Bí kíp Social Media hoàn chỉnh cho WordPress

Bạn không thể bỏ qua các nền tảng social media (truyền thông mạng xã hội) nếu nghiêm túc muốn phát triển trang blog hoặc website của mình. Thế nhưng, mỗi nền tảng lại có yêu cầu khác nhau về hình nền, ảnh bìa, ảnh bài viết,… Tất cả những thông tin này là nguyên nhân khiến nhiều người dùng vô cùng bối rối.

Nếu bạn có trong tay một bộ bí kíp social media hoàn chỉnh cho WordPress thì sao? Một cuốn bí kíp để bạn có thể dễ dàng tra cứu kích thước hình ảnh, cách chia sẻ tự động, cách nhanh chóng thiết lập hồ sơ cho mạng xã hội của bạn?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một bộ bí kíp social media trên WordPress vô cùng lợi hại. Mục tiêu là giúp bạn nhanh chóng chinh phục mọi thiết lập social media cho website WordPress của mình.

Tại sao bạn cần một Bí kíp social media cho WordPress?

Nếu bạn đã tạo các tài khoản social media cho trang blog hoặc website của mình, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi nền tảng có các yêu cầu khác nhau. Ví dụ như kích thước hình ảnh cần cho Facebook và Pinterest là không giống nhau. Phải nhớ tất cả thông tin đó khi tạo hình ảnh social media cho bài viết hoặc hồ sơ của bạn là việc không dễ dàng gì.

Có sẵn một bộ bí kíp sẽ giúp bạn nhanh chóng tra cứu tất cả các thông tin này. Nó cũng sẽ đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều quan trọng nào khi tạo hồ sơ social media hoặc xuất bản một bài viết mới trên website của bạn.

Chúng ta hãy cùng xem thử có gì trong bộ bí kíp social media này nhé. Vì bài viết này tương đối dài, chúng tôi đã tạo một mục lục ngay bên dưới để bạn dễ dàng theo dõi hơn:

Chọn Nền tảng social media phù hợp

Có rất nhiều nền tảng social media, nhưng không phải tất cả đều hữu ích trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn hoặc đưa lưu lượng truy cập đến website của bạn.

Ngoài các website lớn như Facebook và Twitter, bạn có thể chọn các nền tảng khác thích hợp với đối tượng mục tiêu của website của mình.

Ví dụ nếu bạn điều hành một blog thời trang, bạn có thể sử dụng Instagram để quảng bá nội dung của bạn.

Một trang blog thực phẩm và công thức nấu ăn có thể muốn tập trung vào YouTube và Yummly. Website chuyên về trang trí nhà cửa hoặc DIY có thể thấy Pinterest hữu ích hơn, giúp họ việc tìm đúng đối tượng.

Chọn được các nền tảng phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn tạo ra chiến lược tiếp thị social media hiệu quả để phát triển doanh nghiệp của mình.

Kích thước hình ảnh trên Social media

Để quảng bá blog hoặc doanh nghiệp của bạn trên các website truyền thông mạng xã hội, bạn sẽ cần thiết lập hồ sơ, tải lên logo website của bạn, tải lên ảnh bìa và tạo hình ảnh đi kèm với bài viết và liên kết của bạn.

Bạn có thể xem thêm bài viết của chúng tôi về cách dễ dàng tạo hình ảnh cho trang blog WordPress, để biết cách dễ dàng tạo hình ảnh đẹp mà không cần thuê một nhà thiết kế đồ họa.

Vấn đề quan trọng lúc này là mỗi nền tảng social media lại có những yêu cầu cụ thể cho những hình ảnh này. Không sử dụng kích thước phù hợp sẽ khiến hình ảnh của bạn bị lệch hoặc kéo dài ra.

Dưới đây là bí kíp của chúng tôi về kích thước hình ảnh trên các nền tảng social media thông dụng mà bạn có thể sử dụng khi tạo hình ảnh cho tài khoản xã hội của mình.

Kích thước hình ảnh trên Facebook

Facebook có các yêu cầu cụ thể cho hình ảnh trên nền tảng của họ.

Cover image: 820 x 312 pixel. Ảnh bìa phải có kích thước file nhỏ hơn 100 KB. Nó có thể ở định dạng file jpeg hoặc png. Bạn có thể tạo hình ảnh lớn hơn nhưng vẫn cần duy trì cùng tỷ lệ khung hình, Facebook sẽ tự động tạo kích thước nhỏ hơn để hiển thị trên thiết bị di động.

Profile image: Một hình ảnh vuông có ít nhất 180 x 180 pixel. Đối với các website kinh doanh, bạn sẽ hiển thị logo tùy chỉnh của mình trong Profile image. Hình ảnh này sẽ được cắt để hiển thị trong một vòng tròn đẹp mắt.

Shared Image: 1200 x 630 pixel. Hình ảnh này sẽ được hiển thị trên trang của bạn với chiều rộng tối đa là 470 pixel và trong chiều rộng tối đa của nguồn cấp dữ liệu là 504 pixel.

Group cover image: 1640 x 856 pixel.

Kích thước hình ảnh trên Twitter

Twitter là trung tâm hội thoại của internet. Sau đây là các kích thước hình ảnh được đề xuất cho Twitter, giúp cho hồ sơ của bạn hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn.

Heading image: 1500 x 500 pixel. Hình ảnh có chiều rộng đầy đủ này xuất hiện dưới dạng ảnh bìa của trang hồ sơ Twitter của bạn.

Profile image: 400 x 400 pixel. Hình ảnh vuông này được cắt để được hiển thị trong một định dạng tròn.

In-stream image: 440 x 220 pixel. Hình ảnh này được hiển thị khi bạn chia sẻ một bài viết, chuyển tiếp tin nhắn, nhúng một tweet, tải lên hình ảnh và hơn thế nữa. Nếu bạn đã sử dụng Twitter Cards thì Twitter sẽ có thể chọn hình ảnh chính xác để hiển thị với mô tả và tiêu đề bài viết của bạn.

Kích thước ảnh trên Instagram

Nội dung chính của Instagram đã ở định dạng trực quan. Nếu bạn tải ảnh trực tiếp từ điện thoại của mình bằng ứng dụng Instagram, kích cỡ hình ảnh của bạn sẽ được tự động điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với các video tải lên khác, bạn có thể làm theo các đề xuất kích thước hình ảnh Instagram sau đây để có kết quả tốt nhất.

Profile image: 110 x 110 pixel. Bạn có thể sử dụng kích thước hình ảnh lớn hơn miễn là hình ảnh vuông.

Image thumbnail: 161 x 161 pixel. Hình ảnh này được hiển thị dưới dạng hình thu nhỏ cho ảnh của bạn.

Ảnh được chia sẻ: 1080 x 1080 pixel. Bạn có thể sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao hơn miễn là hình ảnh vuông.

Shared photos: rộng 1080 pixel.

Instagram Stories: 1080 x 1920 pixel hoặc tối thiểu 600 x 1067 pixel. Kích thước file không thể vượt quá 4 GB, như vậy là khá lớn cho một video chất lượng cao.

Kích thước hình ảnh trên YouTube

YouTube không chỉ là nền tảng social media phổ biến thứ hai mà còn là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai. Hình ảnh kênh YouTube, hình ảnh bìa và video thumbnails của bạn rất quan trọng trong việc có được nhiều lượt xem hơn cho video của bạn.

YouTube Channel cover image: 2560 x 1440 pixel. Bạn cần đảm bảo rằng hình ảnh được căn giữa theo chiều ngang để nó trông đẹp mắt trên các thiết bị di động vì YouTube có thể cắt hình ảnh để vừa với màn hình.

Channel icon: 800 x 800 pixel. Hình ảnh này được hiển thị dưới dạng biểu tượng kênh của bạn và đôi khi có thể được cắt thành hình tròn.

Video thumbnail: 1280 x 720 pixel. Bất kỳ YouTube creator sẽ cho bạn biết rằng hình thu nhỏ video là phần quan trọng nhất của tối ưu hóa video trên YouTube. Đây là những gì người dùng YouTube sẽ thấy trên trang chủ của họ, trong khi tìm kiếm và ở trong các khu vực khác. Hình video thumbnail được tối ưu hóa cao giúp bạn có được nhiều lượt xem hơn và phát triển kênh của mình.

Kích thước hình ảnh trên Pinterest

Pinterest là một nền tảng chia sẻ xã hội trực quan, có nghĩa là hình ảnh đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển Pinterest của bạn.

Profile image: 165 x 165 pixel. Bạn có thể tải lên hình ảnh có độ phân giải cao hơn với kích thước file tối đa 10 MB.

Profile cover: Chọn một bảng để làm tính năng như bìa hồ sơ của bạn. Pinterest sẽ tự động tìm nạp ghim từ bảng đó để tạo bìa hồ sơ của bạn.

Board cover image: 222 x 150 pixel. Pinterest cho phép bạn chọn ảnh bìa từ các ghim bạn đã lưu cho bảng đó.

Pinned image preview: rộng 236 pixel. Pinterest tự động chia tỷ lệ ghim của bạn để phù hợp với lưới của họ. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần tải lên hình ảnh với tỷ lệ khung hình là 2: 3 đến 1: 3.5.

Kích thước hình ảnh trên LinkedIn

LinkedIn có thể là một nguồn lưu lượng lớn, giúp kết nối và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đây là một nền tảng mạng xã hội dành cho các chuyên gia và doanh nghiệp, LinkedIn là một công cụ mạnh mẽ để giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Personal profile image: 400 x 400 pixel với kích thước file hình ảnh tối đa là 10 MB.

Banner image cho Personal profile: 1584 x 396 pixel với kích thước file tối đa là 4 MB.

Company cover image: 1536 x 768 pixel.

Shared Image: 1104 x 736 pixel.

Company profile / logo image: 300 x 300 pixel hoặc hình ảnh độ phân giải cao hơn với tỷ lệ khung hình 1: 1.

Company page banner image: 646 x 220 pixel.

Tối ưu hóa social media trong WordPress

Bây giờ bạn đã tìm hiểu về kích thước hình ảnh phù hợp với các nền tảng social media thông dụng nhất. Bước tiếp theo là đảm bảo rằng website WordPress của bạn được tối ưu hóa cho phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Khía cạnh quan trọng nhất của việc tối ưu hóa này là thiết lập tự động bao gồm cả Open Graph metadata. Open Graph metadata là một công nghệ cho phép bạn đưa thông tin bổ sung vào các website của bạn mà các nền tảng social media và công cụ tìm kiếm cần.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO. Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress.

Yoast SEO là plugin SEO WordPress tốt nhất giúp bạn có thêm lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm. Nó cũng là một công cụ tối ưu hóa website hoàn chỉnh, hỗ trợ cho cả các nền tảng social media.

Sau khi kích hoạt, bạn cần truy cập SEO » Social. Từ đây, bạn thêm URL hồ sơ social media của mình trong tab ‘Accounts‘.

Bạn không cần thêm tất cả các trường URL có trên trang, bạn có thể bỏ qua các website social media mà bạn không sử dụng.

Tiếp theo, bạn cần chuyển sang tab Facebook và bật Open Graph metadata.

Bên dưới, bạn cần thêm hình ảnh, tiêu đề và mô tả cho trang front page website của bạn. Hình ảnh bạn cung cấp ở đây sẽ được hiển thị khi ai đó chia sẻ trang front page hoặc URL gốc của website Facebook.

Tiếp theo, chuyển sang tab Twitter và kích hoạt Twitter Cards meta data cho website của bạn. Bên dưới đó, bạn có thể chọn màn hình mặc định cho website của mình.

Tùy chọn hiển thị tóm tắt với hình ảnh khích thước lớn giúp bạn hiển thị tóm tắt bài viết của bạn khi chia sẻ hình ảnh trên Twitter.

Bây giờ bạn có thể chuyển sang tab Pinterest. Từ đây bạn có thể thêm tag xác nhận Pinterest vào website của mình. Bạn có thể nhấp vào liên kết trên màn hình để nhập website của bạn và nhận mã xác nhận.

Đừng quên nhấp vào nút Save changes để lưu lại cài đặt của bạn.

Cài đặt social media cho bài viết và trang WordPress

Giống như cài đặt SEO cho bài viết và trang, bạn cũng có thể tối ưu hóa chúng cho các website social media.

Plugin Yoast SEO cho phép bạn dễ dàng thiết lập các tùy chọn truyền thông mạng xã hội cho các bài đăng và trang cá nhân.

Chỉ cần chỉnh sửa bài đăng trên blog hoặc trang bạn muốn tối ưu hóa, sau đó cuộn xuống phần ‘Yoast SEO‘ bên dưới trình chỉnh sửa.

Chuyển sang tab Social bằng cách nhấp vào biểu tượng chia sẻ. Từ đây, bạn có thể tải lên một tiêu đề và mô tả cũng như chia sẻ hình ảnh trên Facebook và Twitter.

Sau đó, bạn có thể lưu hoặc xuất bản bài viết của mình.

Nếu bạn muốn xem bài đăng của mình sẽ xuất hiện như thế nào khi được chia sẻ, thì bạn có thể sử dụng công cụ Facebook debugger và Twitter card validator.

Chỉ cần nhập URL bài đăng hoặc trang của bạn và các công cụ trên sẽ cho bạn thấy bài đăng của bạn sẽ trông như thế nào khi được chia sẻ trên các nền tảng này.

Thêm các nút chia sẻ xã hội vào website của bạn

Cách dễ nhất để quảng bá website của bạn trên phương tiện truyền thông mạng xã hội là khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung của bạn. Bạn có thể khuyến khích họ bằng cách thêm các nút chia sẻ xã hội vào các bài đăng và trang blog của bạn.

Trước tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Shared Counts. Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress.

Shared Counts là plugin social media tốt nhất cho WordPress. Cho phép bạn dễ dàng thêm các nút chia sẻ mạng xã hội vào bài đăng trên blog WordPress của mình.

Sau khi kích hoạt, chỉ cần truy cập vào Settings » Shared Counts để định cấu hình cài đặt plugin.

Từ đây bạn cần cuộn xuống phần Display và chọn các website social media bạn muốn hiển thị. Sau đó, bạn có thể chọn kiểu nút và vị trí bạn muốn hiển thị các nút.

Đừng quên nhấp vào nút Save changes để lưu lại cài đặt của bạn.

Bây giờ bạn có thể truy cập bất kỳ bài đăng nào trên website của bạn để xem các nút chia sẻ xã hội hoạt động ra sao.

Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách thêm các nút chia sẻ xã hội trong WordPress.

Thiết lập chia sẻ tự động trên mạng xã hội trong WordPress

Các nền tảng social media rất tốt để thu hút lượt theo dõi và mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn cho website của bạn. Tuy nhiên, việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng khác nhau và thu hút khán giả của bạn có thể trở nên khá tốn thời gian.

May mắn thay, có một số công cụ trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để tự động hóa quy trình này.

Chúng tôi hy vọng bí kíp social media cho WordPress này đã giúp bạn cải thiện chiến lược tiếp thị social media của mình. Bạn cũng có thể muốn xem thêm danh sách các công cụ và plugin marketing nội dung tốt nhất của chúng tôi cho WordPress.

Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký YouTube Channel của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên TwitterFacebook.