Bạn có thường xuyên theo dõi mức độ tương tác của người dùng trên trang web WordPress của bạn hay không? Đây một trong những số liệu quan trọng vì việc theo dõi giúp bạn lập chiến lược để phát triển hơn nữa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách theo dõi sự mức độ tương tác của người dùng trong WordPress với Google Analytics.
Tại sao phải theo dõi mức độ tương tác của người dùng với Google Analytics?
Bình thường, chủ sở hữu trang web cho rằng lưu lượng truy cập và số lần xem trang là chỉ số quan trọng nhất về hiệu suất trang web của họ. Họ cho rằng lưu lượng truy cập cao sẽ khiến doanh số và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Nhưng bạn thậm chí có thể nhận được kết quả tốt hơn nữa nến bạn theo dõi và tối ưu hóa mức độ tương tác của người dùng.
Theo dõi mức độ tương tác của người dùng giúp bạn biết được người dùng làm gì khi họ đến với trang web của bạn. Giúp bạn xác định xem mô hình hành vi tương tác của người dùng nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi và doanh số cao hơn.
Ví dụ: biết được người dùng truy cập một trang cụ thể nào đó có khả năng mua hàng cao gấp 10 lần so với bất kỳ khách truy cập những trang khác trên website của bạn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để chuyển hướng sự chú ý của người dùng đến trang đó nhiều hơn.
Để theo dõi mức độ tương tác của người dùng trên các trang web của mình, chúng tôi sử dụng Google Analytics kết hợp với plugin MonsterInsights .
Nếu bạn chưa đăng ký Google Analytics, bạn có thể làm theo các hướng dẫn trong bài viết của chúng tôi về cách cài đặt Google Analytics trong WordPress .
Tiếp theo, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin MonsterInsights . Bạn nên mua tài khoản Pro để được hỗ trợ đầy đủ nhất.
Chỉ cần dán tập lệnh Google Analytics vào phần footer của trang web, bạn có thể theo dõi người dùng. Nhưng nếu chỉ như vậy, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều dữ liệu vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không biết người dùng đã click vào links outbound nào, form nào có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, sản phẩm nào trong cửa hàng trực tuyến của bạn có chuyển đổi tốt nhất, link affiliate hoặc quảng cáo nào nhận được nhiều click nhất,…
Plugin MonsterInsights tự động xử lý tất cả những điều đó và còn cung cấp nhiều tính năng quan trọng khác. Nó tự động hóa quá trình dán các đoạn code và scripts theo dõi tương tác của khách truy cập vào footer, vì thế bạn sẽ không cần lo lắng đến những thứ phức tạp như code và cấu hình.
Sau khi đã cài đặt Google Analytics với MonsterInsights, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách theo dõi những số liệu tương tác người dùng khác nhau cho trang web của bạn.
Video hướng dẫn
Nếu bạn không thích video, hãy tiếp tục theo dõi hướng dẫn dưới đây.
Cách theo dõi mức độ tương tác của người dùng trong WordPress với Google Analytics
1. Theo dõi nội dung phổ biến nhất của bạn
Điều đầu tiên bạn muốn tìm hiểu là: bài đăng trên blog và trang nào được người dùng của bạn quan tâm nhiều nhất, nhận được lưu lượng truy cập cao nhất.
Sau đó, tìm hiểu xem người dùng thích gì trên trang web sẽ giúp bạn lập kế hoạch chiến lược tối ưu nội dung dựa trên nền tảng hiệu quả sẵn có.
Với MonsterInsights, mọi thứ trở nên vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần truy cập Insights » Reports trong khu vực quản trị WordPress của bạn.
Những nội dung phổ biến nhất của bạn sẽ được liệt kê trong phần ‘Top posts and pages‘.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được lưu lượng truy cập hàng đầu của bạn đến từ đâu.
Trên hầu hết các trang web, 90% lưu lượng truy cập của họ đến 10% các trang hàng đầu. Khi bạn tìm thấy các trang hàng đầu này, bạn có thể tối ưu hóa chúng để chuyển đổi tối đa bằng cách thêm content upgrades hoặc tạo ra targeted lead hấp dẫn trên các bài đăng này.
Thêm content upgrades có thể giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 845%. Người sáng lập của chúng tôi, Syed Balkhi đã có một bài đăng blog chia sẻ một kết quả nghiên cứu cụ thể liên quan đến vấn đề này.
2. Theo dõi cách người dùng tương tác với các form trên trang web của bạn
Hầu hết các trang web đều sử dụng contact form để có được phản hồi cũng như thu hút khách hàng tiềm năng. Nhưng hầu hết các plugin contact form không cung cấp cho bạn dữ liệu theo dõi và chuyển đổi chính xác.
MonsterInsights cho phép bạn tận dụng tính năng theo dõi sự kiện của Google Analytics để biết được số lần form của bạn được xem và gửi đi.
Để bật tính năng theo dõi form, bạn cần truy cập trang Insights » Addons, cài đặt và kích hoạt addon Forms.
Sau đó, MonsterInsights sẽ tự động bắt đầu theo dõi tất cả các form trên trang web của bạn.
MonsterInsights tự động hoạt động với các plugin contact form phổ biến như WPForms , Ninja Forms , Formidable cũng như các plugin khác. MonsterInsights cũng theo dõi các form bình luận, form đăng ký người dùng,.. trên trang web của bạn.
Để xem thử form của bạn hoạt động như thế nào, bạn hãy truy cập vào tài khoản Google Analytics của mình. Trong bảng điều khiển Google Analytics, click vào Behavior » Events » Overview và sau đó trong ‘Event Category’, click vào ‘form‘
Tiếp đến, bạn click chọn ‘Event Label’ để thấy số liệu của tất cả form có trên trang của bạn.
Tại đây, bạn cũng có thể nhấp vào bất kỳ form nào để xem số lần hiển thị và chuyển đổi.
3. Theo dõi cửa hàng thương mại điện tử trong Google Analytics
Google Analytics cung cấp nhiều tính năng dành riêng cho các trang web eCommerce. Tuy nhiên, các tính năng này không được bật theo mặc định và thậm chí người dùng không biết rằng chúng tồn tại.
Tính năng Enhanced Ecommerce cho phép bạn xem hành vi mua sắm, hành vi thanh toán, hiệu suất của danh sách sản phẩm, hiệu suất bán hàng,… Ban có thể kết hợp dữ liệu này với lưu lượng truy cập trang web tổng thể của bạn để có được những thông tin quan trọng.
Theo dõi eCommerce bằng MonsterInsights cho WordPress hoạt động tốt với cả WooCommerce và Easy Digital Download .
Trước tiên, bạn sẽ cần bật theo dõi eCommerce trong Google Analytics. Truy cập vào tài khoản Google Analytics của bạn và chuyển sang trang admin.
Bạn tiếp tục click vào ‘Ecommerce Settings’.
Tiếp đến, bạn click vào thanh trượt ở dưới trong bước đầu tiên, Enable Ecommerce để kích hoạt và chọn Next Step để chuyển sang bước kế tiếp.
Chúng tôi khuyên bạn nên bật cài đặt Enhanced Ecommerce.
Khi bạn đã hoàn tất, nhấp vào “Submit’ để lưu lại cài đặt của bạn.
Tiếp theo, bạn cần chuyển sang khu vực quản trị WordPress của bạn. Chuyển đến Insights » Addons, cài đặt và kích hoạt ‘Ads Tracking’.
Sau đó, bạn đến trang Insights » Settings và nhấp vào tab Tracking, chọn eCommerce để tiếp tục.
Trên tab này, bạn cần tích vào ‘Use Enhanced eCommerce’ và sau đó click vào nút ‘Save changes’ để lưu lại cài đặt của bạn.
Để xem báo cáo theo dõi thương mại điện tử của bạn, bạn cần truy cập tài khoản Google Analytics của mình và truy cập trang Conversions » Ecommerce.
Dưới đây là một vài báo cáo hữu ích mà Enhanced eCommerce cung cấp cho bạn:
- Hành vi mua sắm
- Hành vi thanh toán
- Hiệu suất danh sách sản phẩm
- Hiệu suất bán hàng
Để biết thêm chi tiết về từng báo cáo này, hãy xem thêm hướng dẫn của chúng tôi về cách thêm Google Analytics enhanced ecommerce vào trang web của bạn .
4. Theo dõi ai đang click vào quảng cáo của bạn bằng Google Analytics
Nhiều trang web dựa vào quảng cáo để kiếm tiền trực tuyến bằng content độc đáo. Các nền tảng quảng cáo như Google AdSense cũng cung cấp cho bạn những báo cáo về số lần hiển thị và lần click quảng cáo.
Tuy nhiên, với MonsterInsights và Google Analytics, bạn thực sự có thể thấy cách người dùng tương tác với quảng cáo trên trang web của bạn. Bạn sẽ có thể:
- Theo dõi số lần click mà mỗi quảng cáo nhận được
- Khám phá những quảng cáo mà khán giả của bạn không hứng thú
- Xác định các vị trí quảng cáo hiệu quả nhất
- Và hơn thế nữa…
Trước tiên, bạn sẽ cần truy cập Insights »Addons trên trang web WordPress của bạn, cài đặt và kích hoạt addon ‘Ads Tracking’.
Tiếp theo, bạn cần tích hợp Google Analytics vào tài khoản Google Adsense.
Chuyển đến dashboard Google Analytics của bạn và nhấp vào ‘Admin’ nằm ở góc dưới bên trái của màn hình.
Trên trang quản trị, nhấp vào AdSense Linking’.
Tiếp đến, bạn cần nhấp vào +New AdSense Link và chọn thuộc tính AdSense mà bạn muốn liên kết với Analytics.
Tiếp theo, bạn cần chọn chế độ xem Analytics mà bạn muốn, sau đó nhấp vào Enable Link và Done.
Sau khi bạn đã định cấu hình mọi thứ trong Google Analytics, bạn cần truy cập trang web WordPress của mình và đế trang Insights » Settings . Chuyển sang tab ‘Tracking’ rồi nhấp vào phần Ads.
Bạn cần tích chọn vào ô Enable Google Adsense trong MonsterInsights.
Để xem báo cáo hiệu suất AdSense của bạn, hãy truy cập tài khoản Google Analytics và đến trang Behavior » Publisher.
Báo cáo tổng quan cung cấp cho bạn bản tóm tắt về các số liệu chính của AdSense. Bạn cũng có thể tìm thấy báo cáo Publisher Pages và Publisher Referrers trong Google Analytics.
5. Theo dõi các links affiliate của bạn trong Google Analytics
Hầu hết các nhà marketing affiliate đều sử dụng plugin để quản lý và cloak links affiliate để giúp links affiliate trở nên thân thiện hơn. Dưới đây là một ví dụ về một link affiliate đã được cloaking:
http://example.com/recommends/product-name/
MonsterInsights cho phép bạn theo dõi các links affiliate đó trong Google Analytics, giúp bạn tìm ra sản phẩm affiliate nào đang hoạt động tốt, trang nào đang tạo ra nhiều doanh thu affiliate hơn…
Để bật theo dõi Affiliate links , bạn cần truy cập Insights » Settings . Chuyển sang tab Tracking và sau đó click vào ‘Affiliate links’.
Trước tiên, bạn cần nhập slug bạn sử dụng cho các links affiliate của bạn. Sau đó, cung cấp nhãn bạn muốn sử dụng cho các links đó trong báo cáo Google Analytics. Đừng quên lưu các thay đổi cài đặt của bạn nhé!
MonsterInsights cho phép bạn theo dõi links affiliate dưới dạng sự kiện trong Google Analytics. Để tìm báo cáo tổng hợp links affiliate của bạn, hãy truy cập Behavior » Events » Overview. Tổng số lượng click trên các links affiliate của bạn sẽ được hiển thị dưới nhãn mà bạn gán trước đó.
Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách theo dõi các links outbound trong WordPress .
Lưu ý: hầu hết các plugin affliate WordPress có thể cung cấp cho bạn số liệu thống kê. Nhưng chúng tôi nhận ra rằng hầu hết số liệu đó là không chính xác. Google Analytics là cách theo dõi chính xác nhất.
6. Theo dõi Bounce Rate trong Google Analytics
Bounce rate là tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập vào trang web của bạn và quyết định rời đi mà không truy cập trang thứ hai.
Để kiểm tra Bounce rate của trang web của bạn, bạn cần đăng nhập vào dashboard Google Analytics của mình và sau đó truy cập trang Audience » Overview.
Nếu bạn muốn xem bounce rate của một trang riêng lẻ?
Chuyển tới Behavior » Site Content » All Pages để xem tất cả các trang từ website của bạn.
Bạn có thể sắp xếp các trang theo tỷ lệ từ cao xuống thấp hoặc ngược lại để tiện đánh giá.
Bounce rate cao cho thấy bạn không thể thuyết phục người dùng truy cập các trang khác. Khách truy cập thoát ra khỏi trang của bạn là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bounce rate cao cho thấy có điều gì đó không ổn trên trang web của bạn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và làm giảm tương tác cũng như tỉ lệ chuyển đổi.
Bounce rate như thế nào là chấp nhận được?
Dưới đây là bảng phân tích chung về bounce rate từ tốt đến xấu.
Bounce rate tuyệt vời là từ 30% đến 50%. Tuy nhiên, hầu hết các trang web rơi vào khoảng từ 50% đến 70% , đây là mức trung bình chấp nhận được. Bounce rate hơn 70% được coi là không tốt đối với hầu hết các trang web.
Bounce rate trung bình khác nhau tùy thuộc vào loại trang web khác nhau. Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây để thấy tỷ lệ thoát trung bình theo ngành:
Để biết thêm về chủ đề này, hãy bài viết về các mẹo để giảm bounce rate trên trang web của bạn.
7. Theo dõi thời gian người dùng ở lại trang web của bạn
Một tiêu chí khác cho thấy mức độ tham gia của người dùng là thời gian người dùng dành cho trang web của bạn.
Nếu người dùng thoát ra khỏi trang web của bạn mà không dành đủ thời gian để xem xét nội dung, chắc hẳn có gì đó không ổn cần phải khắc phục.
Google Analytics có thể hiển thị cho bạn thời gian trung bình người dùng dành cho trang web của bạn mỗi phiên. Chỉ cần truy cập Audience » Overview và bạn sẽ thấy thời gian cùng với những số liệu thống kê khác.
Bảng tổng hợp này cũng cho bạn thấy người dùng dành bao nhiêu thời gian cho từng trang riêng lẻ. Bạn có thể kiểm tra thời gian bằng cách truy cập Behavior » Site Content » All Pages trong Google Analytics.
Để tìm hiểu cách cải thiện thời lượng phiên, hãy xem thêm bài viết cung cấp mẹo thiết thực để tăng thời gian người dùng dành cho trang web của bạn của chúng tôi.
8. Theo dõi lượt xem trang trên mỗi lượt truy cập với Google Analytics
Lượt xem trang trên mỗi lượt truy cập là một chỉ số tuyệt vời khác về mức độ tương tác của người dùng. Lượt xem trang nhiều hơn trên mỗi phiên cũng làm tăng thời gian người dùng dành cho trang web của bạn và giảm bounce rate.
Google Analytics sẽ hiển thị cho bạn tổng số lượt xem trang trong một khoảng thời gian nhất định trên trang Audience » Overview. Tuy nhiên, để theo dõi sự tham gia của người dùng, bạn có thể muốn xem thêm lượt xem trên mỗi phiên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập Acquisation » All Traffic » Channels để biết thêm các thông số khác.
Qua đó, bạn có thể biết được kênh nào có lưu lượng đang chuyển đổi tốt nhất cho trang web của mình để bạn có thể hoạch định chiến lược mang lại kết quả.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết cách theo dõi mức độ tương tác của người dùng trong WordPress với Google Analytics. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn mới nhất về WordPress SEO và hướng dẫn marketing qua email 101 cho người mới bắt đầu của chúng tôi.
Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook .