Checklist 11 Bí kíp tối ưu bài viết blog chuẩn SEO

Nhiều độc giả đã yêu cầu chúng tôi chia sẻ những cách tối ưu hóa các bài viết trên blog cho SEO để họ có thể có được thứ hạng tìm kiếm tốt hơn.

Thời gian tốt nhất để tối ưu hóa nội dung blog cho SEO là khi bạn đang tạo ra nó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể quay lại và cải thiện các bài viết cũ của mình nếu muốn.

SEO rất quan trọng vì nó giúp bạn liên tục nhận được lưu lượng truy cập vào website của mình. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để tối ưu hóa bài viết trên blog của mình cho SEO.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các mẹo SEO cho blog tốt nhất để giúp bạn tối ưu hóa các bài viết trên blog của mình cho SEO. Đây là những cách mà chúng tôi sử dụng trên blog riêng của mình, thu hút hàng triệu khách truy cập từ các công cụ tìm kiếm.

1. Lập kế hoạch nội dung của bạn với việc nghiên cứu từ khóa thích hợp

Nhiều người mới bắt đầu chỉ viết và viết mà không để ý đến các chủ đề mà người dùng có thể sẽ quan tâm.

Bạn không cần phải dựa vào phỏng đoán, nhất là khi bạn có thể thực hiện nghiên cứu từ khóa để tìm ra chính xác những gì người dùng của bạn đang tìm kiếm.

Nghiên cứu từ khóa là một kỹ thuật được sử dụng bởi những người sáng tạo nội dung và các chuyên gia SEO. Nó giúp bạn khám phá các chủ đề mà người dùng của bạn quan tâm dựa trên các dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

Sau đó, bạn có thể sử dụng các từ khóa này để lập chiến lược nội dung của riêng mình. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn viết về đúng các chủ đềmà mọi người đang thực sự tìm kiếm và đây cũng là một cách tuyệt vời để tìm ý tưởng cho bài viết blog mới .

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dụng như SEMRush hoặc Ahrefs . Họ cung cấp dữ liệu từ khóa chuyên sâu, có công cụ phân tích cạnh tranh, theo dõi vị trí từ khóa và hàng tá tính năng hữu ích khác.

Nếu bạn đang sử dụng SEMRush, bạn có thể sẽ muốn kiểm tra công cụ SEO Writing Assistant của họ. Nó giúp bạn tìm ra các LSI và các từ khóa liên quan, kiểm tra độ dễ hiểu, giọng điệu và độ dài trung bình của bài viết.

Để được hướng dẫn chi tiết hơn, hãy xem bài viết của chúng tôi về cách thực hiện nghiên cứu từ khóa cho blog.

2. Tìm từ khóa ngữ nghĩa cho từ khóa chính của bạn

Sau khi bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa và khám phá ra các ý tưởng mới, giờ là lúc chọn một từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất và mức độ cạnh tranh thấp.

Đây sẽ là từ khóa chính của bạn, là cụm từ mà khả năng có nhiều người dùng thực hiện tìm kiếm là cao nhất.

Nếu bạn đang sử dụng plugin Yoast SEO, bạn có thể đặt từ khóa chính trong phần cài đặt SEO của bài viết. Điều này sẽ cho phép bạn theo dõi mức độ hiệu quả của việc sử dụng từ khóa trong bài viết.

Tiếp theo, bạn cần tìm ra các từ khóa Latent Semantic Indexing (LSI). Đây là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính của bạn.

Cách dễ nhất để tìm thấy chúng là nhập từ khóa chính của bạn vào Google và cuộn xuống cuối kết quả. Ở đó bạn sẽ thấy chúng được liệt kê dưới dạng ‘Các tìm kiếm liên quan’.

Bạn cần kết hợp càng nhiều từ khóa trong số trên vào nội dung của mình, từ đó bạn sẽ có thể cung cấp nội dung đầy đủ nhất cho người dùng.

Điều tối quan trọng là bạn không cố nhét chúng vào nội dung của mình. Nếu bạn làm điều đó, bài viết sẽ trở nên rất tối nghĩa với người dùng, mặt khác các công cụ tìm kiếm ngày nay đã trở nên khá tốt trong việc phát hiện nhồi nhét từ khóa.

3. Viết một tiêu đề bài viết hiệu quả như thế nào?

Tiêu đề của bài viết có vai trò vô cùng quan trọng đối với thứ hạng tìm kiếm.

Một tiêu đề bài viết blog tốt làm cho bài viết của bạn trông phù hợp hơn với truy vấn tìm kiếm. Quan trọng hơn nữa, nó thúc đẩy người dùng click vào bài viết của bạn khi họ thấy nó trong kết quả tìm kiếm.

Bạn có thể làm cho tiêu đề bài viết thân thiện hơn với SEO bằng cách sử dụng từ khóa chính trong tiêu đề.

Ngoài việc thêm từ khóa chính, bạn cũng nên nên làm cho tiêu đề hấp dẫn và đáng để click chuột hơn. Đó là bởi vì tỷ lệ nhấp (CTR) đóng vai trò rất quan trọng trong SEO.

Có một số công thức để viết tiêu đề hiệu quả. Một trong số chúng vẫn còn hoạt động hiệu quả là EMV (emotional marketing value).

Công thức này kết hợp các từ kích hoạt cảm xúc của người đọc vào tiêu đề bài viết (gọi là power words). Thậm chí còn có các công cụ trực tuyến như EMV headline Analyzer giúp bạn tính điểm EMV cho từng tiêu đề cụ thể.

Để biết thêm, hãy tham khảo bài viết này về các tiêu đề bài viết đã trở nên viral và học cách sao chép thành công của họ sang các bài viết của riêng bạn.

4. Tạo thói quen đi link nội bộ

Khi bạn đã viết blog được một thời gian, bạn sẽ có một số lượng bài viết nhất định mà bạn muốn người dùng nào cũng nên đọc qua. Với việc đi link internal, bạn có thể hướng người dùng mới đến đọc các bài viết cũ có nội dung chất lượng.

Liên kết nội bộ là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ giữa các bài viết mới và cũ của bạn. Nó cũng cho phép bạn truyền “link juice” từ các link mới đến các bài viết cũ.

WordPress giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các bài viết cũ ngay trong trình chỉnh sửa bài viết. Chỉ cần chọn văn bản mà bạn muốn liên kết và sau đó nhấp vào nút liên kết như hình dưới.

Một cửa sổ pop-up sẽ xuất hiện bên dưới các từ bạn đã chọn. Bạn có thể gõ một vài từ để tìm kiếm các bài viết cũ mà bạn muốn liên kết.

Tạo thói quen liên kết nội bộ sẽ giúp đảm bảo rằng on-page SEO của website được duy trì ở mức tốt và các bài viết cũ của bạn tiếp tục nhận được thêm backlink.

Những người mới thường mắc sai lầm khi chỉ thực hiện đi link nội bộ một chiều, tức là chỉ liên kết từ bài mới đến bài cũ. Bạn có thể, và rất nên quay lại chỉnh sửa các bài viết cũ để liên kết chúng với bài viết mới để đạt hiệu quả cao.

5. Thêm hình ảnh và video vào bài viết

Công cụ tìm kiếm thường xếp hạng nội dung có độ tương tác cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Rõ ràng hình ảnh và video hấp dẫn hơn nhiều so với văn bản thuần túy.

Hãy đảm bảo rằng các bài viết trên blog của bạn có chứa hình ảnh giữa các đoạn.

Khi chèn hình ảnh, bạn hãy thận trọng về vấn đề bản quyền hình ảnh. Những người mới bắt đầu thường sao chép hình ảnh từ các trang web khác để sử dụng trên trang web của họ và điều này có thể khiến bạn gặp rắc rối về pháp lý nếu bạn làm như vậy mà không được sự cho phép thích hợp.

Đừng lo lắng, có rất nhiều nơi trên internet bạn có thể tìm thấy hình ảnh miễn phí có bản quyền để sử dụng trong các bài viết của mình. Bạn cũng có thể sử dụng ảnh tự chụp hoặc sử dụng các trang web như Canva để tạo ra hình ảnh riêng.

Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho SEO. Để biết thêm chi tiết, tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về cách tối ưu hóa hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm.

Video thậm chí còn hấp dẫn hơn hình ảnh. Bạn có thể chuyển đổi bài viết trên blog của mình thành video bằng cách tạo slideshow trình chiếu, vlog hoặc thử nghiệm với một vài định dạng khác.

Tuy nhiên, bạn không nên trực tiếp tải video lên bài viết trên blog của mình. WordPress không được tối ưu hóa để cung cấp nội dung video và nhất là shared hosting thường không thể xử lý chúng mượt mà.

Chúng tôi khuyên bạn nên tải video của mình lên YouTube. Nó là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai và là nền tảng mạng xã hội lớn thứ hai sau Facebook.

Xem thêm bài viết của chúng tôi về cách nhúng video trong WordPress để biết thêm chi tiết.

6. Thêm Meta Description vào bài viết

Meta description là một loại thẻ HTML mà bạn có thể sử dụng ở bất kỳ trang nào. Mục đích của nó là cung cấp một bản mô tả ngắn gọn về bài viết cho các công cụ tìm kiếm.

Một số chuyên gia về SEO tin rằng thẻ meta description đã không còn tác dụng, một số khác lại không đồng tình với quan điểm này. Ở CunghocWP, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng meta description cho tất cả các bài viết.

Một meta description tốt có thể kéo người đọc vào blog của bạn nhiều hơn. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn cũng hiển thị meta description khi bài viết của bạn được chia sẻ trên các nền tảng đó.

Giờ bạn đã biết rằng mọi người sẽ đọc mô tả meta của bạn, bạn muốn chắc chắn rằng nội dung của nó có ích cho người dùng.

Bạn cũng muốn đảm bảo rằng bạn đã đề cập đến từ khóa chính của mình ít nhất một lần trong phần meta description. Giới hạn ký tự cho meta description là 155 ký tự.

Hãy cố gắng tóm tắt mọi thứ trong giới hạn đó, nếu không meta description của bạn sẽ bị cắt ngắn bởi giới hạn 155 ký tự vừa nêu. Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn sử dụng từ khóa chính ngay ở phần đầu câu thay vìphần cuối.

Để thêm meta description, bạn cần cuộn xuống hộp meta Yoast SEO trên màn hình chỉnh sửa bài viết.

7. Làm cho bài viết của bạn dễ đọc hơn

Tính dễ đọc là một yếu tố quan trọng được xem xét bởi các công cụ tìm kiếm. Các bài viết dễ đọc thường xếp hạng cao hơn các bài viết không thân thiện với người dùng.

Màn hình máy tính và điện thoại di động vẫn không phải là một nền tảng tối ưu cho việc đọc bài viết dài.

Đó là lý do tại sao hầu hết người dùng chỉ quét một lượt qua các bài viết. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng người dùng dành chưa tới một giây để quyết định xem họ muốn ở lại một trang hay chuyển sang trang khác.

Đó là một khoảng thời gian rất ngắn để bạn thuyết phục người dùng ở lại. Bằng cách cải thiện tính dễ đọc của bài viết, bạn có thể giúp người dùng có thể nhanh chóng “quét” qua nó để nắm bắt nội dung chính.

Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tính dễ đọc bằng cách sử dụng các câu và đoạn văn ngắn, sử dụng dấu câu, các đề mục và danh sách gạch đầu dòng. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên thêm khoảng trắng xung quanh bài viết và sử dụng hình ảnh để làm nó trông dễ nhìn hơn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Grammarly cho phép bạn kiểm tra ngữ pháp, dấu câu và chính tả khi đang soạn thảo. Nó đồng thời cũng đưa ra các gợi ý để cải thiện tính dễ đọc cho bài viết.

Ngoài ra, Plugin Yoast SEO cũng đi kèm với trình kiểm tra tính dễ đọc được tích hợp sẵn. Số điểm cho phần này được thể hiện ở tab Readability analysis.

Để biết thêm về chủ đề này, hãy xem bài hướng dẫn của chúng tôi về cách cải thiện tính dễ đọc của bài viết.

8. Sử dụng Category và Tag để sắp xếp nội dung

Category và Tag giúp bạn sắp xếp nội dung không chỉ cho bản thân mình mà còn cho người đọc và các công cụ tìm kiếm.

Vấn đề là nhiều người mới bắt đầu với WordPress thường sử dụng chúng không đúng cách.

Nếu bạn coi trang web của bạn như một cuốn sách, các category sẽ là mục lục và các tag sẽ là phần chỉ mục (index) của cuốn sách.

Category được sử dụng để chia nội dung trên blog của bạn thành những chủ đề khác nhau. Bên cạnh đó, các tag thường là các chủ đề nhỏ được thảo luận trong một bài viết riêng biệt.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem hướng dẫn cho người mới bắt đầu của chúng tôi về việc sử dụng category và tag bổ trợ tối đa cho SEO.

9. Chiếm lấy mục Featured Snippet trên trang kết quả tìm kiếm

Google đã và đang làm nhiệm vụ cố gắng trả lời các câu hỏi của người dùng nhanh nhất có thể. Trong quá trình thực hiện điều này, họ đã bổ sung featured snippet và answert box vào trang kết quả tìm kiếm

Đây là kết quả tìm kiếm được tô sáng xuất hiện trên đầu trang. Google sẽ dựa trên thuật toán của nó, chọn một đoạn trong bài viết của bạn mà nó tin là sẽ trả lời được câu hỏi của người dùng, và đưa nó trực tiếp đến người xem.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Advanced Web Ranking, answer box chiếm đến 32,3% CTR. Điều này làm cho chúng trở nên vô cùng quan trọng đối với chiến lược SEO của bạn.

Không có hướng dẫn cụ thể nào được cung cấp chính thức bởi Google về cách thuật toán của họ chọn nội dung cho featured snippet. Họ chỉ đề xuất bạn cải thiện nội dung của mình và đảm bảo rằng trong nội dung đó có cung cấp thông tin người dùng đang tìm kiếm.

Tuy nhiên, chúng tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ thực tế mà có lẽ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu làm các bài viết của mình xuất hiện trên answer box.

10. Toàn diện hóa bài viết của bạn

Các công cụ tìm kiếm cực kỳ ưu tiên các bài viết chi tiết về một chủ đề nào đó. Đây là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn trong quá trình nghiên cứu nên thu thập càng nhiều từ khóa LSI càng tốt.

Những từ khóa liên quan này cho bạn cái nhìn tổng quát về các biến thể khác nhau của từ khóa mà người dùng gõ vào công cụ tìm kiếm. Bằng cách đưa những từ khóa đó vào bài viết của mình, bạn có thể làm cho nó trở nên toàn diện, nhiều thông tin và hữu ích hơn.

Bạn nên sử dụng các tiêu đề và subheading để đưa những từ khóa đó vào, sau đó cố gắng viết chi tiết về chúng nhất có thể.

Bên cạnh các từ khóa LSI, một thủ thuật khác để có thể tạo ra nội dung hoàn chỉnh là gõ từ khóa của bạn vào công cụ tìm kiếm, sau đó chuyển sang phần tìm kiếm hình ảnh, bạn sẽ thấy rất nhiều chủ đề có liên quan hiện lên.

Hãy viết thêm về những chủ đề này để bài viết của mình được đầy đủ nhất có thể.

11. Tối ưu hóa bài viết cũ trên Blog

Nhiều người mới bắt đầu có xu hướng quên đi một bài viết blog sau khi nó đã được xuất bản. Trên thực tế, ngay cả khi bài viết đã được đăng, bạn vẫn chưa hoàn thành việc tối ưu hóa chúng cho SEO.

Dưới đây là một số điều bạn cần làm sau khi xuất bản bài viết trên blog của mình:

Chúng tôi khuyên bạn nên tối ưu hóa các bài viết cũ một cách thường xuyên để có thể tiếp tục cải thiện thứ hạng của mình.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn học được cách tối ưu hóa các bài viết cho SEO. Bạn cần thêm lời khuyên để quảng bá nội dung của bạn? Hãy xem bài viết của chúng tôi hướng dẫn các cách để thu hút traffic vào blog của bạn.

Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký YouTube Channel của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter và Facebook.