Cách chuyển WordPress sang một tên miền mới (không mất thứ hạng SEO)

Bạn muốn đổi một tên miền mới cho trang web WordPress của mình? Thay đổi tên miền trang web có thể ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng SEO và đây là một quá trình cần phải được thực hiện hết sức cẩn thận.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi các biến động SEO tạm thời khi di chuyển trang web của mình sang một tên miền mới, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu tác động và nhanh chóng lấy lại traffic tìm kiếm cũng như thứ hạng của mình.

Trong bài viết này, CunghocWP sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển WordPress sang một tên miền mới mà không mất thứ hạng SEO.

Dưới đây là 5 bước trong quy trình di chuyển trang web WordPress của bạn sang một tên miền mới:

  1. Tạo gói sao lưu cho trang web WordPress
  2. Tạo cơ sở dữ liệu cho tên miền mới
  3. Giải nén WordPress trên tên miền mới
  4. Thiết lập chuyển hướng 301 vĩnh viễn
  5. Thông báo cho Google về sự thay đổi

Chuẩn bị trước khi bắt đầu

Trước khi bắt đầu, chúng tôi muốn nhấn mạnh một vài điều.

Quá trình chuyển sang một tên miền mới sẽ tạm thời ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm khi Google và các công cụ tìm kiếm khác điều chỉnh theo các thay đổi.

Điều này cũng sẽ tạm thời ảnh hưởng đến traffic tìm kiếm của bạn. Lưu ý rằng điều này là bình thường và xảy ra với tất cả các trang web khi chuyển sang một tên miền mới.

Tuy nhiên, bạn có thể giảm đáng kể tác động SEO bằng cách làm theo hướng dẫn này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển trang web WordPress sang một tên miền mới đúng cách, thiết lập 301 chuyển hướng phù hợp và thông báo cho các công cụ tìm kiếm.

Lưu ý rằng hướng dẫn này không dành cho việc chuyển trang web WordPress sang một máy chủ web mới. Quy trình này dùng để chuyển đổi một tên miền.

Chuẩn bị

Trong hướng dẫn này, chúng tôi giả định rằng bạn đã thiết lập trang web WordPress của mình trên oldsite.com và muốn di chuyển sang newsite.com.

Chúng tôi cũng giả định rằng bạn đã có tài khoản web hosting và bạn đã quen với bảng điều khiển web hosting của mình.

Bạn cũng biết cách sử dụng FTP.

Trong trường hợp bạn không có tài khoản web hosting, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Bluehost (rất phù hợp với các trang web nhỏ + đi kèm với một tên miền miễn phí) hoặc WP Engine (phù hợp với các trang web lớn).

Khi bạn có tài khoản web hosting và tên miền mới, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quá trình thực hiện.

Bước 1: Tạo gói sao lưu cho trang web WordPress

Đầu tiên, bạn cần tạo một bản sao lưu đầy đủ của trang web WordPress của mình. Mặc dù có rất nhiều plugin sao lưu WordPress có sẵn nhưng chúng tôi sẽ sử dụng một plugin để thực hiện cả sao lưu và di chuyển.

Đó là Duplicator, một plugin hoàn toàn miễn phí.

Cài đặt và kích hoạt plugin Duplicator trên tên miền cũ của bạn. Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress.

Sau khi kích hoạt, plugin sẽ thêm một mục menu Duplicator trong trang quản trị WordPress của bạn. Nhấp vào menu Duplicator rồi chọn ‘Create’ để tạo một gói mới.

Nhấp vào nút Next để tiếp tục.

Duplicator sẽ chạy trình hướng dẫn sao chép trang web. Đầu tiên, plugin sẽ chạy một số thử nghiệm để xem mọi thứ có ổn hay không. Nếu tất cả các mục có chữ ‘Good’ thì hãy nhấp vào ‘Build’.

Plugin sẽ bắt đầu tạo gói sao chép trang web WordPress của bạn. Quá trình này có thể mất vài phút tùy thuộc vào kích thước trang web.

Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy các tùy chọn tải xuống Installer and the Archive. Nhấp vào liên kết ‘One click download’ để tải cả hai tệp xuống máy tính.

Tệp lưu trữ là bản sao hoàn chỉnh của trang web và điều này sẽ cho phép bạn chuyển WordPress sang một tên miền khác. Tập lệnh cài đặt sẽ tự động hóa và chạy di chuyển bằng cách giải nén tệp lưu trữ.

Bước 2. Tạo cơ sở dữ liệu cho tên miền mới

Trước khi di chuyển, bạn sẽ cần một cơ sở dữ liệu để giải nén WordPress trên tên miền mới của bạn.

Nếu bạn đã tạo một cơ sở dữ liệu thì có thể bỏ qua bước này.

Để tạo cơ sở dữ liệu, bạn cần truy cập vào bảng điều khiển tài khoản lưu trữ trong bảng điều khiển cPanel, cuộn xuống phần ‘Databases’ và nhấp vào biểu tượng ‘MySQL Databases’.

Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ thấy một trường để tạo cơ sở dữ liệu mới. Nhập tên cơ sở dữ liệu của bạn và nhấp vào nút ‘Create Database’.

cPanel sẽ tạo một cơ sở dữ liệu mới cho bạn. Sau đó, bạn cần cuộn xuống phần MySQL Users.

Tiếp theo, nhập tên người dùng và mật khẩu cho người dùng mới của bạn và nhấp vào nút ‘Create a user’.

Người dùng mới bạn vừa tạo không có quyền làm việc trên cơ sở dữ liệu. Hãy thay đổi điều này.

Cuộn xuống phần ‘Add User to Database’. Chọn người dùng cơ sở dữ liệu mà bạn đã tạo từ menu thả xuống bên cạnh trường ‘User’, sau đó chọn cơ sở dữ liệu và nhấp vào nút Add.

Cơ sở dữ liệu của bạn đã sẵn sàng để chuyển WordPress sang tên miền mới. Hãy đảm bảo rằng bạn đã ghi lại tên cơ sở dữ liệu, tên người dùng và mật khẩu. Bạn sẽ cần thông tin này trong bước tiếp theo.

Bước 3. Giải nén WordPress trên tên miền mới

Đầu tiên, kết nối với tên miền của bạn bằng ứng dụng FTP client. Sau khi kết nối, hãy đảm bảo rằng thư mục gốc của trang web hoàn toàn trống.

Sau đó, bạn có thể tải tệp lưu trữ và trình cài đặt lên thư mục gốc.

Khi đã tải lên cả hai tệp, bạn cần giải nén WordPress.

Mở tab trình duyệt mới và truy cập URL sau:

http://example.com/installer.php

Đừng quên thay thế example.com bằng tên miền mới của bạn. Thao tác này sẽ khởi chạy trình hướng dẫn di chuyển Duplicator.

Trình cài đặt sẽ tìm tệp lưu trữ. Bạn cần kiểm tra các ô điều khoản và điều kiện, sau đó nhấp vào nút Next để tiếp tục.

Bây giờ, trình cài đặt sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin cơ sở dữ liệu WordPress.

Máy chủ của bạn có thể sẽ là localhost. Sau đó, bạn cần nhập chi tiết của cơ sở dữ liệu bạn đã tạo cho tên miền mới của mình trong bước trước.

Sau khi hoàn thành, nhấp vào nút Next để tiếp tục.

Duplicator sẽ giải nén bản sao lưu cơ sở dữ liệu WordPress khỏi kho lưu trữ vào cơ sở dữ liệu mới của bạn.

Tiếp theo, bạn cần cập nhật URL hoặc đường dẫn của trang web. Bạn không nên thay đổi bất cứ điều gì vì URL sẽ tự động phát hiện tên miền mới và đường dẫn.

Nếu không, bạn có thể thay đổi URL thành tên miền mới. Sau đó, nhấp vào nút Next để tiếp tục.

Duplicator sẽ hoàn thành việc di chuyển.

Bạn cần nhấp vào ‘Admin Login’ để đến khu vực quản trị WordPress của trang web trên tên miền mới.

Bước 4. Thiết lập chuyển hướng 301 vĩnh viễn

Thiết lập chuyển hướng 301 vĩnh viễn rất quan trọng đối với cả SEO và trải nghiệm người dùng.

Bước này cho phép bạn tự động chuyển hướng người dùng và công cụ tìm kiếm sang tên miền mới của bạn.

Nói cách khác, bất cứ khi nào ai đó truy cập vào một trong những bài đăng hoặc trang cũ của bạn thì họ sẽ tự động được chuyển hướng đến trang web trên tên miền mới.

Để thiết lập chuyển hướng 301 vĩnh viễn, bạn cần kết nối với trang web cũ của mình bằng FTP và chỉnh sửa tệp tin .htaccess.

Tệp tin này sẽ được đặt trong cùng thư mục với thư mục wp-includes hoặc wp-admin. Mở tệp .htaccess và dán đoạn code sau ở trên cùng:

  1. #Options +FollowSymLinks
  2. RewriteEngine on
  3. RewriteRule ^(.*)$ http://www.newsite.com/$1 [R=301,L]

Lưu ý: Thay thế newsite.com bằng tên miền mới của bạn trong đoạn code trên.

Sau khi đã áp dụng những thay đổi này bạn có thể truy cập tên miền cũ của bạn. Bạn sẽ tự động chuyển hướng đến tên miền mới.

Nếu không thực hiện được thì có nghĩa là chuyển hướng không được thiết lập đúng và máy chủ của bạn có thể không hỗ trợ quy tắc chuyển hướng. Bạn cần liên hệ với bộ phận hỗ trợ lưu trữ web của mình để bật RewriteEngine.

Bước 5. Thông báo cho Google về sự thay đổi

Bây giờ bạn đã chuyển WordPress sang một tên miền mới và chuyển hướng thiết lập, đã đến lúc thông báo cho Google về việc thay đổi địa chỉ. Điều này giúp Google tìm thấy tên miền mới của bạn một cách nhanh chóng và bắt đầu hiển thị tên miền mới trong kết quả tìm kiếm.

Trước tiên, bạn cần thêm tên miền mới của mình vào Google Search Console. Xem bước 1 trong hướng dẫn về Google Search Console của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Sau khi thêm trang web mới, bạn cần chuyển sang phiên bản Google Search Console cũ.

Tiếp theo, bạn cần chuyển sang tên miền cũ và nhấp vào biểu tượng bánh răng ở trên cùng để khởi chạy thay đổi công cụ địa chỉ.

Trên màn hình tiếp theo, Google Search Console sẽ hiển thị một trình hướng dẫn từng bước để gửi yêu cầu thay đổi địa chỉ của bạn.

Đầu tiên, bạn cần chọn trang web mới từ menu thả xuống. Sau đó, nhấp vào nút Check để kiểm tra chuyển hướng 301 rồi xác nhận xác minh.

Cuối cùng, nhấp vào nút Submit để gửi yêu cầu thay đổi địa chỉ.

Thông báo cho người dùng về việc chuyển sang tên miền mới

Trong khi các chuyển hướng 301 thực hiện tốt nhiệm vụ thì việc thông báo công khai về việc di chuyển là điều nên làm.

Bạn có thể làm điều này bằng cách viết một bài đăng blog trên trang web mới của bạn và chia sẻ bài viết đó trên các tài khoản truyền thông xã hội của mình.

Nếu bạn có một danh sách marketing qua email thì bạn nên gửi một thông báo cho tất cả những người đăng ký của bạn biết.

Điều này cực kì hữu ích.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, người dùng của bạn có nhiều khả năng nhớ tên miền mới hơn khi họ đọc tên miền đó.

Thứ hai, bạn có thể yêu cầu người dùng thông báo cho bạn biết nếu họ thấy bất kỳ lỗi nào. Một mình bạn không thể kiểm tra trang web trong tất cả các loại trình duyệt và môi trường hệ thống khác nhau.

Chúng tôi hi vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn chuyển trang web WordPress của mình sang một tên miền mới. Bạn cũng có thể muốn xem cách theo dõi thứ hạng từ khóa tìm kiếm của bạn sau khi chuyển sang một tên miền mới.

Nếu thích bài viết này, hãy theo dõi YouTube Channel để xem các thêm các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.