Hướng dẫn thêm Google Sitelinks cho trang web WordPress

Một trong những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được từ độc giả là làm thế nào để hiện thị liên kết trang (sitelinks) trong kết quả tìm kiếm của Google.

Đôi khi bạn tìm kiếm một tên công ty trong Google (ví dụ như “cunghocwp”), bạn có thể nhận thấy rằng danh sách tìm kiếm lớn hơn những trang khác bởi vì nó chứa liên kết đến các trang quan trọng khác từ trang web đó.

Những liên kết sitelinks trong Google giúp thương hiệu của bạn nổi bật và thu hút nhiều người dùng truy cập hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách tạo Google sitelinks cho trang web WordPress của bạn.

Dưới đây là các nội dung chính trong bài hướng dẫn tạo Google sitelinks của chúng tôi:

Google Sitelinks (liên kết trang web) là tất cả các trang phụ bổ sung xuất hiện bên dưới trang web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của bạn (SERPs). Đây thường là các liên kết nội bộ phổ biến nhất của trang web đó. Sitelinks thường hiển thị khi bạn tìm kiếm một từ khóa cụ thể về thương hiệu. Đó là vì chúng giúp người dùng dễ dàng truy cập vào lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Số lượng liên kết sitelinks của Google có thể thay đổi tùy vào mỗi trang web. Khi tìm kiếm tên một thương hiệu điển hình trong Google có thể chứa hai, bốn hoặc sáu liên kết sitelinks hiển thị bên dưới tên trang web.

Dưới đây là một ví dụ về sitelinks:

Google sitelinks là thuật toán của Google để cung cấp các trải nghiệm người dùng tốt nhất vì nó cho phép người dùng có thể truy cập thẳng đến các trang quan trọng.

Nếu trang web bạn mới xây dựng hoặc chưa có nhiều lượt truy cập thì Google có thể không hiển thị bất kỳ sitelinks nào cho từ khóa của bạn.

Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ chia sẻ một số lời khuyên để thêm hiển thị sitelinks cho website của bạn. Nhưng trước đó, hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao Google sitelinks lại quan trọng đến vậy.

Google sitelinks vô cùng quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp và chuyên gia SEO bởi công cụ này giúp trang web của bạn trở nên nổi bật. Dưới đây là 5 lý do tại sao Google sitelinks lại quan trọng.

1. Google Sitelinks cải thiện Click-Through-Rate (CTR)

Các nghiên cứu cho thấy 3 vị trí hàng đầu trong Google nhận được nhiều lượt nhấp chuột nhất. Khi sitelinks được hiển thị cho một thương hiệu cụ thể sẽ chiếm cùng một dung lượng như ba danh sách tìm kiếm thông thường.

Điều này làm tăng đáng kể tỉ lệ nhấp  tổng thể của bạn, tức là nhiều khách truy cập sẽ truy cập trang web của bạn từ từ khóa.

2. Google Sitelinks giúp xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm

Như đã đề cập trước đó, Google Sitelinks không hiển thị cho tất cả các trang web. Khi Google hiển thị sitelinks cho một thương hiệu có nghĩa là một trang web đó rất phổ biến, được tối ưu hóa hoặc Google tin rằng trang web đó hữu ích với khách truy cập.

Google sitelinks chiếm rất nhiều không gian hiển thị trên màn hình. Người dùng tin rằng Google trả cho bạn kết quả số 1 có sự tin cậy hơn so với các kết quả khác trên trang.

Trên thiết bị di động, các sitelinks cũng chiếm nhiều không gian trên trang đầu kết quả tìm kiếm, giúp tăng thêm uy tín cho thương hiệu.

3. Google Sitelinks tăng nhận thức về sản phẩm

Google sitelinks làm nổi bật các trang quan trọng nhất trên trang web. Điều này dựa trên thuật toán của Google tin tưởng có liên quan nhất đến mục đích tìm kiếm của người dùng.

Đối với một công ty như OptinMonster, sitelinks mang lại giá trị to lớn vì nó cho phép người dùng mới nhanh chóng nhận thức được sản phẩm, tính năng, giá cả và thậm chí cả nội dung blog của họ.

Người dùng mới có thể không biết rằng blog OptinMonster có các mẹo tối ưu hóa chuyển đổi tốt nhất, nhưng nhờ có Google sitelinks cấu trúc lại nội dung của website tiếp cận người dùng.

Đối với trang web thương mại điện tử hoặc cửa hàng trực tuyến, Google sitelinks thậm chí có thể hiển thị kết quả chi tiết hơn giúp người dùng nhanh chóng khám phá và mua các sản phẩm có sẵn trên cửa hàng.

Ví dụ, khi tìm kiếm “Apple”, Google sitelinks không chỉ hiển thị các sản phẩm hàng đầu của Apple mà còn liệt kê danh sách các cửa hàng của Apple gần vị trí của bạn nhất.

Điều này cho phép bạn dễ dàng khám phá các sản phẩm hàng đầu của Apple. Tậm chí, bạn có thể tìm địa chỉ cửa hàng gần nhất chỉ bằng một cú nhấp chuột. Điều này thực sự hữu ích và khả năng người dùng mua hàng tăng lên đáng kể.

4. Google Sitelinks cho phép người dùng khám phá các trang hàng đầu

Sitelinks của Google có thể hoạt động như một điểm “Star Here” tuyệt vời cho các trang web có nhiều nội dung. Điều này trở nên dễ dàng hơn giúp người dùng khám phá các trang chứa nội dung chính trên website của bạn.

Ví dụ: Nếu người dùng mới tìm kiếm WPBeginner, họ sẽ thấy nội dung phổ biến nhất (và hữu ích nhất) trước tiên, chẳng hạn như trang Star Here, hướng dẫn cách bắt đầu một blog, cách tạo một trang web, hơn 200 danh mục hướng dẫn về WordPress, hướng dẫn dành cho những người mới bắt đầu với WordPress, và tất nhiên là blog WordPress phổ biến nhất của WPbeginner.

5. Google Sitelinks cho phép người dùng duyệt các trang sâu hơn

Đối với một số trang web, sitelinks của Google có thể đi kèm với một hộp tìm kiếm riêng. Hộp tìm kiếm này cho phép người dùng tìm kiếm nội dung trong trang web cụ thể ngay từ Google.

Đây là một tính năng vô cùng mạnh mẽ. Google chỉ thêm vào các trang web có nhiều nội dung vì họ tin rằng hiển thị một box tìm kiếm sẽ hữu ích cho người dùng.

Hộp tìm kiếm trên Google Sitelink chỉ xuất hiện với các trang web chứa nhiều nội dung như WPBeginner, YouTube, Wikipedia, vv…

Bây giờ bạn đã biết tầm quan trọng của Google sitelinks. Tiếp theo hãy tìm hiểu cách thêm sitelinks và trang web của bạn.

Không có cách nào đảm bảo website của bạn có được Google sitelinks. Không giống như các tính năng SEO khác, không có nút nào trong Google Search Console cho phép bạn kích hoạt Google sitelinks cho trang web của bạn.

Google sitelinks được tự động hóa và hiển thị hoàn toàn dựa trên thuật toán của Google. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện một số kĩ thuật SEO nâng cao để tăng cơ hội nhận được sitelinks của Google cho website của mình.

Dưới đây là 8 cách thực hành SEO tốt nhất để có được sitelinks cho trang web của bạn.

1. Tên website của bạn là duy nhất

Google sitelinks chủ yếu được hiển thị trên các truy vấn tìm kiếm thương hiệu cụ thể. Họ chỉ thêm đối với các trang web có vị trí số #1 trên kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn đang có một thương hiệu chung chung như  “Global HR Expert Consulting” thì bạn sẽ phải cạnh tranh để có được vị trí đầu trang. Ngay cả khi đạt được vị trí số 1, Google vẫn có thời gian khó quyết định liệu người dùng có thực sự tìm kiếm công ty của bạn hay chỉ tìm kiếm chủ đề chung.

Đây là lý do tại sao thương hiệu chung chung không có sitelinks:

Trừ khi thương hiệu của bạn trở thành cái tên quen thuộc như Apple, trong trường hợp mà Google biết mục đích tìm kiếm là dành cho những người quan tâm đến công ty công nghệ Apple chứ không phải là trái cây.

Do hầu hết các công ty sẽ không có ngân sách tiếp thị như Apple để trở thành một thương hiệu toàn cầu nên tốt hơn hãy chọn một cái tên độc đáo cho công ty của bạn như  WPBeginner, OptinMonster, Cunghocwp, …

Nếu bạn đã thành lập một thương hiệu, bạn không nên thay đổi tên chỉ để có được sitelinks bởi đây là một công việc rất phức tạp và có rủi ro riêng. Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách di chuyển trang web của bạn sang một miền mới.

2. Xếp hạng vị trí #1 cho tên thương hiệu của bạn

Sitelinks của Google chỉ được gán cho kết quả tìm kiếm đầu tiên. Vì vậy, bạn cần phải đưa web lên xếp hạng vị trí số 1 cho cụm từ thương hiệu của bạn.

Các công ty mới có thể mất khá nhiều thời gian để làm việc này.

Ví dụ: trang web mới của chúng tôi là WP Mail SMTP không ở rank #1 của từ khóa thương hiệu, vì vậy trang web này không có Google sitelinks.

Trong khi đó một trang web mới khác của chúng tôi là RafflePress đứng đầu bảng tìm kiếm nên trang web này có Google sitelinks.

Để cải thiện thứ hạng trang web của bạn, bạn cần tuân theo hướng dẫn SEO WordPress của chúng tôi và thực hiện các hành động cụ thể. Bạn cũng cần phải nghiên cứu từ khóa và đăng bài trên blog thường xuyên & chất lượng được tối ưu hóa cho SEO. Sau đó, bạn cần có backlinks để tăng thứ hạng trang web.

3. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc phù hợp cho SEO

Công cụ tìm kiếm sử dụng bot để thu thập dữ liệu và index trang web của bạn một cách tự động. Các bot tìm kiếm này sẽ phân tích dữ liệu có cấu trúc trên website để hiểu rõ hơn về trang web và trang cụ thể chứa nội dung gì.

Dữ liệu có cấu trúc có thể giúp cải thiện cơ hội hiển thị liên kết sitelinks của Google, featured snippet và thậm chí xuất hiện trong các hộp câu trả lời.

Bạn có thể thiết lập tùy chọn này bằng cách sử dụng plugin WordPress SEO như Yoast SEO, All in One SEO hoặc một plugin tương tự cho phép bạn thêm dữ liệu meta và các cấu trúc schema khác.

Cũng như với các tính năng khác, việc thêm Schema hoặc dữ liệu có cấu trúc không đảm bảo rằng Google sẽ thêm liên kết sitelink, nhưng nó chắc chắn sẽ tăng cơ hội của bạn.

4. Trang web có cấu trúc và điều hướng rõ ràng

Là chủ sở hữu trang web, công việc của bạn là đảm bảo Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể dễ dàng phân tích cấu trúc & nội dung trên trang web của bạn.

Bạn có thể làm điều này bằng cách tổ chức các trang quan trọng của bạn vào trong các menu WordPress.

Bạn có thể thêm menu điều hướng breadcrumb trên trang web WordPress của bạn. Website mạch lạc hơn & cũng dễ dàng cho người dùng và công cụ tìm kiếm phân cấu trúc trang web.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn có các trang quan trọng như Giới thiệu, giá, liên hệ, vv… được tạo và đặt liên kết ở các vị trí khác nhau trên trang.

5. Tạo sơ đồ trang web (sitemap) và thêm trang vào Google Search Console

Google và công cụ tìm kiếm khác sẽ nạp nội dung dựa vào sitemap XML của trang web để index tất cả các trang từ trang web của bạn.

Bạn cần tạo một sitemap XML và sau đó gửi cho Google search console.

Điều này sẽ giúp Google dễ dàng khám phá tất cả các trang trên trang web của bạn giúp tăng khả năng nhận được sitelink từ Google.

6. Tạo thói quen liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là một trong những phần quan trọng nhất của SEO on page. Nếu muốn có sitelink bạn cần phải  thường xuyên tạo liên kết nội bộ đến các trang hàng đầu của bạn.

Vì Google sử dụng backlinks làm cơ sở xếp hạng, do đó liên kết nội bộ giúp Google xem những trang nào là quan trọng nhất trên trang web của bạn.

Bạn có thể tham khảo cách chúng tôi liên kết với nhiều nội dung trang web nội bộ của chúng tôi từ bài viết này.

7. Cải thiện tiêu đề trang một cách có liên quan

Tiêu đề trang có lẽ là yếu tố SEO quan trọng nhất. Bạn cần phải chắc chắn rằng tiêu đề trang có liên quan đến từ khóa mà bạn đang cố gắng xếp hạng.

Google sử dụng tiêu đề trang để tạo liên kết trang web. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng tiêu đề trang của bạn có liên quan.

Nhóm TrustPulse đã làm rất tốt với têu đề trang của họ:

Bạn có thể viết tiêu đề bài đăng hoặc trang bên trong cài đặt plugin WordPress SEO của mình cho trang tương ứng.

8. Nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn

Như đã đề cập trước đó, Google sitelinks thường hiển thị cho các trang web đã được thiết lập.

Cho dù thương hiệu của bạn không lớn như Apple, nhưng bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết trên website để Google chú ý đến bạn.

Trang web có thẩm quyền và sự hiện diện trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google.

Dưới đây là vài cách bạn có thể làm để tăng cường nhận thức thương hiệu của bạn:

Nhận biết thương hiệu giúp tăng số lượng tìm kiếm thương hiệu là chỉ số Google xử dụng để xác định xem có nên bổ sung Sitelinks cho cụm từ đó hay không.

Hướng dẫn thêm hộp tìm kiếm Google Sitelinks 

Giống như Google sitelinks, hộp tìm kiếm (search box) có liên kết trang web cũng được thêm dựa trên quyết định của Google. Hộp tìm kiếm liên kết trang web của Google thường dành riêng cho các trang web có một lượng lớn nội dung như WPBeginner, Wikipedia, YouTube, vv…

Bạn có thể thêm một số đoạn code vào trang web của mình để khuyến khích Google hiển thị hộp tìm kiếm trang web cùng với liên kết trang web Google của bạn.

Nếu bạn sử dụng plugin Yoast SEO, cấu trúc mã JSON+LD cho hiển thị hộp tìm kiếm sẽ được thêm tự động.

Nếu không, bạn có thể sử dụng plugin Sitelinks Search Box để làm điều này.

Các câu hỏi thường gặp về Google Sitelinks

Trong Nhóm Facebook và các kênh hỗ trợ, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến Google sitelinks. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất.

Làm thế nào để xóa sitelinks khỏi Google?

Trước đây, Google cho phép quản trị viên web “demote” sitelinks từ giao diện Google Search Console. Tuy nhiên, tùy chọn đó đã được gỡ bỏ. Cách duy nhất để loại bỏ sitelinks cho một trang cụ thể là xóa trang hoặc đặt trạng thái noindex. Không có cách nào để tắt sitelinks một khi đã kích hoạt cho website của bạn trừ khi bạn xóa toàn bộ index trên Google.

Làm thế nào để thay đổi Sitelinks trong Google?

Không có cách nào để thay đổi Sitelinks trong Google. Các thuật toán của Google sẽ tự động chọn các trang có liên quan trên trang web của bạn và thêm nó vào sitelinks. Bạn có thể tùy chỉnh các tiêu đề trang nhưng phải phù thuộc vào Google như văn bản họ hiển thị. Không có cách nào để chỉnh sửa văn bản trên Google sitelinks vì nó được tự động hóa.

Tôi có phải trả tiền để có được sitelinks không?

Đôi khi người mới bắt đầu có thể nhầm lẫn Google sitelinks với tiện ích Google Adwords Sitelink. Khi bạn đang trả tiền cho quảng cáo, Google cho phép bạn sử dụng tiện ích sitelink để thêm sublinks như một phần của quảng cáo. Điều này không ảnh hưởng đến sitelinks của Google trên danh sách tìm kiếm thông thường.

Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách làm thế nào để thêm Google sitelinks cho trang web WordPress của mình. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tăng traffic cho blog và cách kiếm tiền từ blog của bạn.

Nếu thích bài viết này, hãy theo dõi YouTube Channel để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.