Child theme là gì?






Child theme là gì?

Trong website, theme là giao diện của trang web. Và child theme được hiểu là một theme con. Nó sẽ kế thừa toàn bộ đặc điểm của theme mẹ hay còn gọi là parent Theme. Vậy chính xác theme là gì? Child theme là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé.

1. Theme là gì?

Theme chính là giao diện của website. Nó sẽ kiểm soát bố cục và thiết kế trang web của bạn khi nó hiển thị trước mắt người dùng.

Nó cũng được coi là bộ mặt của một website. Với theme, người dùng có thể thay đổi màu sắc, đa dạng các tính năng để website hoạt động một cách trơn tru. Đồng thời, giúp cho website khi hiển thị nó trở nên đẹp mắt và thu hút người dùng nhất có thể.

Có rất nhiều loại theme có trong WordPress. Tùy theo chủ đề của Website hay blog, sẽ có các theme phù hợp. Ví dụ như:

– WordPress blog themes: Đây là loại theme dành cho người người viết blog cá nhân.

– WordPress business themes: Loại theme này được tối đa tính năng phục vụ cho mục đích kinh doanh.

– WordPress ecommerce themes: Đây là loại theme mang tính thương mại điện tử hoặc bán hàng.

– Magazine wordpress themes: Loại theme này phù hợp cho các thiết kế website là tạp chí, sách báo, tin tức.

– WordPress popular themes: Đây là loại theme phổ biến, có thể phù hợp với nhiều chủ đề khác nhau.

Theme chính là giao diện của website.

2. Những điều cần biết về Child Theme

Child Theme là gì? Tại sao lại cần dùng nó? Ưu nhược điểm của nó là gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời.

2.1 Child Theme là gì?

Như đã nói, theme sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát bố cục và thiết kế trang web của bạn. Giao diện website của bạn hiển thị như thế nào là do cài đặt trong theme.

Và Child Theme có nghĩa là một theme con của theme mẹ hay Parent Theme. Child Theme sẽ kế thừa toàn bộ đặc điểm của theme mẹ. Với Child Theme, bạn có thể trợ tùy biến theme mẹ mà không cần trực tiếp thay đổi trong theme mẹ.

Child Theme có nghĩa là một theme con của theme mẹ.

2.2 Tại sao lại cần dùng Child Theme?

Như đã nói, Child Theme giúp tùy biến theme mẹ mà không cần trực tiếp thay đổi trong theme mẹ. Và khi có phiên bản mới cần cập nhật, Child Theme sẽ giúp bạn giữ lại các thay đổi của mình. Đồng thời vẫn có được các tính năng mới của bản cập nhật.

Tiết kiệm thời gian cũng là một lý do rất thuyết phục bạn nên sử dụng Child Theme. Đây cũng là cách tốt nhất giúp bạn học hỏi, sáng tạo và phát triển WordPress Theme. Child Theme sẽ giúp bạn có một WordPress Theme độc đáo và không lo bị đụng hàng.

Child Theme sẽ giúp bạn có một WordPress Theme độc đáo.

2.3 Child Theme có ưu nhược điểm gì?

Child Theme không chỉ mang đến những ưu điểm mà còn có cả những nhược điểm.

Ưu điểm của Child Theme

Sử dụng Child Theme sẽ có những điểm nổi bật sau:

– Dễ dàng thay đổi tùy chỉnh: Với child theme, có có thể dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi trên theme mà không làm ảnh hưởng đến theme gốc.

– An toàn hơn khi cập nhật: Chính vì không làm ảnh hưởng trực tiếp đến theme gốc nên child theme cũng đảm bảo tính an toàn hơn. Bạn sẽ không lo bị mất đi các tùy biến khi có phiên bản mới. Các chỉnh sửa giao diện trên child theme sẽ được giữ lại. Và theme mẹ vẫn được cập nhật phiên bản mới nhất.

– Khôi phục và gỡ lỗi dễ dàng: Với child theme, bạn dễ dàng sửa chữa hoặc xóa đi những tùy chỉnh giao diện không được như ý muốn.

– Có thể biết những gì đã được thay đổi trong file theme: Việc sử dụng child theme sẽ cho phép bạn theo dõi tất cả các thay đổi trên các file con của theme WordPress. Điều này sẽ giúp bạn hoặc những người tiếp quản công việc của bạn sau này dễ dàng theo dõi và quản lý hơn.

Nhược điểm của Child Theme

Song song với những ưu điểm trên, Child Theme cũng tồn tại một số nhược điểm như:

– Mất thời gian tìm hiểu về các frame của WordPress và các bộ lọc: Từ đó, gây nên việc chậm trễ trong quá trình hình thành website của bạn.

– Mất thời gian truy cập dữ liệu: Với việc sử dụng child theme, WordPress sẽ phải đọc và truy cập cả hai nơi là child theme và parent theme. Vì thế, có thể thời gian hiển thị dữ liệu ra giao diện có thể sẽ lâu hơn. Do vậy, tốc độ truy cập website có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Sẽ mất nhiều thời gian hơn để WordPress truy cập dữ liệu khi dùng child theme.

3. Hướng dẫn cài child theme cho WordPress

Để có thể tạo child theme, bạn cần truy cập vào trang admin area của WordPress. Đồng thời, truy cập vào file manager (được khuyên dùng) hoặc FTP.

Thư mục child theme được tạo sẽ nằm trong thư mục wp-content/themes. Cách đặt tên child theme tốt nhất là thêm “–child” vào cuối mỗi tên theme cha. Và chú ý không để khoảng trắng trong tên file.

Cách tạo thư mục mới bằng FTP client hoặc File Manager như sau:

Bước 1: Truy cập vào control panel của Hostinger và click vào File Manager.

Bước 2: Chuyển tới thư mục cài WordPress (thường là public_html) và mở thư mục wp-content và chọn themes.

Bước 3:Chọn icon Create new folder và điền tên theme con. Đồng thời chọn Create.image43

Bước 4: Truy cập vào thư mục vừa tạo.

Bước 5: Click chuột vào button New File, điền style.css làm file name và nhấn Create.image42

Bước 6: Nhập dữ liệu cho file bằng đoạn code sau:

Bước 7: Đổi tất cả các giá trị để giống với theme của bạn và tên miền.

Bước 8: Thêm file functions.php trong cùng một thư mục. Chú ý không được copy/paste đoạn code từ theme cha. Cần tạo file trống và thêm function .php cần thiết cho theme con của bạn.

Bước 9: Chuyển hướng tới Appearance từ khu vực admin area của WordPress.

Bước 10: Chọn Themes để xem theme con mới vừa được tạo

Bước 11: Nhấn nút Activate để kích hoạt Child Theme

Bước 12: Chuyển tới Appearance từ khu vực Admin của WordPress. Sau đó chọn Editor và chọn functions.php.

Bước 13: Copy và dán đoạn code sau vào file function.php của theme con:

Bước 14. Chọn Update ở cuối trang và lưu thay đổi.

Bước 15: Hoàn thành việc tạo child theme cho WordPress.

Hy vọng những thông tin chi tiết về theme, child theme, parent theme chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng website. Chúc các bạn có được một website như ý.