Danh Mục và Thẻ – Cách tốt nhất để sắp xếp nội dung chuẩn SEO

Khi tham dự WordCamp và các sự kiện khác, một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất mà chúng ta thường thấy là: Cái nào tốt hơn cho SEO: Danh Mục (Categories) hay Thẻ (Tags) ? Sự khác biệt giữa Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags)  là gì? Trong 2 loại thì loại nào là lựa chọn tối ưu tốt nhất cho WordPress? Bao nhiêu trong một bài viết là nhiều? Có thể gán một bài đăng trong nhiều Danh Mục (Categories) hay không? Có giới hạn số lượng Thẻ (Tags) mà chúng ta có thể gán cho mỗi bài không?

Meta Keywords là thẻ HTML nằm ở phần head trong mã HTML của một website. Nó sẽ giúp công cụ tìm kiếm xác định chủ đề mà trang web truyền tải đến người dùng. Các Thẻ (Tags) có hoạt động như các meta keywords không? Việc sử dụng Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) có tạo nên lợi thế SEO nào hay không hay chúng có tác dụng ngược lại? Chúng tôi đã thấy rất nhiều bài viết cũng như comment thảo luận về vấn đề này tuy nhiên chúng đều không thống nhất. Chúng tôi hi vọng sau khi bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ có câu trả lời rõ ràng, để có thể điều chỉnh lại blog của mình nếu cần thiết.

Trước khi đi sâu vào phân tích và tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra ở trên, chúng ta cần hiểu Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) là gì? Trong danh sách thuật ngữ WordPress, cả Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) được gọi chung là taxonomies (nguyên tắc phân loại). Mục đích ra đời của cả 2 loại Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) là sắp xếp lại nội dung của web WordPress, nhằm cải thiện khả năng sử dụng website. Thiết lập ban đầu của Blog WordPress là duyệt bài viết theo trình tự thời gian. Tuy nhiên, khi dùng Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) thì người đọc có thể dễ dàng duyệt các bài viết của bạn theo chủ đề thay vì trình tự thời gian mặc định.

Sự khác biệt giữa Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags)

Danh Mục (Categories) là 1 phân nhóm lớn (broad grouping) các bài viết của bạn. Có thể hiểu nó giống như những chủ đề chung hoặc mục lục cho trang web. Danh Mục (Categories)  hỗ trợ người đọc tìm đúng loại nội dung trên trang web của bạn, có để giúp xác định những gì nội dung thực sự hướng đến. Các Danh Mục (Categories) cũng có thể phân cấp thành các nhóm nhỏ hơn, được gọi là Danh mục con (sub-Categories) .

Thẻ (Tags) là một mô tả chi tiết các nội dung chính trong nội dung bài viết của bạn. Nó tương tự như những index word, là những từ khóa được lập chỉ mục tìm kiếm của website. Thẻ (Tags) là dữ liệu nhỏ nhất mà bạn có thể sử dụng để phân loại nội dung của mình. Thẻ (Tags) thì không phân cấp.

Ví dụ: nếu bạn có một blog cá nhân nơi bạn viết về cuộc sống riêng tư thì Danh Mục (Categories) của bạn có thể là: Âm nhạc, Thực phẩm, Du lịch, Tản văn và Sách. Bây giờ khi bạn viết một bài có nội dung cụ thể về món bạn đã ăn, thì bài viết này bạn này xếp trong trong Danh Mục (Categories) Thực phẩm, với Thẻ (Tags) có thể là pizza, mì ống, bít tết…

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa các Thẻ (Tags) và Danh Mục (Categories) là bạn PHẢI ‘phân loại’ bài đăng của mình. Bạn không cần phải thêm bất kỳ Thẻ (Tags) nào nhưng Danh Mục (Categories) thì bắt buộc 1 bài viết bất kỳ đều phải có. Nếu bạn không phân loại hay quên phân loại bài viết  của mình, thì nó sẽ được xếp vào “uncategorized category (danh mục chưa được phân loại)”. Mọi người thường đổi tên Danh Mục (Categories) chưa được phân loại thành Khác, tản mạn, v.v.

Nếu bạn đang sử dụng cấu trúc liên kết tĩnh (URL) tùy chỉnh (custom permalink)), thì tiền tố (prefix) của url giữa danh mục (category) và thẻ (tag) sẽ có sự khác biệt như sau:

Thí dụ:
http://yoursite.com/Category/ food /

so với
http://yoursite.com/tag/food/

Số lượng Danh Mục (Categories)  bao nhiêu là tối ưu trong WordPress?

Cho đến phiên bản WordPress 2.5 thì WordPress vẫn chưa hỗ trợ Thẻ (Tags) , dẫn đến danh sách Danh Mục (Categories) của website sẽ rất dài vì người dùng cần để phân loại các bài viết của mình theo từng Danh Mục (Categories) Sau Phiên bản WordPress 2.5, Thẻ (Tags) đã được thêm vào để cải thiện khả năng phân loại bài viết trong WordPress. Điều đó có nghĩa rằng: thực tế không có số lượng cụ thể Danh Mục (Categories) nào được gọi là tối ưu nhất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tối ưu hóa phân loại nội dung trong website và chuẩn SEO thì nên dùng kết hợp với Danh mục con (sub-Categories) và Thẻ (Tags) .

Danh Mục (Categories) là bao gồm một nhóm các bài viết cùng nội dung , cho nên cách tốt nhất để bắt đầu phân Danh Mục (Categories) là chia thành những Danh Mục chính. Sau khi trang web đã phát triển đến 1 trình độ nhất định thì chia thêm các Danh Mục (Categories). Sau khi phát triển nhiều website khác nhau, chúng tôi nhận ra rằng không có cách nào để bạn có thể tạo ra các Danh Mục (Categories) hoàn toàn phù hợp. Có thể khi bắt đầu, bạn chỉ viết một bài viết mỗi ngày, cũng có thể 3-5 bài viết một ngày. Có 30 Danh Mục (Categories) cũng không có tác dụng gì, khi mỗi Danh Mục (Categories) chỉ có 1-2 bài viết , tốt nhất là 5-7 Danh Mục (Categories) nhưng mỗi ngày luôn có bài viết mới, sẽ tạo hiệu quả hơn việc phân chia Danh Mục (Categories) quá nhiều.

Giả sử chúng tôi khởi tạo một trang blog về truyền thông xã hội vào năm 2012, với mục đích ban đầu là hướng dẫn cách làm, tin tức, công cụ, case studies, v.v. Chúng ta có thể tạo các Danh Mục (Categories) chính là Twitter, Facebook, Google+, LinkedIn, v.v. chúng ta cũng có thể chia ra các Danh mục con (sub-Categories) như tools, cách thực hiện, case studies, tin tức, v.v. Tuy nhiên, đó là cách phân loại Danh Mục không phù hợp và có thể xảy ra vấn đề trong tương lai. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những social media network chết hoặc có thêm một trang social media mới? Khi đó bạn phải xóa, thêm nhiều Danh Mục (Categories) kèm với tạo các Danh mục con (sub-Categories) tương ứng.

Case study là các ví dụ thực tiễn cho việc nghiên cứu thêm hiệu quả.

Một cách tốt hơn nhiều để cấu trúc blog mạng truyền thông xã hội này là chia các Danh Mục chính thành How-To, News, Case Studies, Tools, v.v. Nhưng Danh Mục không giúp người xem biết đó là 1 bài viết về facebook, đây là lúc chúng ta xài đế Thẻ (Tags) . Khi bạn muốn viết một bài hướng dẫn về twitter, chỉ cần thêm Thẻ (Tags) twitter. Và trong menu trên website của bạn, bạn có thể thêm phần gọi là “Popular Topics” và gán links chuyển hướng về các Thẻ (Tags) phổ biến như Twitter, Facebook, Google+, v.v.

Khi nào nên tạo thêm Danh mục con (sub-Categories) ?

Ví dụ: bạn viết 1 bài viết phỏng vấn Cameron về 1 chủ đề cụ thể. Bởi vì không có Danh Mục (Categories) nào phù hợp với chủ đề phỏng vấn Cameron, bạn sẽ thêm Thẻ (Tags) ‘phỏng vấn chuyên gia’ vào bài phỏng vấn Cameron đó. Nếu bạn thấy mình tiếp tục thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn cho case studies và Thẻ (Tags) “phỏng vấn chuyên gia” của bạn có hơn 10 bài đăng (trong đó và có tiềm năng phát triển trong tương lai), thì bạn nên xem xét thêm “phỏng vấn chuyên gia” như một Danh mục con (sub-Categories) của Categories Case Studies .

Dĩ nhiên bạn sẽ phải quay lại và chỉnh sửa bài viết cũ của bạn. Nếu cấu trúc URL của bạn là / category / postname /, thì bạn nên dùng plugin Redirection để tự động chuyển hướng các bài viết đã sửa đổi của bạn sang URL mới, điều đó giúp bạn có thể giữ thứ hạng các thứ hàng bài viết trên công cụ tìm kiếm.

Tôi có bắt buộc phải sử dụng Danh mục con (sub-Categories) ?

Tất nhiên là không rồi. Trong ví dụ của chúng tôi thì luôn có các bài viết liên quan đến google, twitter v.v. nhưng chúng tôi không tạo ra thêm Danh Mục (Categories) cho chúng. Lý do duy nhất để bạn thêm các Danh mục con (sub-Categories) là để người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung, nhưng bạn cũng có thể dùng Thẻ (Tags) “phỏng vấn chuyên gia” để quản lý các bài viết có chủ đề này.

Hãy lưu ý rằng tất cả mục đích của Danh Mục (Categories), Danh mục con (sub-Categories) , Thẻ (Tags) đều là hướng người dùng web đến 1 sự trải nghiệm tốt hơn.

Có thể cho 1 bài viết nằm trong nhiều Danh Mục (Categories) hay không?

Một số trang tin khác nói rằng việc gắn 1 bài bài viết trong nhiều Danh Mục (Categories) sẽ làm cho trang tìm kiếm hiểu lầm bạn đang cố gắng nhân nội dung , và điều đó ảnh hưởng đến việc SEO website. Chúng tôi thấy điều đó không hoàn toàn đúng. Mục đích đầu tiên của việc gắn bài viết vào Danh Mục (Categories) là cho người dùng dễ tìm kiếm bài viết đó và tăng khả năng trải nghiệm người dùng. Theo cách các Danh Mục (Categories) chính nên được thiết lập, bạn không nên phân loại một bài đăng nằm trong nhiều Danh Mục (Categories) cấp cao.

Ví dụ: nếu blog của bạn có ba danh mục Quảng cáo, Tiếp thị và SEO.  Bài viết của bạn dĩ nhiền thường có xu hướng rơi vào nhiều loại. Có lẽ bạn cần một loại Danh Mục (Categories) cho cả ba? Và Danh Mục (Categories) tên là Kinh doanh; Quảng cáo & Tiếp thị? Sau đó, bạn đưa nội dung SEO thành 1 Danh mục con (sub-Categories) .

Thêm nhiều categories không có tác dụng hay ảnh hưởng cụ thể về SEO. Tuy nhiều nếu bạn muốn giúp ích cho người dùng thì bạn nên thêm 1 bài viết vào nhiều categories. Trong quá trình đó, nếu bạn thấy việc đó là quá thường xuyên, bạn nên tái cấu trúc lại categories của mình. Có một số categories của bạn cần phải từ Thẻ (Tags) hoặc Danh mục con (sub-Categories). Miễn sao làm cho trải nghiệm người dùng tốt hơn là được.

Nếu bạn cực kỳ lo lắng về hình phạt duplicate content ( trùng lặp nội dung), thì chỉ cần (noindex, theo dõi) Danh Mục (Categories) của bạn bằng cách sử dụng plugin WordPress SEO by Yoast.

Plugin Yoast có cài đặt để ghi đè cài đặt chung nên bạn hoàn toàn an tâm sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc website. Nếu bạn chỉ muốn (noindex, follow) các catgories cụ thể thì bạn có thể làm như vậy bằng cách tự chỉnh sửa Danh Mục (Categories) .

Không lập chỉ mục lưu trữ Danh Mục (Categories) chính để ngăn chặn nội dung trùng lặp. Về cơ bản khi bạn (noindex, follow) Danh Mục (Categories) nào đó, nó vẫn sẽ báo cho Google và các bot công cụ tìm kiếm khác theo dõi tất cả các liên kết bài đăng trong các Danh Mục (Categories) này, vì vậy tất cả các bài đăng đều có thể được lập chỉ mục.

Câu trả lời nhanh: WordPress cho phép bạn thêm một bài viết vào bao nhiêu Danh Mục (Categories) tùy thích, bạn có thể chỉ định một bài viết thành nhiều Danh Mục (Categories) miễn là bạn nghĩ nó giúp ích cho người dùng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ các Danh Mục (Categories) là Mục lục cho blog của bạn, trong đó các bài viết là chương, thì bạn có thể có một chương trong hai phần riêng biệt không? Câu trả lời cho câu hỏi đó là không.

Có giới hạn Thẻ (Tags) chúng ta có thể gán cho mỗi bài không?

Câu trả lời nhanh cho câu hỏi này là KHÔNG. WordPress KHÔNG có giới hạn về số lượng Thẻ (Tags) bạn có thể gán cho một bài viết cụ thể. Bạn có thể thêm 1000 Thẻ (Tags) nếu muốn. Tuy nhiên, hãy nhớ mục đích của chính của các Thẻ (Tags) là liên kết các bài viết của bạn với nhau. Một lần nữa nghĩ về các Thẻ (Tags) như chỉ mục của cuốn sách của bạn, giống như 1 popular keyword để liên kết các bài viết lại với nhau và giúp người dùng có thể dễ dàng tìm các bài viết liên quan. Chúng tôi có lời khuyên là không nên thêm quá quá 10 Thẻ (Tags) vào bài viết của bạn trừ khi bạn có lý do đặc biệt cho nó.

Ví dụ: nếu bạn đang làm blog đánh giá phim, bạn có thể thêm nhiều Thẻ (Tags) : tên diễn viên / nữ diễn viên (riêng điều này có thể hơn 10), vì rất dễ để có thể tìm được 10 phim có Adam Salder trong danh sách diễn viên. Nhưng đối với các trường hợp đơn giản khác, bạn thực sự nên giới hạn số lượng Thẻ (Tags) bạn sử dụng. Nếu không, bạn có thể thấy mình có hơn 10000 Thẻ (Tags) chỉ với 300 bài viết trên trang web.

Các Thẻ (Tags) có hoạt động như keywords meta không?

Mọi người thường nhầm Thẻ (Tags) giống như keywords meta blog. Đây là lý do chính tại sao họ cố gắng thêm càng nhiều tags càng tốt. Theo mặc định thì Thẻ (Tags) KHÔNG phải là keywords meta dành cho blog. Các plugin phổ biến như WordPress SEO của Yoast cho phép bạn sử dụng các tags của mình trong mẫu keywords meta. Nhưng nếu bạn không có các plugin này được cấu hình để làm điều đó, thì các Thẻ (Tags) của bạn KHÔNG hoạt động như các keywords meta.

Danh Mục (Categories) vs Thẻ (Tags) : cái nào tốt hơn cho SEO?

Câu trả lời là giữa Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) không có cái nào chiếm ưu thế trong SEO, và chúng có mục đích phân loại khác nhau. Nếu đọc xong bài này thì bạn có thể hiểu rõ mục đích của Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) là gì, cũng như cách kết hợp chúng để dùng trên website WordpPress.

Phần kết luận

Web là để phục vụ người dùng website và người dùng cũng không phải là 1 BOT tìm kiếm. Mục tiêu của mọi công cụ tìm kiếm là suy nghĩ theo cách người dùng nghĩ khi đọc nội dung của bạn. Nếu bạn đưa ra quyết định dựa trên việc tăng khả năng trải nghiệm của người dùng thì chắc chắn bạn luôn thấy mình gặt hái được những lợi ích SEO kèm theo. Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) chỉ là hai nguyên tắc phân loại mặc định đi kèm với WordPress. Hầu hết các trang web tiên tiến hiện nay sử dụng các phân loại tùy chỉnh khác để sắp xếp nội dung cùng với việc dùng các Danh Mục (Categories) và Thẻ (Tags) . Hãy xem blog của bạn như một cuốn sách, và Mục lục (Categories) được là một cách phân loại ngầm. Chắc chắn rằng chúng là những chủ đề rộng nhưng không quá mơ hồ. Sử dụng Thẻ (Tags) để liên kết nhiều bài viết lại với nhau bằng nhiều keyword. Nếu bạn thấy một Thẻ (Tags) nhất định đang có nhiều nội dung kèm theo, hãy cân nhắc xem có nên thêm nó dưới dạng Danh mục con (sub-Categories) . Tuy nhiên, nếu bạn phải thêm Thẻ (Tags) dưới dạng Danh mục con (sub-Categories) của nhiều Danh Mục (Categories) chính, thì tốt nhất hãy để lại dưới dạng Thẻ (Tags) . Hãy nhớ mục tiêu của việc phân loại bài viết là làm cho trang web thân thiện với người dùng nhất có thể.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hiểu đúng về Danh Mục (Categories) & Thẻ (Tags). Chúng tôi rất muốn biết suy nghĩ của bạn về vấn đề này. Làm thế nào để bạn sắp xếp nội dung của bạn? Những thực hành tốt nhất để bạn làm theo?