15 Điều phải làm trước khi thay đổi theme WordPress

Nếu đã sử dụng WordPress, chắc chắn ai cũng phải đổi theme một đôi lần. Nếu bạn chưa từng thử đổi theme lần nào, hãy thử một lần xem, bạn sẽ thích ngay. Một trong những ưu điểm nổi bật của WordPress là người dùng có thể dễ dàng thay đổi theme bất cứ khi nào họ muốn. Theo đúng nghĩa đen, chỉ cần vài cú nhấp chuột.

Nhưng thay đổi theme không chỉ đơn giản là bấm Next, Next, OK, Done là xong, có nhiều thứ bạn sẽ cần lưu ý.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một Checklist bao gồm những việc bạn PHẢI làm trước khi thay đổi theme WordPress. Các bước trong danh sách này rất quan trọng để đảm bảo quá trình cài đặt diễn ra suôn sẻ, nếu không, bạn có thể mấy một vài thứ không ngờ đến.

1. Ghi chú về theme hiện tại của bạn

Nhiều người dùng WordPress lướt web để tìm giải pháp cho vấn đề của họ. Thông thường, họ tìm thấy các giải pháp đó dưới dạng đoạn trích mà họ thêm thủ công trong theme của mình. Chẳng hạn như file .php hoặc file khác. Bởi vì những thay đổi này đã được thực hiện một lần, mọi người có xu hướng không nhớ chúng.

Lướt qua các file theme của bạn và ghi lại tất cả các đoạn code bổ sung mà bạn đã thêm vào. Bạn cũng muốn kiểm tra thời gian load của theme hiện tại để bạn tiện so sánh. Truy cập một trang web như Pingdom Tools hoặc sử dụng YSlow để kiểm tra tốc độ các trang của bạn. Đừng quên là bạn có rất nhiều trang khác nhau, chứ không phải chỉ trang chủ nhé!

2. Cẩn trọng với các Sidebar

Bạn phải chắc chắn rằng theme mới của bạn có sẵn chỗ dành cho các widget. Các widget sidebar thực sự dễ sử dụng do đó rất nhiều người dùng sử dụng nó để tùy chỉnh nó. Chúng tôi nhận thấy rằng sidebars có lẽ là khu vực được người dùng tùy chỉnh nhiều nhất trong các trang web WordPress. Mọi người thường thực hiện hàng tấn thay đổi trên theme như thêm văn bản tùy chỉnh, hình ảnh, liên kết, quảng cáo và các widget khác. Nếu bạn đang sử dụng một theme hỗ trợ widget và bạn chuyển sang một theme không shỗ trợ widget, bạn sẽ mất tất cả những thứ đó. Nếu bạn đang sử dụng một theme WordPress hỗ trợ widget, thì đây không phải là vấn đề.

Ngoài ra, bất cứ điều gì bạn sửa đổi trong file sidebar.php của theme cũ của bạn cũng sẽ bị ghi đè. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn thêm các đoạn code đó trong sidebar theme mới.

3. Đừng để mất mã theo dõi

Hầu hết các blogger sử dụng một số công cụ phân tích, có thể là Google Analytics hoặc các dịch vụ khác. Rất nhiều người trong chúng ta không sử dụng plugin để thêm code theo dõi. mà mở file footer.php và sửa đổi các đoạn mã bên trong. Một số theme có sẵn vị trí để đặt code adsense. Bất kể bạn sử dụng phương pháp và dịch vụ theo dõi dữ liệu nào, bạn nên đảm bảo rằng mình đã sao chép và dán code theo dõi vào theme mới. Đây là một trong những điều rất thường bị người dùng bỏ qua. Bởi vì nó rất đơn giản nên hầu hết chúng ta đều quên nó.

4. RSS Feed của bạn có còn hoạt động hay không?

Rất nhiều người trong chúng ta sử dụng FeedBurner cho WordPress RSS Feeds. Một trong những lợi ích của việc tích hợp FeedBurner vào WordPress là trỏ các nguồn cấp mặc định của bạn vào FeedBurner để bạn có thể phân tích về những người đăng ký của mình. Rất nhiều theme như Genesis, Standard Theme và các theme khác cho phép bạn tích hợp FeedBurner từ bảng cài đặt của họ. Bạn cần đảm bảo rằng bạn giữ nguồn cấp dữ liệu được hướng đến FeedBurner nếu không sẽ có hai nguồn cấp RSS cho blog của bạn. WordPress và FeedBurner đang lấy thông tin từ Nguồn cấp RSS của WordPress.

Ngoài ra, bạn sẽ mất rất nhiều người đăng ký mà bạn đã có vì họ đã đăng ký bằng cách sử dụng / feed / url không còn trỏ đến FeedBurner nữa. Một lần nữa, điều này không có nghĩa là bạn mất tất cả người đăng ký của mình, chỉ là bạn không thể thấy dữ liệu của họ từ FeedBurner nữa thôi.

5. Sao lưu !!

Bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc gì cả nếu đã có sẵn một bản sao lưu. Để phòng ngừa, bạn nên sao lưu tất cả các file theme, plugin và cơ sở dữ liệu. Tất nhiên chúng ta luôn hy vọng quá trình chuyển theme của bạn suôn sẻ, nhưng bạn không bao giờ nên lơ là. Bạn có thể sử dụng BackupBuddy để tạo Sao lưu toàn bộ trang web cho bạn.

6. Maintenance Mode

Bạn không bao giờ muốn người dùng tình cờ truy cập vào lúc bạn đang thực hiện chuyển đổi theme. Bởi vì, họ có thể nhìn thấy một trang với bố cục lộn xộn hoặc một trang web hỏng. Tốt nhất là bật Maintenance mode trong 15 – 20 phút để bạn có thể đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động tốt. Khi bạn đã thiết lập Maintenance mode, bạn có thể tiếp tục và kích hoạt theme mới.

7. Kiểm tra tất cả các chức năng và plugin

Khi bạn đã kích hoạt theme mới, bạn cần đảm bảo rằng bạn giữ lại tất cả các chức năng và plugin vẫn hoạt động. Hãy nhớ lại danh sách ghi chú bạn đã tạo ở bước 1. Đây là thời điểm danh sách này phát huy tác dụng. Kiểm tra và thêm lại bất kỳ chức năng nào mà bạn muốn mang từ theme cũ vào theme mới nếu bạn chưa thực hiện. Hãy thử tất cả các tính năng như bình luận, các trang đơn, công cụ tìm kiếm, trang 404, trang lưu trữ, trang liên hệ,… Hãy đảm bảo tất cả các widget của bạn vẫn ở đó và đang hoạt động.

Về plugin, bạn cần đảm bảo rằng cài đặt của chúng vẫn giống như cũ. Bạn nên kiểm tra xem nó có hiển thị đẹp mắt với theme mới của bạn hay không

8. Kiểm tra theme mới có tương thích với các trình duyệt hay không

Kiểm tra trang web của bạn trong tất cả các trình duyệt bạn có quyền truy cập. Các trình duyệt có xu hướng hiển thị mọi thứ khác nhau. Đặc biệt là Internet Explorer. Bạn muốn chắc chắn rằng thiết kế của bạn trông đẹp mắt trong tất cả các trình duyệt chính. Vì vậy, nếu nhiều khách hàng của bạn vẫn đang sử dụng Internet Explorer, thì bạn cần chắc chắn rằng họ vẫn có thể truy cập được.

9. Làm cho các mục của bên thứ ba trông đẹp mắt

Nếu bạn đang sử dụng Google Adsense hoặc một công ty quảng cáo khác cho phép bạn định dạng, thì tốt nhất bạn nên tùy chỉnh chúng. Ví dụ, trang web trước đó của bạn có màu cam, vì vậy bạn có các liên kết màu cam cho Google Adsense. Bây giờ nếu nó có màu xanh, có lẽ bạn nên thay đổi một chút.

Tương tự với các widget nhưu twitter, facebook,… Hãy điều chỉnh chúng với bảng màu mới của bạn. Nếu bạn đang chuyển từ một theme tối giản sang rực rỡ hoặc ngược lại, bạn nên cân nhắc điều chỉnh lại bảng phối màu của mình.

10. Thông báo người dùng của bạn

Tắt chế độ bảo trì và viết một bài đăng blog ngắn để cho người dùng biết rằng bạn đã thay đổi thiết kế trang web của mình. Lưu ý, bạn chỉ dành khoảng 15 – 20 phút để kiểm tra mọi thứ. Không có cách nào bạn có thể nắm hết được tất cả các lỗi.
Bằng cách thông báo cho người dùng của mình, bạn có thể nhận được báo cáo lỗi. Hãy hỏi người dùng của bạn thông qua twitter, facebook,… để xem trang web trông có ổn trên trình duyệt của họ không. Nếu họ nói CÓ, thì tốt. Nếu họ nói KHÔNG, thì hãy yêu cầu họ vui lòng chụp ảnh màn hình. Bạn có thể xem xét vấn đề đó và cố gắng khắc phục. Nếu bạn không thể sửa, hãy yêu cầu nhà phát triển theme sửa nó. Nhưng hãy lưu ý, trừ khi bạn trả tiền cho theme, những nhà phát triển này KHÔNG bắt buộc phải sửa những vấn đề đó MIỄN PHÍ.

Mọi người thường sử dụng trình duyệt, màn hình với độ phân giải khác nhau,… vì vậy việc có được ý kiến ​​của họ là rất quan trọng. Đừng quên nhắc nhở người đọc RSS của bạn cũng ghé thăm trang web để họ có thể thấy những điều tốt đẹp.

11. Giảm bớt những plugin không cần thiết

Các theme hiện nay đều được bổ sung thêm nhiều tính năng mới thời xuyên. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng Genesis hoặc một theme khác có BreadCrumbs, bạn có thể không cần sử dụng plugin Breadcrumb của bạn nữa. Hãy loại bỏ những thứ bạn không cần.

Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc thêm rằng, các plugin riêng rẽ thường sẽ hoạt động hiệu quả hơn các tính năng tích hợp sẵn trong theme. Ví dụ, rất nhiều theme có sẵn hàng tấn các tính năng SEO. Genesis, Thesis, Standard Theme và tất cả những theme khác đang tự hào về các tính năng SEO của mình. Chúng ta có thể muốn sử dụng một plugin mạnh mẽ hơn nhiều như WordPress SEO by Yoast. Hãy lựa chọn sáng suốt.

12. Cẩn trọng trong từng thao tác

Bạn đang làm việc với một theme mới hoàn toàn. Vì vậy, có lẽ tốt nhất là bạn nên thay đổi một cách cẩn thận. Thay đổi các yếu tố từ nhỏ đến lớn để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng trong tất cả các trình duyệt. Sau đó, một khi bạn đủ thoải mái, bạn có thể tiến hành nhưng thay đổi mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là tìm hiểu kỹ về theme mới trước khi bạn thực hiện những thay đổi lớn. Điều này sẽ cho phép bạn phát hiện vấn đề ngay lập tức.

13. Kiểm tra thời gian load

Kiểm tra thời gian load theme mới với số liệu theme cũ mà bạn đã ghi chú trong bước 1. Xem bạn có thể làm để cải thiện những gì để giảm thời gian tải bằng cách kiểm tra chúng trên plugin Syed’s presentation on Slideshare.

14. Theo dõi tỷ lệ thoát

Sau khi chuyển đổi theme, bạn nên tiếp tục theo dõi tỷ lệ thoát. Một số theme thân thiện hơn các theme khác khi điều hướng người đọc xung quanh trang web của bạn. Nếu tỷ lệ thoát của bạn đã tăng so với theme trước đó, thì có lẽ bạn nên làm gì đó đê thay đổi. Thêm widget bài đăng liên quan, widget bài đăng phổ biến hoặc đơn giản là có thêm những lời kêu gọi hành động hấp dẫn hơn cho người đọc mới.

15. Lắng nghe phản hồi và CẢI THIỆN

Khi một thiết kế mới xuất hiện, người dùng luôn có đề xuất. Họ yêu thích một tính năng cụ thể hoặc ghét một tính năng nào đó. Giao tiếp với khán giả của bạn bằng các cuộc khảo sát hoặc Facebook Polls. Xem những gì họ muốn thấy được cải thiện và sau đó làm việc để hoàn thiện.

Bạn có một checklist của riêng bạn khi thay đổi theme WordPress không? Nếu có, bạn hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới nhé.

Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký YouTube Channel của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên TwitterFacebook.