Bạn là freelancer, designer hoặc nhà phát triển đang tìm kiếm các công cụ tốt nhất để quy trình làm việc của mình dễ dàng hơn?
Theo các cuộc khảo sát gần đây, làm việc tự do đang trở nên thịnh hành trên khắp thế giới nhờ sự bùng nổ của nền kinh tế kỹ thuật số.
Điều tuyệt vời nhất khi trở thành một freelancer (hoặc làm việc từ xa) là bạn có thể làm việc tại nhà, tự chọn giờ làm việc, cân bằng giữa cuộc sống và công việc một cách linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, làm việc tự do cũng có rất nhiều thách thức mà những người làm văn phòng thông thường có thể không gặp phải. Ví dụ, với tư cách là một freelancer, bạn có trách nhiệm tự quản lý thời gian, duy trì động lực cho bản thân, sắp xếp công việc, giao tiếp thường xuyên và tất nhiên là quản lý tài chính.
May mắn là có rất nhiều công cụ hữu ích giúp bạn giải quyết các vấn đề này. Trong bài viết này, CunghocWP sẽ chia sẻ các công cụ tốt nhất dành cho các freelancer, designer và nhà phát triển.
Chúng tôi đã sắp xếp các công cụ freelancer tốt nhất thành các danh mục khác nhau với nhiều tùy chọn theo từng danh mục.
- Công cụ giao tiếp
- Công cụ tài chính
- Công cụ lịch
- Công cụ quản lý dự án
- Công cụ năng suất
- Công cụ lưu trữ đám mây
- Công cụ thiết kế
- Công cụ theo dõi thời gian
- Công cụ viết
- Các công cụ email marketing hàng loạt
- Công cụ xây dựng trang web
- Dịch vụ lưu trữ trang web
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu cụ thể từng danh mục
Công cụ giao tiếp tốt nhất cho các Freelancer
Làm việc độc lập và thiết lập giờ làm việc riêng có thể tạo ra khoảng cách giao tiếp với đội nhóm, khách hàng và chính bạn.
Những công cụ giao tiếp này đảm bảo bạn có thể giao tiếp hiệu quả và không bỏ sót bất cứ điều gì quan trọng.
1. G Suite
G Suite là bộ ứng dụng năng suất của Google cung cấp email doanh nghiệp chuyên nghiệp với Gmail, Lịch, Drive, Docs, Sheets cũng như hội nghị video và hội nghị thoại.
G Suite cung cấp rất nhiều dung lượng lưu trữ (30GB đến không giới hạn tùy thuộc vào gói bạn chọn) và cho phép thêm thành viên nhóm mới vào gói bạn đang dùng. Tất cả công việc của bạn được lưu trữ trên đám mây, bạn có thể truy cập từ mọi nơi và từ bất kỳ thiết bị nào như điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
Lựa chọn thay thế: Office 365 (Hãy tham khảo bài so sánh giữa Office 365 và G Suite của chúng tôi để tìm hiểu thêm).
2. Nextiva
Là một freelancer, việc trả lời tất cả các cuộc điện thoại của doanh nghiệp có thể hơi khó khăn. Đây là lúc bạn cần tới Nextiva.
Đây là dịch vụ điện thoại doanh nghiệp tốt nhất trên thị trường và cho phép bạn lấy số điện thoại ảo.
Bạn có thể thiết lập chuyển tiếp cuộc gọi, định tuyến, lời chào thư thoại, tin nhắn văn bản công việc, vv… để không bao giờ bỏ lỡ cuộc gọi công việc và giữ liên lạc với khách hàng mà không tốn quá nhiều chi phí.
Lựa chọn thay thế: RingCentral
3. Boomerang
Boomerang giúp bạn sắp xếp gọn gàng hộp thư đến, viết email hiệu quả và lên lịch gửi email vào đúng thời gian.
Boomerang hoạt động tốt với Gmail và Outlook trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Ngoài ra còn có một writing assistant (trợ lý viết email) AI có tên là Respondable giúp bạn viết email có khả năng nhận được phản hồi tốt hơn.
Lựa chọn thay thế: Front
4. Hunter
Nếu bạn cần liên hệ với một công ty nhưng không biết gửi email cho ai thì hãy để Hunter giúp bạn tìm địa chỉ email đằng sau một trang web. Công cụ này sử dụng nhiều nguồn khác nhau để thu thập các địa chỉ email và đánh giá.
Bạn có thể tìm kiếm các địa chỉ chung chung hoặc địa chỉ cá nhân để kết nối với chủ doanh nghiệp. Các freelancer và nhà phát triển có thể sử dụng Hunter để gửi email ngẫu nhiên, ý tưởng quảng cáo hoặc chia sẻ công việc với một số khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn thay thế: Voila Norbert
5. Slack
Slack là một công cụ năng suất phù hợp với các nhóm nhỏ, người làm việc từ xa và freelancer. Công cụ này cho phép bạn cộng tác trong thời gian thực, chia sẻ công việc, tiến độ và quản lý nhóm.
Bạn có thể chuyển đổi công ty, tạo kênh, thêm người dùng mới, cuộc gọi thoại và video với tính năng chia sẻ màn hình, vv… Slack hoạt động trên mọi trình duyệt, desktop, điện thoại di động hoặc máy tính bảng hiện đại.
Lựa chọn thay thế: Skype
6. Zoom
Zoom là một ứng dụng gọi điện hội nghị dành cho các chuyên gia. Bạn có thể thực hiện các cuộc gọi trực tiếp hoặc hội nghị với tính năng chia sẻ màn hình, ghi âm, trò chuyện trực tiếp, vv…
Zoom hoạt động tốt với Google Drive và Calendar, dễ dàng chia sẻ URL cuộc họp và hoạt động trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
Lựa chọn thay thế: Skype
Công cụ tài chính tốt nhất cho các Freelancer
Các freelancer phải tự quản lý tài chính, thuế, hóa đơn và các khoản thanh toán của chính họ.
7. FreshBooks
FreshBooks là một trong những phần mềm kế toán hàng đầu dành cho các doanh nghiệp nhỏ, freelancer và cá nhân. Bạn có thể dùng FreshBooks để gửi hóa đơn cho khách hàng, quản lý tài khoản, nhận thanh toán và theo dõi tài chính của mình.
Lựa chọn thay thế: WPForms
8. QuickBooks
QuickBooks là một phần mềm kế toán chuẩn công nghiệp giúp bạn quản lý tài chính, chấp nhận thanh toán, gửi hóa đơn, kết nối tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, vv…
9. Bench
Bench là một ứng dụng kế toán phổ biến khác giúp bạn theo dõi tài chính của mình.
Bạn chỉ cần kết nối tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, sau đó nhóm kế toán Bench sẽ nhập báo cáo ngân hàng, phân loại các giao dịch và chuẩn bị báo cáo tài chính cho bạn. Điều này giúp bạn khai thuế cuối năm một cách dễ dàng.
10. Gusto
Gusto giúp các nhóm và doanh nghiệp nhỏ quản lý bảng lương, theo dõi thời gian, ngày nghỉ, quản lý sức khỏe, tầm nhìn và lợi ích, vv…
Bạn cũng có thể nhận sự trợ giúp từ một chuyên gia nhân sự được chứng nhận để giúp bạn quản lý đội ngũ của mình, theo dõi mọi thứ, tìm kiếm các lợi ích và chương trình bảo hiểm phù hợp với ngân sách và quy mô nhóm của mình.
Công cụ lịch tốt nhất cho các Freelancer
Khi công việc kinh doanh tự do phát triển, bạn sẽ cần lên lịch các cuộc họp, theo dõi các sự kiện và quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn. Sau đây là các công cụ lịch tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để quản lý các hoạt động hàng ngày của mình.
11. Google Calendar
Google Calendar là ứng dụng lịch phổ biến hoạt động trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Nếu đang sử dụng G Suite thì có thể sử dụng lịch với tên miền riêng.
Bạn có thể sử dụng Google Calendar để chia sẻ các sự kiện, lên lịch cuộc họp, tạo lời nhắc, theo dõi thông tin, vv… Bạn cũng có thể tạo các lịch riêng biệt và chia sẻ với khách hàng và các thành viên trong nhóm của mình để cộng tác.
Lựa chọn thay thế: Microsoft Outlook Calendar
12. Calendly
Bạn có thể sử dụng Calendly để quản lý lịch của mình hiệu quả hơn như thiết lập giờ làm việc, cho phép khách hàng và các thành viên trong nhóm đặt lịch hẹn mà không cần làm việc qua email.
Calendly hoạt động với Google Calendar, Outlook, Office 365 và iCloud calendar. Đối với các nhóm làm việc từ xa, công cụ này sẽ tự động phát hiện múi giờ và hiển thị giờ địa phương cho người dùng.
Công cụ quản lý dự án tốt nhất cho các Freelancer
Khi công việc kinh doanh tự do phát triển, bạn sẽ cần có một danh sách các việc cần làm để thực hiện các dự án của mình kịp thời và có tổ chức.
Các công cụ quản lý dự án sau đây giúp bạn quản lý các dự án bằng cách chia nhỏ các các nhiệm vụ và làm việc với nhóm cũng như khách hàng của bạn.
13. Asana
Asana là công cụ quản lý dự án tốt nhất dành cho các freelancer, designer, nhà phát triển và doanh nghiệp nhỏ. Bạn có thể sử dụng các công cụ mạnh mẽ để thiết lập dự án của mình, thêm nhiệm vụ, quản lý tiến độ cũng như nhận thông báo và lời nhắc.
Asana được tích hợp với tất cả các ứng dụng phổ biến như Google Drive, Slack, Calendar và nhiều ứng dụng khác. Công cụ này siêu linh hoạt và có thể tùy chỉnh chế độ xem, nhập tác vụ, thêm file đính kèm và nhận xét để cộng tác tốt hơn.
14. Trello
Trello là công cụ quản lý dự án trực quan dành cho các doanh nghiệp, freelancer và các nhóm làm việc từ xa. Bạn có thể sử dụng thẻ và bảng để quản lý các công việc và dự án của mình.
Công cụ này tạo ra trải nghiệm hình ảnh unqiue với quy trình làm việc tương tác mà nhiều người dùng thấy dễ dàng và hiệu quả hơn.
15. Basecamp
Basecamp là một phần mềm quản lý dự án phổ biến khác phù hợp với các doanh nghiệp và nhóm nhỏ đi kèm với các công cụ quản lý tác vụ, dự án, bảng tin, trò chuyện và công cụ cộng tác để các thành viên trong nhóm giao tiếp dễ dàng hơn.
Các công cụ năng suất tốt nhất cho các Freelancer
Ngoài quản lý thời gian, bạn sẽ cần các công cụ khác để tiết kiệm thời gian. Những công cụ này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn bằng cách quản lý các khía cạnh khác nhau của công việc cũng như cuộc sống cá nhân của bạn.
16. 1Passsword
1Passsword là một trong những trình quản lý mật khẩu tốt nhất trên thị trường cho phép bạn sử dụng một mật khẩu có khả năng bảo mật cao hơn.
1Passsword lưu mật khẩu của bạn trong cơ sở dữ liệu được mã hóa và tự động điền vào các form đăng nhập chỉ với một cú nhấp chuột. Công cụ này được cài đặt sẵn tất cả các trình duyệt phổ biến, máy tính để bàn và nền tảng di động.
Lựa chọn thay thế: LastPass
17. Feedly
Feedly là ứng dụng đọc blog và tin tức tốt nhất trên thị trường. Bạn chỉ cần thêm tất cả các blog và trang tin tức yêu thích, sau đó sử dụng một ứng dụng để duyệt nội dung từ tất cả các nguồn.
Feedly có sẵn trên thiết bị di động, máy tính để bàn và các trình duyệt cho phép bạn tự do kiểm tra danh sách đọc của mình ở mọi nơi, mọi lúc.
Lựa chọn thay thế: Pocket
18. TextExpander
TextExpander giúp bạn lưu các template văn bản, câu trả lời soạn sẵn và các đoạn trích nội dung để tái sử dụng trong bất kỳ ứng dụng nào khác. Bạn có thể sử dụng lại các snippet đã lưu ở bất kỳ đâu bằng phím shortcut cơ bản.
TextExpander là một lựa chọn lý tưởng để trả lời phản hồi hỗ trợ khách hàng, tài liệu, email doanh nghiệp, vv…Tất cả nội dung của bạn được lưu trữ trên đám mây và bạn có thể sử dụng trên bất kỳ thiết bị nào.
19. Buffer
Buffer giúp bạn tự động hóa social media bằng cách thiết lập hàng đợi nội dung để đăng trên tường các mạng xã hội của bạn.
Bạn có thể kết nối các hồ sơ xã hội của mình, thêm cập nhật trạng thái, đặt lịch trình và tần suất, Buffer sẽ lo phần còn lại.
Lựa chọn thay thế: IFTTT
Công cụ lưu trữ đám mây tốt nhất cho các Freelancer
Nếu là một người làm việc từ xa hoặc freelancer, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải làm việc trên máy tính để bàn của mình. Bạn có thể di chuyển và làm việc từ laptop của mình.
Công cụ lưu trữ đám mây lưu trữ tất cả các file công việc của bạn trên đám mây giúp bạn không bị ràng buộc với một thiết bị vật lý cụ thể. Những công cụ này cũng đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn và luôn sao lưu, giúp bạn bớt lo lắng.
20. Google Drive
Google Drive là dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí của Google. Mọi tài khoản Google miễn phí đều cung cấp quyền truy cập vào 15 GB dung lượng miễn phí được chia sẻ bởi tất cả các ứng dụng của Google như Gmail, Documents, Photos, vv…
Đăng ký G Suite sẽ tăng giới hạn này lên 30 GB – Không giới hạn, tùy thuộc vào gói bạn chọn. Bạn cũng có thể nâng cấp lên Google One với 100 GB bộ nhớ đám mây trên tất cả các ứng dụng của Google chỉ với 1,99$/tháng.
21. Dropbox
Dropbox là một ứng dụng lưu trữ đám mây phổ biến khác với các gói miễn phí và trả phí. Gói miễn phí chỉ cung cấp 2 GB dung lượng lưu trữ đám mây nhưng đủ tốt nếu bạn muốn dùng thử sản phẩm để xem có phù hợp với nhu cầu của mình hay không.
Các gói trả phí khởi điểm từ 9,99$ (thanh toán hàng năm) với 2 TB dung lượng lưu trữ đám mây. Dropbox tích hợp với tất cả các ứng dụng phổ biến của bên thứ ba, hoạt động trên trình duyệt, máy tính để bàn và thiết bị di động, đồng thời cho phép chia sẻ file.
22. OneDrive
OneDrive là lựa chọn thay thế cho Google Drive của Microsoft đi kèm với tất cả các tài khoản Office 365, Outlook và Microsoft live miễn phí.
Gói miễn phí với bộ nhớ đám mây lên đến 5GB. Nếu bạn đang sử dụng Office 365 thì việc lưu trữ và chia sẻ file với các thành viên trong nhóm và khách hàng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Công cụ thiết kế tốt nhất cho các Freelancer
Tất cả các freelancer và lập trình viên đều cần các công cụ thiết kế để tạo tài liệu marketing, đồ họa, bài viết trên mạng xã hội, vv… của họ. Những công cụ thiết kế này giúp bạn tạo đồ họa tuyệt đẹp cho doanh nghiệp của mình cũng như khách hàng.
23. Adobe Creative Cloud
Adobe Creative Cloud là công cụ mà bất cứ graphic designer hoặc freelancer cũng phải có. Mô hình này cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các ứng dụng thiết kế của Adobe như Photoshop, Illustrator, Premier Pro, vv…
Gói all apps có giá 52,99$/tháng, hơi đắt nếu bạn là người dùng mới. Bạn cũng có thể mua gói đăng ký cho từng ứng dụng riêng lẻ mà bạn muốn sử dụng với một khoản phí nhỏ hơn.
24. Canva
Canva là một công cụ thiết kế dành cho những người không phải là designer. Giao diện trực quan với các công cụ kéo & thả đơn giản và vô số template cho tất cả các loại đồ họa rất dễ sử dụng.
Bạn có thể dùng Canva để tạo hình ảnh trên mạng xã hội, logo trang web, tài liệu quảng cáo, vv…
25. Invision
Invision là một công cụ tạo mẫu và thiết kế mạnh mẽ dành cho các freelancer và designer. Giao diện dễ sử dụng và bạn có thể nhập file từ Sketch và Photoshop vào ứng dụng.
Invision giúp bạn làm việc dễ dàng hơn bằng cách chia sẻ các file. Bạn cũng có thể kết nối với một số ứng dụng của bên thứ ba và nhập clip art, đồ họa vector và hình ảnh từ các nguồn khác.
26. Affinity Designer and Photo
Affinity Designer and Photo là hai ứng dụng thiết kế đồ họa quyền lực và là giải pháp thay thế rẻ hơn cho Adobe Photoshop và Illustrator. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Designer để tạo hình ảnh vector và raster, kết hợp các phần tử raster vào một hình ảnh vector.
Các ứng dụng sử dụng giao diện người dùng trực quan, dễ học hơn ngay cả đối với người dùng mới. Bạn cũng có quyền truy cập vào vô số tài nguyên để học hỏi thêm.
Công cụ theo dõi thời gian tốt nhất cho các Freelancer
Cho dù bạn làm việc theo giờ hay tính phí khách hàng cho dự án hoàn chỉnh thì cũng sẽ cần theo dõi thời gian làm việc mỗi ngày.
Các ứng dụng theo dõi thời gian này giúp bạn theo dõi giờ, tìm những tác nhân làm giảm năng suất và phân tích cách sử dụng thời gian tốt nhất.
27. TimeDoctor
TimeDoctor là một trong những ứng dụng theo dõi thời gian và năng suất tốt nhất trên thị trường cho phép bạn theo dõi thời gian, quản lý công việc, lưu screenshot, giám sát việc sử dụng web và ứng dụng cũng như xem báo cáo.
Bạn cũng có thể đặt giờ bắt buộc, cấp quyền truy cập cho khách hàng dựa trên các dự án và thêm thành viên nhóm. TimeDoctor hoạt động trên tất cả các nền tảng, rất phù hợp khi bạn làm việc và tích hợp với nhiều công cụ đã được đề cập trong bài viết này.
Gói trả phí có giá từ 9,99$/tháng/người dùng.
28. Hubstaff
Hubstaff là một công cụ theo dõi thời gian và năng suất tuyệt vời cho các nhóm và doanh nghiệp. Bạn có thể dùng Hubstaff để theo dõi việc sử dụng web và ứng dụng, duy trì bảng chấm công, theo dõi thời gian biểu và chấm công, tính lương đơn giản và lập hóa đơn.
Hubstaff đi kèm với tính năng GeoTracking giúp các doanh nghiệp theo dõi vị trí của nhân viên cùng với giờ làm việc của họ. Ngoài ra công cụ này còn tích hợp với các công cụ của bên thứ ba như Asana, Quickbooks, GitHub, Trello, vv…
Họ cung cấp gói free có giới hạn và các gói trả phí bắt đầu từ 7$/người dùng/tháng.
29. Harvest
Harvest là một ứng dụng theo dõi thời gian tuyệt vời khác dành cho các freelancer, nhóm và doanh nghiệp. Bạn có thể theo dõi thời gian, quản lý dự án, tìm các tác nhân làm giảm năng suất và gửi hóa đơn cho khách hàng.
Harvest hoạt động cùng với tất cả các công cụ phổ biến được đề cập trong danh sách này bao gồm Asana, Slack, G Suite và nhiều công cụ khác. Gói free hạn chế 1 cá nhân và hai dự án. Các gói trả phí có giá từ 12$/người dùng/tháng.
30. RescueTime
RescueTime là phần mềm theo dõi thời gian dành cho các nhóm và doanh nghiệp. RescueTime không có chức năng screenshot những gì nhân viên của bạn đang làm và tập trung vào quyền riêng tư khi đặt nhân viên lên hàng đầu.
Phần mềm này cung cấp các báo cáo hoạt động chi tiết nêu bật việc sử dụng ứng dụng được phân loại theo hoạt động. Bạn có thể đặt mục tiêu, dự án, theo dõi những tác nhân làm giảm hiệu suất, nhận cảnh báo thời gian thực, đặt giờ, vv…
RescueTime có một gói free giới hạn và các gói trả phí có giá từ 6$/tháng/người dùng.
31. Toggl
Toggl là một ứng dụng theo dõi thời gian đơn giản và hiệu quả phù hợp với các cá nhân, nhóm làm việc từ xa và các doanh nghiệp. Toggl có sẵn dưới dạng tiện ích bổ sung cho trình duyệt cũng như các ứng dụng dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn, đồng thời đồng bộ hóa công việc của bạn trên các thiết bị để bạn không bị chậm trễ công việc.
Là một freelancer, bạn sẽ thích tính năng viết hóa đơn để đặt giá theo giờ và theo dõi giờ làm việc của mình. Bạn cũng có thể xem tác vụ nào giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhất và đặt mục tiêu phù hợp.
Giá khởi điểm từ 9$/tháng/người dùng được thanh toán hàng năm.
Công cụ viết lách tốt nhất cho các Freelancer
Các content writer, blogger và copywriter có thể được hưởng lợi từ các công cụ bổ sung để cải thiện quy trình làm việc của họ. Các công cụ sau đây giúp bạn viết tốt hơn và cải thiện năng suất với tư cách là một freelance writer.
32. Grammarly
Grammarly là công cụ kiểm tra ngữ pháp tốt nhất trên thị trường có chức năng tự động kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả khi người dùng viết và sử dụng AI để phân tích nội dung.
Bạn có thể Grammarly để kiểm tra dấu câu, độ súc tích, giọng điệu, đưa ra gợi ý từ, vv… Công cụ này hoạt động trên trình duyệt như một ứng dụng độc lập trong WordPress, Gmail, G Suite, vv…
33. Hemingway
Hemingway là ứng dụng style checker cho phép bạn cải thiện khả năng đọc các bài báo của mình bằng cách làm cho các bài báo đó trở nên bình thường hơn, đơn giản hơn và táo bạo hơn.
Bạn có thể sử dụng Hemingway trong trình duyệt hoặc download ứng dụng dành cho máy tính để bàn. Ứng dụng dành cho máy tính để bàn tích hợp trực tiếp với WordPress để bạn publish trực tiếp lên trang web của mình.
34. Dropbox Paper
Dropbox Paper là một ứng dụng note-taking được tạo ra bởi người sáng lập Dropbox. Đây là một ứng dụng miễn phí giúp bạn ghi chú, chia sẻ với nhóm của mình, thêm chú thích, đưa ra phản hồi, lưu ý tưởng, vv…
Dropbox Paper có một giao diện trực quan rõ ràng. Các công cụ định dạng không cần thiết sẽ bị ẩn đi và chỉ xuất hiện khi bạn cần, giúp việc chia sẻ và cộng tác trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Lựa chọn thay thế: Evernote
35. SEMRush Writing Assistant
SEMRush Writing Assistant hỗ trợ bạn viết nội dung tối ưu hóa SEO, giúp bài viết của bạn có xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Bạn có thể sử dụng công cụ này để phân tích nội dung so với các item xếp hạng hàng đầu cho từ khóa cụ thể và đưa ra các đề xuất nội dung, do đó bạn có thể viết nội dung tốt hơn để xếp hạng cao hơn trong Google.
Công cụ Email Marketing cho các Freelancer
Giữ liên lạc với khách hàng có thể giúp bạn giành được sự tin tưởng của họ và công việc kinh doanh thuận lợi hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được vô số thời gian khi sử dụng dịch vụ email marketing khi gửi các thông điệp được cá nhân hóa đến đúng người, vào đúng thời điểm.
36. Constant Contact
Constant Contact là công cụ email marketing hàng đầu cho các doanh nghiệp nhỏ và freelancer. Bạn có thể quản lý danh bạ của mình, tạo các template email tùy chỉnh, tạo chuỗi drip message, vv…
Constant Contact cung cấp hỗ trợ thông qua trò chuyện trực tiếp, cuộc gọi thoại, email, hỗ trợ cộng đồng và một thư viện rộng lớn với các tài nguyên hữu ích.
Nếu bạn đang tìm cách tạo bản tin email thì đây là lựa chọn số 1 dành cho doanh nghiệp nhỏ.
37. SendinBlue
SendinBlue là một phần mềm email marketing và SMS hoàn chỉnh dành cho các freelancer. Đây là một trong những công cụ email marketing phát triển nhanh nhất ở Châu Âu.
SendinBlue là một nền tảng sở hữu các công cụ tuyệt vời để tạo ra các email đẹp và hấp dẫn. Các công cụ kéo & thả đơn giản của họ rất phù hợp cho những người dùng mới chưa có kinh nghiệm về email marketing.
38. Drip
Drip là một nền tảng email marketing quyền lực dành cho Thương mại điện tử, blogger và nhà phát triển với các công cụ hàng đầu giúp tự động hóa marketing, kênh bán hàng và cá nhân hóa.
Điều khiến Drip khác biệt so với các đối thủ là các công cụ tự động hóa marketing của họ rất thông minh, phân đoạn email vượt trội hơn, nhóm danh sách và trình tạo quy trình làm việc trực quan.
Công cụ dựng trang web tốt nhất cho các Freelancer
Nếu bạn nghiêm túc về việc phát triển công việc kinh doanh tự do của mình thì cần phải tạo một trang web. Có vô số nền tảng dựng trang web cho bạn lựa chọn nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chọn một trong hai nền tảng bên dưới.
39. WordPress
WordPress.org (còn được gọi là WordPress self hosted) là nền tảng xây dựng trang web phổ biến nhất thế giới, chiếm hơn 34% trong tổng số các trang web trên internet được cung cấp bởi WordPress.
WordPress self hosted đứng đầu danh sách các trình dựng trang web tốt nhất của chúng tôi bởi nền tảng này vô cùng phổ biến, có tính năng mạnh mẽ, khả năng mở rộng và dễ sử dụng.
Bạn có thể sử dụng WordPress để tạo ra bất kỳ loại trang web nào như blog cửa hàng online, trang web thành viên, vv…
40. Trình dựng trang web Constant Contact
Trình tạo trang web Constant Contact là một giải pháp thay thế cho WordPress. Nền tảng này cung cấp một trình dựng trang web đơn giản giúp bạn tạo một trang web chỉ trong vòng vài phút.
Tuy không mạnh như WordPress nhưng Constant Contact có tất cả các tính năng cơ bản mà bạn cần.
Dịch vụ web hosting tốt nhất cho các Freelancer
Là một freelancer, bạn có thể sẽ cần web hosting cho trang web của mình hoặc thậm chí là trang web của khách hàng.
CunghocWP có một bài so sánh chi tiết về hosting WordPress tốt nhất, hosting VPS tốt nhất, hosting WooCommerce tốt nhất và công ty quản lý hosting WordPress tốt nhất bạn có thể tìm hiểu thêm.
Dưới đây là 3 lựa chọn hàng đầu của chúng tôi về các dịch vụ web hosting tốt nhất cho các freelancer.
41. SiteGround
SiteGround là một trong những nhà cung cấp dịch vụ web hosting phổ biến và được đánh giá cao nhất trong cộng đồng. Họ cung cấp các giải pháp bảo mật và tốc độ WordPress nội bộ giúp trang web của bạn trở nên nhanh hơn và an toàn nhất có thể.
SiteGround hỗ trợ 24/7, đây là lý do tại sao họ là nhà cung cấp dịch vụ hosting được đề xuất chính thức của “WordPress”. Các tính năng của SiteGround bao gồm nâng cấp tự động, cache WP tích hợp sẵn, CDN, phân đoạn một cú nhấp chuột và kiểm soát phiên bản GIT. Họ cũng là một trong số ít công ty cung cấp dịch vụ hosting theo vị trí cụ thể với 3 trung tâm dữ liệu ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á.
42. TinoHost
TinoHost là đơn vị cho thuê, cung cấp tên miền, hosting, dịch vụ máy chủ, email tên miền cho doanh nghiệp với giá thành phải chăng, phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dùng website tại Việt Nam.
TinoHost sở hữu đội ngũ nhân viên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế web, WordPress và các dịch vụ liên quan đến website, đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, trang thiết bị tối tân cùng hỗ trợ 24/7/365.
Hiện tại, đây là công ty hosting giá rẻ tốt nhất và lớn nhất Việt Nam.
CunghocWP hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn khám phá các công cụ tốt nhất cho các freelancer, designer và nhà phát triển. Bạn cũng có thể muốn xem danh sách các plugin WordPress phải có và phần mềm trò chuyện trực tiếp tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ của chúng tôi.
Nếu thích bài viết này, hãy theo dõi YouTube Channel để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.