11 page quan trọng mà mỗi blog WordPress đều phải có

Nếu gần đây bạn vừa tạo một blog, hẳn bạn đang tự hỏi rằng những page nào quan trọng cần phải có trên blog của mình? Các page cho phép bạn thêm thông tin hữu ích về blog của mình mà không ảnh hưởng tới việc post bài thông thường của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các page quan trọng nhất mà mọi blog WordPress nên có.

Tại sao cần thêm các page vào blog WordPress của bạn?

WordPress có 2 loại nội dung mặc định là post (bài viết) và page (trang). Các post được sử dụng để viết bài trên blog, còn page được sử dụng để tạo ra các nội dung không nằm trong lịch trình post thông thường.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về sự khác biệt giữa post và page trong WordPress.

Các page thường được sử dụng để thêm nội dung tĩnh và ít khi thay đổi. Ví dụ: about us.

Giữ nội dung này tách biệt với post trên blog giúp người dùng dễ khám phá nội dung đó. Bạn cũng có thể quản lý, sắp xếp các page một cách dễ dàng, thêm chúng vào navigation menus, thậm chí sử dụng page builders để tạo các layout độc đáo cho mỗi page.

Hãy cùng xem một số idea mà bạn có thể sử dụng trên blog WordPress của mình.

11 page quan trọng mà mỗi blog WordPress đều phải có

1. About Page

Còn được gọi là trang giới thiệu. Đây là một page quan trọng mà tất cả các trang web nhất định phải có. Bạn có thể đặt tên cho trang này là “About Us” hoặc “About Me” tùy thuộc vào việc bạn có một blog kinh doanh hay một blog cá nhân.

Bạn có thể sử dụng trang này để thông báo với người dùng về những người đứng sau website, mục đích, giá trị, nhiệm vụ của nó và người dùng mong đợi tìm thấy gì trên blog của bạn. About page giúp xây dựng niềm tin với các khán giả khi họ biết được các thành viên của page. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để giới thiệu nội dung nổi bật nhất của bạn.

2. Contact Page

Độc giả blog, nhà quảng cáo và đối tác kinh doanh tiềm năng đều cần tìm thông tin liên hệ của bạn. Contact page cho phép người dùng gửi tin nhắn cho bạn hoặc tìm cách liên hệ với bạn nhanh chóng mà không để lại bình luận công khai trên blog của bạn.

Bạn sẽ cần thêm một contact form để người dùng nhanh chóng liên hệ với bạn. Bạn cũng có thể thêm địa chỉ email, bản đồ và thông tin mạng xã hội để cung cấp nhiều cách kết nối với bạn.

3. Disclaimer Page

Nếu bạn muốn kiếm tiền trực tuyến từ blog WordPress của mình, bạn phải thêm Disclaimer page. Đây là nơi bạn thông báo cho người dùng biết cách bạn kiếm tiền từ blog của mình. Ví dụ, nếu bạn hiển thị banner quảng cáo hoặc quảng bá sản phẩm affiliate thì bạn có thể thông báo với người dùng đây là nội dung bạn kiếm tiền thông qua trang này.

Bạn có thể xem Disclaimer page của WPBeginner để có thêm ý tưởng.

4. Privacy Policy Page

Về cơ bản, Privacy policy page (trang chính sách quyền riêng tư) thông báo cho người dùng về dữ liệu bạn thu thập trên trang web cũng như cách bạn và các bên thứ ba có thể dử dụng dữ liệu này. Ngay cả khi bạn không thu thập bất cứ dữ liệu người dùng nào thì các công cụ của bên thứ ba như Google Analytics vẫn có thể thu thập cookies.

Nếu bạn đang sử dụng Google AdSense, bạn được yêu cầu thêm privacy policy page vào trang web của bạn.

Bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu chính sách riêng tư và generators trực tuyến. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo trang privacy policy của chúng tôi và sử dụng nó để tạo trang riêng của bạn.

5. Terms of Service Page

Nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến hoặc cung cấp dịch vụ trên blog của mình thì bạn cần một trang  Terms of service (Điều khoản dịch vụ). Đây là một tài liệu pháp lý. Vì vậy rất cần sự giúp đỡ pháp lý chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm các template có sẵn trên mạng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nó cho phép giới hạn trách nhiệm của bạn trong trường hợp thông tin và dịch vụ trên trang web của bạn bị lạm dụng. Nó cũng có thể được sử dụng để thông báo cho người dùng về trách nhiệm của họ liên quan đến bản quyền và trademark, cách họ có thể sử dụng trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

6. Start Here Page

Khi trang web của bạn hoạt động càng lâu thì sẽ càng có nhiều nội dung cần hiển thị. Nhiều người dùng mới sẽ bị bối rối về cách họ hoạt động trên trang web của bạn. Đây là lúc bạn cần tới trang Start Here.

Mục đích của trang này là giới thiệu tới người dùng mới những nội dung nổi bật nhất. Điều này giúp cho người dùng có một sự sắp xếp rõ ràng về cách họ hưởng lợi từ trang web của bạn và các nội dung mà họ nên truy cập trước tiên.

7. Products / Services Page

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng ecommerce như WooCommerce để bán sản phẩm thì nó sẽ tự động tạo một trang shop page mà bạn có thể thêm vào navigation menus.

Mặt khác, nếu bạn đang bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mà không sử dụng plugin eCommerce thì bạn sẽ cần một trang để giới thiệu sản phẩm. Bạn có thể tạo một trang chính để liệt kê tất cả các sản phẩm và sau đó tạo trang con cho các sản phẩm riêng lẻ với các thông tin chi tiết hơn.

8. Custom 404 Page

WordPress tự động hiển thị lỗi 404 error khi không tìm được nội dung cần dùng. Thông thường, trang báo lỗi  404 thường rất đơn giản và không hữu ích.

Bạn có thể thay thế các trang đó bằng một trang custom 404 error và cung cấp cho người dùng nhiều nội dung hơn và tiếp tục duyệt web. Hãy xem bài viết của chúng tôi về cách cách cải thiện mẫu trang 404 trong WordPress để được hướng dẫn chi tiết.

9. Archives Page

WordPress tự động tạo ngày, category và tag. Tuy nhiên thông tin vẫn nằm rải rác trên các trang khác nhau và không cho phép người dùng có cái nhìn toàn diện về nội dung quan trọng nhất của bạn.

Đây là lúc bạn cần đến Archives page. Đây là một trang khá đơn giản mà bạn có thể sử dụng để hiển thị các bài đăng phổ biến, lưu trữ compact, danh mục hàng đầu, thẻ và nhiều thứ khác.

Để được hướng dẫn, hãy làm theo các bước chi tiết của chúng tôi về cách tạo trang archives tùy chỉnh trong WordPress.

10. Advertise Page

Nhiều blog chỉ dựa vào quảng cáo để kiếm tiền. Cách dễ nhất là sử dụng Google AdSense. Tuy nhiên bạn cũng có thể bán các vị trí quảng cáo trên website của mình cho các nhà quảng cáo.

Để làm điều này, bạn cần tạo một trang ‘Advertise’ với thông tin về các điểm quảng cáo có sẵn, lượt xem trang trung bình hàng tháng và đối tượng bạn muốn nhắm tới. Đừng quên thêm contact form ở cuối để nhà quảng cáo có thể liên hệ với bạn.

Bạn sẽ cần một plugin quảng cáo WordPress để hiển thị và quản lý quảng cáo trên trang web của bạn. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng AdSanity bởi nó cho phép bạn dễ dàng quản lý quảng cáo cho dù chúng là quảng cáo tự lưu trữ hay của bên thứ ba như Google AdSense.

11. Write for Us Page

Nếu blog của bạn có nhiều tác giả và đang tuyển thêm thành viên thì bạn cần một trang Write for Us. Tranh này cho phép người dùng tìm kiếm các công việc viết blog để khám phá cơ hội viết trên trang blog của bạn.

Bạn có thể sử dụng trang này để cho người dùng biết chủ đề của blog của bạn và nội dung bạn đang tìm kiếm. Quan trọng nhất, hãy cho họ biết họ sẽ nhận được gì khi là thành viên của blog. Đừng quên thêm contact form để họ nhanh chóng gửi cho bạn một tin nhắn.

Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các page quan trọng mà blog WordPress của bạn nên có. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn về SEO dành cho người mới bắt đầu của chúng tôi để thu hút nhiều người đọc đến trang web của bạn.

Nếu thích bài viết này, đừng quên theo dõi YouTube Channel để xem các video hướng dẫn về WordPress. Bạn cũng có thể tìm kiếm chúng tôi trên TwitterFacebook.