng.

7. Xây dựng danh sách email (email list)

Dù bạn có tin hay không, email là công cụ tiếp thị hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 70% người truy cập trang web của bạn có thể sẽ không bao giờ quay lại lần thứ hai. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có vài giây để thuyết phục họ chọn sản phẩm của bạn.

Đôi khi người dùng có thể quan tâm đến dịch vụ của bạn nhưng họ chưa sẵn sàng đưa ra quyết định. Bạn có thể cung cấp cho họ một thứ gì đó miễn phí, đổi lại bằng cách đăng ký vào email list của bạn. Bạn sẽ có thể chuyển họ thành khách hàng sau này.

Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về lý do tại sao bạn nên bắt đầu xây dựng danh sách email của mình ngay lập tức và chuyển đổi khách truy cập trang web vãng lai thành khách hàng có trả phí.

Khi bạn xây dựng danh sách email của mình, hãy đảm bảo tham gia tương tác thường xuyên với người đăng ký bằng cách cung cấp cho họ các thông tin được cập nhật và những tài nguyên có giá trị.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị các công cụ và tinh thần để  khởi nghiệp với nghề thiết kế web Bạn cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn của chúng tôi về 23 công cụ hàng đầu dành cho freelancer, nhà thiết kế và nhà phát triển WordPress.

Nếu thích bài viết này, bạn vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter  Facebook.