Hướng dẫn chi tiết cách bán quảng cáo trên website WordPress

Bạn có muốn tự mình bán quảng cáo trên website WordPress của mình không? Bán quảng cáo trên blog hoặc trang web là một trong những cách kiếm tiền trực tuyến phổ biến nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách bán quảng cáo trên blog WordPress của bạn và giải thích về các hình thức quảng cáo khác nhau mà bạn có thể lựa chọn.

Bạn cần gì để bán quảng cáo trên Blog WordPress?

Đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng nền tảng viết blog. Có hai loại blog WordPress, WordPress.com là dịch vụ viết blog được host bởi nhà cung cấp và WordPress.org được gọi là WordPress self-hosted. Tham khảo thêm về các sự khác biệt trong so sánh của chúng tôi giữa WordPress.com và WordPress.org .

WordPress.com có ​​chương trình WordAds của riêng họ và chỉ cho phép quảng cáo của bên thứ ba nếu bạn đăng ký gói dịch vụ trả phí.

Mặt khác, bạn có thể chạy quảng cáo trên trang WordPress.org self-hosted của mình.

Nếu bạn chưa có website WordPress.org, hãy làm theo các bước trong hướng dẫn của chúng tôi về cách bắt đầu một blog WordPress và bạn sẽ nhanh chóng khởi động website của mình..

Chúng ta hãy xem những loại quảng cáo nào bạn có thể bán trên blog WordPress của mình.

Các loại quảng cáo có thể bán trên Blog WordPress

Có nhiều loại quảng cáo khác nhau mà bạn có thể bán trên blog WordPress của mình. Loại này có thể đem lại lợi nhuân tốt hơn loại kia, phụ thuộc vào chủ đề của website, đối tượng khách hàng và lưu lượng truy cập tổng thể.

Bạn cũng có thể chọn kết hợp các loại quảng cáo khác nhau để tạo ra chiến lược kiếm tiền hiệu quả nhất.

1. Quảng cáo CPC hoặc Cost-Per-Click

Quảng cáo Cost-Per-Click là loại quảng cáo phổ biến nhất được hiển thị trên phần lớn các trang web. Quảng cáo được bán trên cơ sở mỗi lần click chuột của khách hàng, có nghĩa là bạn chỉ được trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo.

Lý do loại quảng cáo này thành công là do nó hoạt động hiệu quả với cả nhà sản xuất nội dung và nhà quảng cáo. Các nhà quảng cáo có được lưu lượng truy cập vào trang web của họ mà sau đó có thể sử dụng để tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc tăng thêm doanh số. Nhà sản xuất nội dung thì được trả tiền cho việc điều hướng lưu lượng.

Các chương trình quảng cáo như Google AdSense cho phép bạn dễ dàng bán quảng cáo Cost-Per-Click trên trang web của mình. Khi bạn đăng ký với chương trình Google AdSense , trang web của bạn sẽ được đưa vào mạng lưới các nhà quảng cáo khổng lồ của Google.

Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách tích hợp Google AdSense vào WordPress .

Một nhược điểm là nếu bạn có lưu lượng truy cập thấp hoặc quảng cáo của bạn không được đặt tại các vị trí chiến lược, bạn sẽ có tỷ lệ click thấp. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu trang web đã nhanh chóng khắc phục điều này bằng hướng dẫn tối ưu hóa quảng cáo trong WordPress .

2. Quảng cáo CPM hoặc Cost-Per-Thousand-Impressions

CPM (cost per mille) hoặc giá mỗi nghìn lần hiển thị là những quảng cáo được bán dựa trên số lần chúng được hiển thị. Điều này có nghĩa là bạn được trả tiền để hiển thị quảng cáo trên trang web của mình cho dù người dùng có nhấp vào chúng hay không.

Quảng cáo CPM thường không tạo ra được lượng doanh thu như với quảng cáo Cost-Per-Click. Tuy nhiên, chúng có thể là một nguồn thu nhập đáng kể nếu bạn có một website có lưu lượng truy cập cao và bạn không muốn đặt quảng cáo quá gần với nội dung của mình.

Các nhà quảng cáo đặc biệt quan tâm đến việc mua quảng cáo CPM trên các trang web có uy tín đối với đối tượng mà họ nhắm đến.

3. Quảng cáo Flat Fee

Quảng cáo Flat Fee cho phép bạn bán các điểm quảng cáo trên trang web của mình trong một khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể định giá quảng cáo của mình dựa trên mức trung bình lưu lượng truy cập mà trang web của bạn tạo ra.

Loại quảng cáo này cho phép nhà quảng cáo có được nhiều lần hiển thị và click chuột hơn, đồng thời cho phép chủ sở hữu website biết chính xác họ sẽ kiếm được bao nhiêu vào cuối tháng.

Các nhà quảng cáo thường mua loại quảng cáo này trên các trang web có lưu lượng truy cập cao, phù hợp với đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng họ nhắm đến. Bạn có thể bán quảng cáo trực tiếp thông qua trang web của mình bằng cách tạo một trang có tên kiểu như Advertise Here. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các chương trình như BuySellAds hoặc DoubleClick của Google .

4. Quảng cáo liên kết

Quảng cáo liên kết cũng có thể được gọi là quảng cáo dựa trên hành động. Về cơ bản, bạn điều hướng lưu lượng truy cập đến trang web của nhà quảng cáo, nhưng bạn chỉ được trả tiền nếu người dùng hoàn thành một hành động nhất định. Hành động này có thể là bất cứ thử gì , ví dụ như mua hàng, tải phần mềm, tạo tài khoản, v.v.

Các chương trình liên kết cung cấp cho bạn một URL duy nhất kèm với ID giới thiệu của bạn. Sau đó, bạn có thể sử dụng URL này để tạo banner, ảnh hoặc đơn giản chèn liên kết trực tiếp vào bài viết của mình.

Lợi ích của quảng cáo liên kết là bạn được trả tiền cao hơn đáng kể so với những gì bạn sẽ được trả với Cost-Per-Click hoặc cost per mille.

Bạn có thể đăng ký các chương trình liên kết của các sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà bạn muốn quảng bá. Mỗi sản phẩm, dịch vụ và chương trình liên kết đi kèm với tỷ lệ hoa hồng, điều khoản và điều kiện riêng của nhà bán hàng.

Ví dụ: chương trình liên kết của WPEngine cho phép bạn kiếm tiền trên mỗi lần đăng ký mới mà bạn giới thiệu. Hoa hồng của bạn sẽ dựa trên số tiền người dùng chi trả cho WPEngine trong tháng đầu tiên hoặc cố định ở mức 200 đô la, tùy theo mức nào cao hơn.

Bạn có thể dễ dàng quản lý các liên kết liên kết của mình trong WordPress bằng ThirstyAffiliates . Ngoài ra cũng có rất nhiều công cụ và plugin để hỗ trợ tiếp thị liên kết.

Thiết lập quảng cáo banner trên website của bạn

Sau khi biết được các hình thức quảng cáo khác nhau, bạn có thể đưa ra chiến lược kiếm tiền phù hợp với mình. Đừng lo lắng nếu bạn vẫn không chắc chắn đâu là lựa chọn đúng đắn.

Hầu hết chủ sở hữu trang web sử dụng nhiều loại quảng cáo và sau đó tập trung vào loại nào đem lại lợi nhuận cao hơn

Sau khi đã chọn chiến lược kiếm tiền, bây giờ bạn đã sẵn sàng để chèn quảng cáo banner vào trang web của mình. Hệ sinh thái WordPress có một số plugin quản lý quảng cáo thực sự tốt.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng AdSanity , đây là một trong những plugin quản lý quảng cáo thân thiện với người mới bắt đầu nhất cho WordPress.

Điều đầu tiên bạn cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin AdSanity . Để biết thêm chi tiết, hãy đọc bài viết của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress .

Sau khi kích hoạt, chỉ cần truy cập Adsanity » Create Ad để tạo mẫu quảng cáo đầu tiên của bạn.

AdSanity cho phép bạn tạo bất kỳ loại quảng cáo nào. Bạn có thể tạo quảng cáo self-hosted, local ad hoặc chèn thêm một đoạn mã quảng cáo được cung cấp bởi một nhà cung cấp như Google AdSense.

Nếu bạn đang chạy local ad, bạn sẽ được phép thêm banner hoặc ảnh. Nếu đó là quảng cáo của bên thứ ba, thì bạn có thể dán đoạn mã vào WordPress.

Trong hộp Publish meta, bạn cũng có thể lên lịch để quảng cáo chạy trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc cho phép quảng cáo chạy vô thời hạn. Đừng quên nhấp vào nút Publish hoặc Update để lưu các thay đổi của bạn.

AdSanity cho phép bạn hiển thị quảng cáo ở bất cứ đâu trên website của bạn bằng cách sử dụng các widget và shortcode. Chỉ cần truy cập Appearance » Widgets và kéo và thả widget AdSanity vào sidebar.

Để biết hướng dẫn chi tiết, hãy xem bài viết của chúng tôi về cách quản lý quảng cáo trong WordPress với AdSanity.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn học được cách bán quảng cáo trên blog WordPress của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm hướng dẫn của chúng tôi về những cách kiếm tiền trực tuyến khác bằng WordPress.

Nếu thích bài viết này, hãy đăng ký Kênh YouTube của chúng tôi để xem video hướng dẫn nhé. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên Twitter Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất từ CunghocWP.