Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt chứng chỉ SSL miễn phí cho website WordPress

Chào mừng quý bạn và các vị đã quay trở lại với CunghocWP, tôi là tiendatdinh ^^~

Có thể bạn không biết, Google hiển thị tất cả các website không có SSL dưới dạng “không được bảo mật an toàn”. Điều này sẽ khiến khách hàng của bạn có thể mất đôi chút niềm tin khi truy cập vào website.

Để website có thể thanh toán trực tuyến, bạn cần phải có chứng chỉ SSL trên trang web của bạn, SSL sẽ giúp bảo vệ dữ liệu trang web cũng như thông tin người dùng khi họ nhập và gửi lên máy chủ xử lý.

Thông thường, bạn sẽ cần trả phí khá đắt để sử dụng SSL, nếu bạn chỉ đang bắt đầu xây dựng 1 Blog hoặc đang vận hành 1 website doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể muốn tối ưu chi phí nhất có thể.

Và, điều đó đang được nói đến trong bài viết này. CunghocWP sẽ hướng dẫn bạn cách để có chứng chỉ SSL miễn phí. Cùng xem chúng ta sẽ thực hiện điều đó như thế nào nhé.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề sau:

OK? Bắt đầu tìm hiểu nào.

Chứng chỉ SSL là gì?

SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer. Đây là một giao thức internet giúp đảm bảo dữ liệu được truyền giữa trình duyệt của người dùng lên website mà họ đang truy cập.

Mỗi người dùng khi lướt web đôi khi họ sẽ gửi đi một số thông tin nhạy cảm như thông tin thanh toán, thông tin thẻ tín dụng, thông tin đăng nhập…

Khi sử dụng giao thức HTTP bình thường, những thông tin nhạy cảm này rất dễ bị tấn công. Đây chính là lúc SSL hoặc HTTPS xuất hiện.

Trang web sử dụng SSL hợp lệ là 1 website sử dụng chứng chỉ SSL do một trong các cơ quan cấp chứng chỉ bảo mật được công nhận. Chứng chỉ này sẽ được xác minh và tô sáng trên thanh địa chỉ trình duyệt của người dùng. Bạn có thể thấy icon ổ khóa và liên kết website sẽ bắt đầu bằng HTTPS hay vì HTTP.

Tại sao bạn cần chứng chỉ SSL cho website WordPress của bạn

HTTPS hay SSL được khuyến nghị cho tất cả các website. Tuy nhiên nó hoàn toàn cân thiết đối với các website thu thập thông tin người dùng hoặc có các form nhập vào như: Đăng nhập, thanh toán…

Nếu bạn đang vận hành một trang thương mại điện tử hoặc 1 website với nhiều thành viên yêu cầu người dùng đăng nhập. Bạn nên cài đặt chứng chỉ SSL ngay bây giờ.

Không chỉ vậy, hầu hết hiện tại các dịch vụ thanh toán trực tuyến đều yêu cầu website phải sử dụng SSL trước khi bạn có thể thanh toán.

Ngoài việc bảo mật, chứng chỉ SSL cũng tạo ấn tượng tích cực cho thương hiệu quả bạn. Google cũng khuyến nghị bạn nên dùng SSL cho website, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các website cài đặt SSL sẽ có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Cuối cùng, nếu website của bạn không có SSL, trình duyệt Google Chrome sẽ cảnh báo người truy cập website của bạn rằng nó không an toàn. Điều này thật tệ phải không nào?

Cái biểu tượng nho nhỏ này ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin người dùng đấy nhỉ?

Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào để bảo mật thông tin?

Khi đã hiểu được tầm quan trọng của SSL, giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chi tiết một chút nhé.

Khi website của bạn bạn sử dụng SSL, chúng sẽ mã hóa các dữ liệu mà người dùng gửi đi bằng trình duyệt khi truy cập website.

Với những website cài đặt chứng chỉ SSL, người dùng khi truy cập sẽ qua một bước xác nhận xem chứng chỉ này có thực sự hợp lệ hay không.

Nếu mọi thứ OK, trình duyệt sẽ sử dụng 1 mã key để mã hóa dữ liệu. Dữ liệu này sau đó được gửi tới máy chủ (website của bạn), nơi nó được giải mã với một khóa bị mật khác.

Chứng chỉ SSL có giá bao nhiêu?

Thường chi phí cho chứng chỉ SSL sẽ rất khác nhau do có rất nhiều cơ quan cấp chứng chỉ. Bạn có thể tốn khoản 50- 200$ mỗi năm cho chứng chỉ này. Một số nhà cung cấp còn có thêm vài dịch vụ bổ trợ cho chứng chỉ của họ, điều này cũng sẽ làm tăng chi phí.

Nếu bạn định mua chứng chỉ SSL, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Domain.com. Họ là một trong những dịch vụ đăng ký tên miền lớn trên Thế giới và họ cung cấp dịch vụ SSL khá tốt.

Bạn có thể bắt đầu sở hữu chứng chỉ SSL chỉ với 35,99$/ năm kèm theo gói bảo hành bảo mật 10.000$ và con dấu TrustLogo. Sau khi mua chứng chỉ, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hosting cài đặt nó cho bạn.

Dù vậy, trước khi quyết định xuống tiền, có thể bạn sẽ muốn nhận một chứng chỉ SSL miễn phí đấy.

Cách để có chứng chỉ SSL miễn phí?

Rất nhiều người quản trị website không muốn sử dụng SSL do chi phí đắt đỏ. Điều này dẫn đến các website bị đánh cắp thông tin ngày càng ra tăng.

Một dự án phi lợi nhuận mang tên Let Encypt quyết định khắc phục vấn đề này bằng cách thiết lập một tổ chức chứng nhận miễn phí.

Alê hấp, quá tuyệt phải không nào? Mục đích chính của cơ quan này là giúp những quản trị viên website dễ dàng nhận được các chứng chỉ SSL miễn phí. Giúp Internet trở nên an toàn hơn.

Do tầm quan trọng của dự án, nó nhanh chóng được các tay to trong làng công nghệ hỗ trợ rất nhiều, có thể kể đến vài cái tên như: Google, Facebook, Shopify, WordPress…

Dù vậy, thách thức là việc cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí này cho người mới tìm hiểu khá khó khăn và đòi hỏi kiến thức mã hóa cũng như kiến thức về hệ thống máy chủ.

May thay, các nhà cung cấp dịch vụ Hosting hiện nay đã tích hợp sẵn các chứng chỉ SSL miễn phí cho các gói hosting của họ. Một trong số họ cũng đang sử dụng Let Encrypt đấy nhé.

Bây giờ, hãy chọn một trong những nhà cung cấp dịch vụ giúp bạn tránh khỏi các rắc rối khi tự cài chứng chỉ SSL miễn phí nào.

Dưới đây là một số công ty cung cấp hosting hàng đầu cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí, bạn có thể tùy ý lựa chọn nha.

Nếu bạn đang sử dụng 1 trong các công ty lưu trữ này, bạn có thể bật chứng chỉ SSL miễn phí trong bảng điều khiển hosting của mình. Chỉ cần đăng nhập vào Cpanel và tìm phần Security.

Người dùng Bluehost sẽ tìm thấy tùy chọn miễn phí SSQL bằng cách truy cập My Sites » Manage. Tại đây, bạn có thể chuyển sang tab Security và bật chứng chỉ SSL miễn phí cho website của bạn.

Tùy vào các dịch vụ cung cấp hosting khác nhau mà bảng điều khiển có thể khác với hình ảnh bên trên. Do đó, nếu gặp khó khăn, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp hosting mà mình đang sử dụng để nhờ họ hỗ trợ nha.

Nếu nhà cung cấp hosting không cung cấp SSL miễn phí, bạn có thể làm theo hướng dẫn của chúng tôi để chuyển website WordPress sang một hosting khác được cung cấp bởi các công ty bên trên.

Cách cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí trong WordPress

Khi đã có chứng chỉ SSL miễn phí, bạn sẽ cần thiết lập lại website WordPress để các url sử dụng chuyển sang HTTPS thay vì HTTP như ban đầu.

Để làm điều này, đơn giản nhất là sử dụng plugin SSL Simple SimpleKhi bạn đã bật Chứng chỉ SSL miễn phí, bạn sẽ cần thiết lập WordPress để bắt đầu sử dụng HTTPS thay vì HTTP trong tất cả các URL của mình.

Cách dễ nhất để làm điều này là bằng cách cài đặt và kích hoạt plugin SSL Really Simple SSL trên trang web của bạn. Nếu chưa biết cách cài đặt plugin, hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress.

Khi kích hoạt, plugin sẽ kiểm tra xem chứng chỉ SSL của bạn có được bật hay không. Sau đó, nó sẽ bật chuyển hướng HTTP sang HTTPS và thay đổi cài đặt trang web của bạn để bắt đầu sử dụng SSL.

Để đảm bảo website của bạn an toàn, bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả các URL trong website của bạn đang được tải bằng giao thức HTTPS. Plugin SSL sẽ giúp bạn đơn giản hóa công việc này bằng cách tự động sửa URL khi tải trang.

Để làm cho trang web của bạn hoàn toàn an toàn, bạn cần đảm bảo rằng các URL của trang web của bạn đang tải bằng giao thức HTTPS. Plugin SSL thực sự đơn giản các bước thực hiện điều đó bằng cách tự động sửa các URL khi tải trang.

Nếu website của bạn có một số URL tải bằng giao thức HTTP, thì các trình duyệt sẽ coi toàn bộ website của bạn không an toàn.

Để sửa các URL này, bạn có thể sử dụng inspect tool trong trình duyệt để kiểm tra sau đó thay thế lại chúng. Đề biết cách làm điều này, bạn có thể xem qua hướng dẫn của chúng tôi về cách chỉnh sửa một số lỗi nội dung trong WordPress.

Với việc sử dụng Plugin SSL, bạn sẽ không cần mò mẫm quá nhiều để thay đổi các URL này. Tuy nhiên, nó sẽ gây tốn thời gian một chút khi tải trang. Đó là lý do nhiều quản trị viên website sử dụng cách thủ công để thay đổi URL thay vì sử dụng plugin.

Nếu bạn quan tâm đến tốc độ truy cập website của mình. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết từng bước chuyển website WordPress từ HTTP sang HTTPS của chúng tôi.

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu thêm về chứng chỉ SSL cũng như cách để có chứng chỉ SSL miễn phí cho website của bạn. Có thể bạn cũng muốn xem cách tạo địa chỉ email doanh nghiệp cho trang web WordPress của bạn.

Nếu thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn nhé. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ CunghocWP.

Chúc các bạn thành công!