Cách tạo một website WordPress đa ngôn ngữ vô cùng đơn giản

Bạn có muốn trang WordPress của mình được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau không?
Các trang web WordPress chiếm 35% trong tổng số tất cả các website trên Internet. Trong đó, rất nhiều trang phục vụ cho người dùng không nói tiếng Anh hoặc sử dụng các ngôn ngữ khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo trang WordPress đa ngôn ngữ một cách dễ dàng. Bài viết bao gồm ba phương pháp khác nhau và bạn có thể chọn cách phù hợp với mình nhất.
Với mỗi phương pháp dưới đây, bạn có thể dịch các bài viết, các trang, tags, mục, và chủ đề trên WordPress sang nhiều ngôn ngữ theo ý mình một cách dễ dàng.

Thế nào là một website WordPress đa ngôn ngữ?

Một website WordPress đa ngôn ngữ sẽ thể hiện một nội dung nội dung được thể hiện trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chúng có thể tự động chuyển ngôn ngữ dựa trên khu vực, vị trí sử dụng của người dùng hoặc người dùng có thể chọn ngôn ngữ mà họ ưu tiên bằng cách sử dụng đường link bên dưới trang WordPress.

Các cách thường dùng để tạo một website đa ngôn ngữ

Cách thứ nhất sẽ cho phép dịch thủ công tất cả nội dung trên trang web của bạn sang các ngôn ngữ bạn đã chọn với sự giúp đỡ của các biên dịch viên.

Phương pháp thứ hai, thực chất thì bạn không tạo ra một website đa ngôn ngữ. Tuy nhiên nó sử dụng công cụ dịch máy để dịch các nội dung trên trang web của bạn thông qua các công cụ tự động dịch.

Tuy nhiên Google Dịch đã dừng hỗ trợ các tài khoản mới lập cho công cụ dịch trang web. Các lựa chọn khác không được miễn phí và cũng không thật sự tốt về mặt chất lượng.

Rõ ràng dịch thủ công nội dung trên trang web là phương pháp tốt nhất cho bạn. Phương pháp này cho phép tất cả nội dung trên website của bạn được giữ vững và ổn định về mặt chất lượng. Bạn có thể tự dịch các nội dung này hoặc thuê các biên dịch viên chuyên nghiệp.

Chọn một plugin WordPress đa ngôn ngữ : Có một số Plugin WordPress mà bạn có thể sử dụng để dịch trang WordPress của mình sang nhiều ngôn ngữ. Bạn cần chọn một Plugin giúp bạn quản lý bản dịch một cách dễ dàng đồng thời không gây ra khó khăn cho người dùng của mình.

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu ba Plugin WordPress đa ngôn ngữ tốt nhất cũng như cách cài đặt cho từng loại một cách chi tiết nhất.

1. TranslatePress

2. WPML

3. Polylang

Cả ba phương pháp này đi kèm với những tính năng cần thiết mà bạn cần để tạo một website đa ngôn ngữ tốt.

Với những phần giới thiệu qua ở trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp này.

Hướng dẫn tạo một website WordPress đa ngôn ngữ

 Tạo một trang WordPress đa ngôn ngữ với Translatepress

TranslatePress là một trong những WordPress Plugin hỗ trợ dịch tốt nhất hiện nay. Phương pháp này có một chút khác biệt so với các phương pháp được đề cập trong bài viết này.

Thông thường, các Plugin đa ngôn ngữ sẽ yêu cầu bạn tạo nhiều phiên bản của cùng một bài viết để dịch nó, trong khi TranslatePress cho phép bạn tạo các bản dịch trong cùng một lúc.

Nó cũng cho phép bạn sử dụng trình soạn thảo trực tuyến để dịch các khía cạnh trực quan trên website của bạn.

Quan trọng hơn cả, bạn có thể kết hợp giữa dịch máy và bản dịch của biên dịch viên. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng Google Dịch hoặc công cụ hỗ trợ AI tương tự để tạo ra các bản dịch máy và chỉ chỉnh sửa,nâng cao các phần mà AI đã bỏ sót.

Điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin TranslatePress. Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem bài hướng dẫn Cách cài đặt một WordPress plugin của chúng tôi.

Nếu muốn dịch trang web của mình sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, bạn cần cài đặt tiện ích bổ sung ‘Extra Languages/Ngôn ngữ phụ’. Bạn có thể click vào nút Download addons ở dưới tài khoản của bạn trên website TranslatePress để bắt đầu cài đặt.

Sau khi tải xuống các tiện ích, bạn có thể cài đặt và kích hoạt nó như các Plugin WordPress khác. Sau khi kích hoạt, đi đến Settings >> TranslatePress để tùy chỉnh cài đặt plugin.

 

Đầu tiên, bạn cần chuyển sang tab License và nhập mã License key của bạn, bạn có thể tìm thấy thông tin này ở bên dưới tài khoản của bạn trên website WordPress.
Sau đó, bạn cần chuyển sang tab General để thiết lập các phần cài đặt khác.

Lựa chọn đầu tiên trên trang này là chọn ngôn ngữ mặc định cho website của bạn, và các ngôn ngữ mà bạn muốn website của mình được dịch sang.

Tiếp theo, bạn cần xem mình có muốn hiển thị tên các ngôn ngữ bằng ngôn ngữ bản địa không. Lựa chọn mặc định là ‘No‘, tức tên các ngôn ngữ sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ mặc định.
Sau đó, bạn cần quyết định xem mình có muốn hiển thị tên ngôn ngữ mặc định trong URL dưới dạng thư mục con hay không. Ví dụ: http://example.com/en/.
Lựa chọn mặc định là ‘No‘ nghĩa là chỉ có những ngôn ngữ khác sẽ có tên ngôn ngữ trong URL như một thư mục con. Lời khuyên cho bạn là nên giữ nguyên phần cài đặt này để đạt được hiệu quả SEO tốt nhất.


Sau đó, bạn sẽ được dẫn đến phần cài đặt tiếp theo, ‘Force language in custom links‘. Lựa chọn mặc định là ‘Yes‘ bởi điều đó sẽ thay đổi các liên kết tùy chỉnh cho ngôn ngữ được dịch và giúp các URL thân thiện hơn với SEO.
Tiếp, bạn cần chọn có sử dụng Google Translate để dịch tự động hay không. Lựa chọn mặc định là ‘No‘. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi nếu muốn.
Bạn sẽ cần cung cấp một mã Google Translate API trong lựa chọn tiếp theo. Bạn sẽ thấy một liên kết hướng dẫn bạn cách để nhận mã, liên kết nằm ở dưới phần lựa chọn.
Cuối cùng, bạn sẽ đi đến các lựa chọn bạn muốn hiển thị mục chuyển ngôn ngữ trên website của mình như thế nào. TranslatePress cung cấp cho bạn ba lựa chọn.

Bạn có thể sử dụng một mã ngắn, bổ sung mục chuyển ngôn ngữ vào Menu điều hướng, hoặc hiển thị Menu di động. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục chuyển ngôn ngữ trên website trong ở phần dưới của bài viết.
Tiếp tục và nhấn chọn nút ‘Save changes‘ để lưu các cài đặt của bạn.

Dịch nội dung trên Website

Để dịch website, bạn có thể dễ dàng nhấn chọn tab ‘Translate‘ trong phần cài đặt của Plugin hoặc nút trên thanh quản trị của WordPress.

Sau đó, trình soạn thảo dịch thuật trực tuyến sẽ được mở ở một tab mới.

Trong mục soạn thảo dịch thuật trực tuyến, bạn có thể nhấn chọn vào phần văn bản bất kỳ trên Website trong khung bên phải và TranslatePress sẽ tải dữ liệu trong cột bên trái để dịch.


Khi đó, nhấn chọn ngôn ngữ mà bạn muốn dịch văn bản sang và cung cấp phần dịch của bạn.
Sau khi nhập phần dịch, nhấn ‘Save Translation’ ở phía trên và chọn phím Next. TranslatePress sẽ tự động tải dòng chữ tiếp theo trên trang để bạn có thể dịch.
Bạn cũng có thể nhấn vào phần Menu bên dưới ngôn ngữ mặc định và chúng sẽ đưa ra danh sách các dòng chữ có thể dịch được trong trang. Bạn có thể chọn dòng chữ và cung cấp bản dịch.


Bạn có thể dịch tất cả nội dung trên trang bất kỳ, bao gồm Menu điều hướng, các phím, Widget bên, văn bản, ….
Bạn cũng có thể đi đến trang bất kì bằng cách nhấn vào đường dẫn trên màn hình và bắt đầu dịch trang đó.
TranslatePress cho phép bạn bắt đầu dịch trang hoặc bài viết bất kỳ ngay sau khi đăng nhập. Chỉ cần nhấn vào nút ‘Dịch trang‘ ở trên cùng để bắt đầu dịch thuật trực tuyến.

Một khi bạn đã dịch một phần văn bản, dòng chữ, Plugin sẽ tự động dịch trang cho bạn trên các địa điểm khác. Ví dụ, nếu bạn dịch một tiêu đề bài viết thì tiêu đề bài viết trên thanh Widgets bên sẽ được tự động dịch.

Thêm mục chuyển ngôn ngữ cho Website

Phím chuyển ngôn ngữ cho phép người dùng truy cập website của bạn chọn ngôn ngữ khi họ truy cập. Cờ của mỗi quốc gia sẽ hiển thị nhằm biểu hiện các ngôn ngữ có sẵn trên website của bạn.
TranslatePress cho phép bạn thêm mục Chuyển ngôn ngữ bằng cách sử dụng mã ngắn, như mục điều hướng menu, hoặc biểu ngữ nổi. Mục chuyển ngôn ngữ có thể được hiển thị như hình quốc kỳ, tên ngôn ngữ hoặc cả hai.

Thêm mục chuyển ngôn ngữ vào WordPress bằng cách sử dụng mã

Bạn chỉ cần thêm mã ngắn [Chuyển ngôn ngữ] vào các bài viết, trang hoặc ứng dụng thanh bên ở nơi mà bạn muốn hiển thị mục chuyển ngôn ngữ.


Thêm mục chuyển ngữ vào thanh điều hướng Menu của WordPress

Đi đến mục Appearance >> Menus và nhấn vào tab ‘Language Switcher’ ở cột bên trái. Bây giờ, chọn các ngôn ngữ mà bạn muốn hiển thị và nhấn phím Add to Menu.


Bạn sẽ thấy các ngôn ngữ được thêm vào thanh Menu điều hướng. Đừng quên nhấn ‘Save Menu‘ để lưu các thay đổi.
Khi đó, trang kiểm tra trước của bạn sẽ hiển thị như dưới đây:

Thêm mục chuyển ngôn ngữ hiển thị nổi

Đi đến trang cài đặt của Plugin và cuộn xuống để đến mục chuyển ngôn ngữ. Từ đây, hãy chắc chắn rằng phần ở mục ‘Floating language selection‘ đã được đánh dấu.


Đừng quên nhấn nút Save changes để lưu các cài đặt của bạn.

Bây giờ bạn có thể đi đến website của mình để xem mục chuyển ngôn ngữ được hiển thị nổi ở phía dưới mỗi trang trên website của bạn.

Tạo một WordPress đa ngôn ngữ với WPML

WPML (viết tắt của WordPress đa ngôn ngữ) là một trong những Plugin WordPress lâu đời và phổ biến nhất.
Điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt Plugin WPML. Để biết thêm chi tiết, xem ngay phần hướng dẫn cụ thể Cách cài đặt WordPress plugin của chúng tôi.

Khi kích hoạt, plugin sẽ thêm một mục mới trong Menu tên WPML trong menu WordPress của bạn. Nhấn vào mục này vào lần đầu tiên sẽ đưa bạn đến trình hướng dẫn cài đặt của plugin.


WPML sẽ tự động tìm kiếm ngôn ngữ WordPress của bạn. Bạn có thể thay đổi nó tại đây nếu muốn.
Sau đó, nhấn phím Next để tiếp tục.

Trong màn hình tiếp theo, bạn sẽ được hỏi chọn các ngôn ngữ bạn muốn cho phép. Chọn những ngôn ngữ bạn muốn và thêm vào trang của bạn.


Bạn có thể thêm hoặc xoá bỏ ngôn ngữ sau đó khi cần. Sau khi chọn các ngôn ngữ, nhấn phím Next.

Bây giờ, bạn sẽ được hỏi có muốn thêm mục chuyển ngôn ngữ trên trang WordPress không. Mục chuyển ngôn ngữ cho phép người dùng chọn ngôn ngữ họ muốn khi truy cập trang của bạn.


WPML cho phép bạn tự động thêm mục chuyển nội dung như một Ứng dụng bên, trong Menu điều hướng, danh sách hoặc phần cuối trang.

Tiếp theo, bạn sẽ được hỏi: có muốn gửi báo cáo tương thích đến WPML dựa theo plugin và chủ đề mà bạn đang sử dụng hay không.


Bạn có thể tùy chọn gửi dữ liệu này cho WPML hoặc không.

Bước cuối cùng, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã trang. Nếu bạn chưa tạo mã, hãy nhấn chọn ‘Generate a key for this site‘.


Việc này sẽ dẫn bạn đến trang web của WPML và sẽ được yêu cầu thêm trang của bạn vào tài khoản WPML của bạn.

Một khi trang của bạn đã được thêm vào, nhấn vào trang đó để nhận mã trang. Sao chép và dán mã này vào trang WordPress của bạn.
Vậy là bạn đã hoàn thành thiết lập WPML. Bây giờ bạn có thể nhấn phím Finish để kết thúc phần cài đặt.

Thêm nội dung đa ngôn ngữ vào WordPress với WPMl

WPML giúp việc dịch thuật nội dung trên WordPress của bạn trở nên dễ dàng.

Bạn có thể dịch thuật bài viết, trang, tags, mục, và chủ đề trên WordPress của mình.

Thêm các bài viết và trang đa ngôn ngữ

Nhấn vào Menu bài viết để xem các bài viết đã tồn tại, chú ý đến cột ngôn ngữ bên cạnh tiêu để bài viết.


WPML giả định các nội dung đã tồn tại của bạn đang ở ngôn ngữ thứ nhất. Nó sẽ đưa ra phím Add cho mỗi ngôn ngữ ở cạnh các bài viết vủa bạn. Nhấn vào phím Add ở bên dưới một ngôn ngữ để dịch bài viết.
Bạn cũng có thể quản lý bản dịch bằng cách chỉnh sửa bài viết.

Trong màn hình chỉnh sửa bài viết, chú ý vào ô ‘Language‘ để quản lý bản dịch.


WPML cũng đưa ra một cách tốt hơn để quản lý người dùng làm việc như một biên dịch viên trên trang web của bạn. Nếu đặt mua Multilingual CMS Plan (Kế hoạch đa ngôn ngữ CMS ), bạn có thể sử dụng mô-đun quản lý bản dịch của họ.

Mô-đun quản lý cho phép bạn thêm người dùng là biên dịch viên dù vai trò của họ trong WordPress có là gì đi nữa. Thậm chí người đăng kí cũng có thể thêm được thêm vào như một biên dịch viên.

Thay vì chỉnh sửa bài viết, những biên dịch viên sẽ có thể thêm các bản dịch trực tiếp vào WPML.

Thêm các bản dịch cho các Thể loại và Tags

WPML cho phép dịch Phân mục và tags dễ dàng hoặc bất kỳ phân loại tùy chỉnh có thể sử dụng.
Đi đến WPML >> Taxonomy Translation và tải phân loại tùy chỉnh bạn muốn dịch.
Ví dụ trong ảnh chụp dưới đây, chúng tôi chọn các mục và nó hiển thị tất cả các mục từ trang web mẫu ví dụ của chúng tôi.


Nhấn chọn nút thêm ở bên cạnh mục phân loại để thêm bản dịch.

Dịch Menu điều hướng

WordPress có hệ thống Menu điều hướng vô cùng tốt. WPML cho phép bạn dịch menu giống như dịch thuật các bài viết hoặc phân mục.
Đi đến Appearance >> Menus trên trang web của bạn. Nếu có nhiều hơn một menu, chọn menu mà bạn muốn dịch.
Ở cột phía tay phải, bạn sẽ thấy menu của bạn với các liên kết để dịch sang những ngôn ngữ bạn cho phép.


Chọn một ngôn ngữ sẽ tạo ra menu mới cho ngôn ngữ đó. Bạn cần thêm các mục trong menu nguyên bản vào các mục trong menu mới này.

Nếu bạn có các bài viết và trang trong Menu điều hướng bạn cần dịch chúng trước, sau đó bạn có thể thêm chúng từ các tab bên trái trong màn hình chỉnh sửa menu.

Đừng quên nhấn Save để lưu cài đặt.

Dịch chủ đề, plugin và các văn bản khác với WPML

WPML CMS đa ngôn ngữ cho phép bạn chọn giữa bạn dịch chính thức của chủ đề và plugin hoặc sử dụng biên dịch viên.
Đi đến WPML >> Themes and Plugins localization


Theo mặc định, WPML sẽ tìm kiếm các files dịch nếu chúng có sẵn và sử dụng chúng.

Tuy nhiên nếu chủ đề hoặc WordPress plugin không được dịch sang các ngôn ngữ bạn đang sử dụng, bạn có thể dịch chúng bằng cách sử dụng đặc tính dịch thuật văn bản WPML.


Scan chủ đề hoặc plugin để tải văn bản và bắt đầu dịch.

Mô-đun này cũng cho phép bạn dịch các trường tùy chỉnh, ứng dụng, và nhưng văn bản có thể dịch thuật khác được tạo ra bởi WordPress.

Tạo website WordPress đa ngôn ngữ với Polylang

Polylang là WordPress plugin đa ngôn ngữ với hơn 500000 lượt cài đặt. Nó cho phép bạn dễ dàng tạo một website đa ngôn ngữ mà không cần mua bản nâng cao.

Chú ý: Nếu bạn đang chạy WooCommerce hoặc cần trợ giúp, có thể bạn cần nâng cấp lên Polylang Pro hoặc mua tiện ích bổ sung WooCommerce của họ.

Ở bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ sử dụng bản miễn phí của plugin.

Điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt Polylang. Để biết thêm chi tiết, xem hướng dẫn Cách cài WordPress plugin.

Khi kích hoạt, bạn cần đi đến Languages >> Languages để đặt cấu hình plugin.


Trang cài đặt ngôn ngữ được phân làm ba tab. Tab đầu tiên được dán nhãn Ngôn ngữ, đây là nơi bạn sẽ thêm các ngôn ngữ bạn muốn sử dụng trong trang web của mình.
Bạn cần thêm ngôn ngữ mặc định cũng như tất cả các ngôn ngữ mà người dùng có thể chọn trong website của bạn.
Sau khi thêm các ngôn ngữ, chuyển sang tab ‘Strings Translations’. Tại đây, bạn cần dịch tiêu đề trang, mô tả và sau đó chọn định dạng ngày giờ.


Tiếp theo, đi đến Languages >> Settings. Từ đây bạn có thể thiết lập cài đặt URLscho các ngôn ngữ và thiết lập các URL thân thiện với SEO.


Khi đã hoàn thành, nhấn Save changes để lưu các cài đặt.

Dịch nội dung trong WordPress với Polylang

Polylang giúp việc thêm nội dung ở các ngôn ngữ khác nhau trở nên vô cùng dễ dàng. Tạo một bài viết, trang hoặc chỉnh sửa bài có sẵn rất đơn giản. Trên màn hình chỉnh sửa bài viết, bạn sẽ thấy ô ngôn ngữ “Language”.


Ngôn ngữ mặc định sẽ tự động được chọn. Do đó, bạn có thể thêm nội dung ở ngôn ngữ mặc định trước, sau đó dịch nó sang các ngôn ngữ khác.

Để dịch, bạn cần nhấn vào nút + ở bên cạnh một ngôn ngữ và thêm nội dung, bài viết cho ngôn ngữ đó.


Quá trình lặp lại cho tất cả các ngôn ngữ. Khi đã xong, bạn có thể tải lên các bài viết và trang.

Dịch các thể loại, tags và phân loại tùy chỉnh

Bạn cũng có thể dịch các thể loại, tags hoặc phân loại tuỳ chỉnh. Nếu muốn dịch các thể loại, đi đến Posts >> Categories.


Thêm thể loại vào ngôn ngữ mặc định sau đó nhấn biểu tượng Thêm vào cho mỗi ngôn ngữ để bắt đầu thêm bản dịch.

Hiển thị chuyển ngôn ngữ trên trang WordPress

Việc thêm mục chuyển ngôn ngữ cho phép người dùng chọn một ngôn ngữ khi truy cập trang web của bạn. Với Polylang, điều này trở nên vô cùng dễ dàng. Vào phần Appearance >> Widgets và thêm phần Language switcher vào thanh bên hoặc khu vực ứng dụng sẵn sàng khác.

Bạn có thể chọn phần thả xuống hoặc sử dụng tên ngôn ngữ với quốc kỳ phù hợp. Khi đã hoàn thành, nhấn nút Save để lưu các cài đặt của bạn.
Bây giờ bạn có thể xem trước trang web của mình để xem hoạt động của phím Language switcher.

Các câu hỏi thường gặp về cách tạo một trang WordPress đa ngôn ngữ

Với việc đã giúp hàng ngàn những người mới bắt đầu trong việc tạo lập trang web của riêng họ, chúng tôi cũng có kinh nghiệm về cách lập trang WordPess đa ngôn ngữ. Dưới đây là một số câu hỏi về cách tạo WordPress đa ngôn ngữ mà chúng tôi thường gặp.

1. WordPress plugin đa ngôn ngữ nào là tốt nhất

Cả ba plugin được nêu ra ở bài hướng dẫn này đều tốt. Tuy nhiên, có một số khác biệt nhỏ ở một số khía cạnh.

Nếu bạn là một người mới bắt đầu và đang tìm kiếm một giải pháp dễ dàng hơn thì nên dùng TranslatePress.

Tiện ích chỉnh sửa trực tuyến của nó giúp việc dịch thuật trở nên dễ dàng hơn.

Những người dùng có hiểu biết sâu hơn và những website thương mại điện tử lại hay sử dụng WPML bởi nó phù hợp và đầy đủ hơn với nhu cầu của họ. Cuối cùng, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp miễn phí thì Polylang là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

2. Làm thế nào để dịch khu quản trị WordPress cho người dùng của tôi?

WordPress cho phép mỗi người dùng trên website của bạn chọn một ngôn ngữ giao diện quản trị. Họ chỉ cần chỉnh sửa hồ sơ cá nhân và họ sẽ tìm thấy các lựa chọn ngôn ngữ để chọn.

3. Làm sao để dịch chủ đề WordPress của tôi?

Cả ba plugin trên đều cho phép bạn tự động lấy bản dịch chủ đề. Bạn cũng có thể tự tìm và dịch một chủ đề WordPress sau đó tải file dịch lên website của bạn.

4. Làm thế nào để dịch một WordPress plugin?

Rất nhiều WordPress plugin cao cấp đã được dịch sẵn. Tuy nhiên, chúng có thể không được dịch sang tất cả các ngôn ngữ. TranslatePress và WPML cho phép bạn dịch văn bản trong giao diện plugin một cách dễ dàng.

Bạn cũng có thể tự dịch WordPress plugin và tải các bản dịch lên website của mình một cách thủ công.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp các bạn học cách tạo một WordPress đa ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn cách tăng tương tác trên website của chúng tôi.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể theo dõi chúng tôi qua Twitter và Facebook.