11 điều bạn nên làm khi kế thừa một trang web WordPress

Gần đây, một trong số các độc giả của chúng tôi có xin lời khuyên về việc cần làm những gì ngay khi kế thừa một trang web WordPress?

Dù bạn là chủ sở hữu một doanh nghiệp đã mua một trang web mới gần đây hay một trợ lý văn phòng đang thừa kế một trang web hiện có của công ty từ một thành viên khác trong nhóm, bạn sẽ tự đặt câu hỏi rằng tiếp theo mình cần làm gì.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những nội dung hàng đầu bạn cần làm khi kế thừa một trang web WordPress.

1. Thu thập tất cả mật khẩu

Khi kế thừa một trang web WordPress, điều đầu tiên bạn cần làm là thu thập tất cả thông tin tên người dùng và mật khẩu. Bao gồm mật khẩu web hosting, mật khẩu FTP, mật khẩu CDN, mật khẩu quản lý tên miền, mật khẩu dịch vụ email marketing, mật khẩu cho tất cả các plugin premium của bên thứ ba và dịch vụ mà trang web đang sử dụng.

Chúng tôi khuyên bạn nên lên lịch gọi video với các nhà phát triển hoặc chủ sở hữu trang web cũ vì họ có thể giải thích mọi thứ một cách chi tiết.

Cách tốt nhất để quản lý tất cả các mật khẩu trang web của bạn là sử dụng trình quản lý mật khẩu. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng LastPass vì ứng dụng này hoạt động với tất cả các thiết bị, cho phép bạn lưu trữ mật khẩu trong một nhóm, chia sẻ chúng một cách an toàn và sử dụng mật khẩu có độ bảo mật cao hơn.

2. Thay đổi tất cả các mật khẩu và email của quản trị viên

Một khi đã nhận được tất cả các mật khẩu, tốt nhất là bạn nên thay mật khẩu mới.

Điều này đảm bảo rằng nhà phát triển hoặc chủ sở hữu trang web cũ không thể thay đổi bất kỳ điều gì. Bạn nên cập nhật tất cả các email của quản trị viên. Do đó, chỉ có bạn có quyền đặt lại mật khẩu trong tương lai.

Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấp vào Users » All Users trong phần dashboard của WordPress và chỉnh sửa tất cả mật khẩu của người dùng và email liên hệ.

Tiếp theo, bạn cần thay đổi địa chỉ email quản trị viên của trang web WordPress. WordPress sẽ dùng nó để gửi các thông báo quan trọng. Truy cập Settings » General rồi nhập địa chỉ email mới.

3. Ghi chú và làm quen

Trước khi bạn thực hiện bất cứ thay đổi nào khác đối với trang web, điều quan trọng là cần phải ghi chú và làm quen với trang web. Nếu bạn không thành thạo WordPress, chúng tôi khuyên bạn nên xem video WordPress 101 của chúng tôi.

Điều cần chú ý là bạn cần hiểu tầm quan trọng và chức năng của từng plugin WordPress được sử dụng trên trang web.

Bạn cũng cần xem lại các cài đặt theme và các widget mà bạn đang dùng.

Bạn có thể ghi chú các chức năng khác nhau, các tính năng bạn muốn thay đổi và nhiều thứ khác nữa.

Lưu ý: vui lòng viết tất cả các ghi chú này vào Google Docs, Dropbox Paper hoặc bất cứ nơi nào khác mà không bị mất. Nếu cần trợ giúp thì bạn có thể thử liên hệ với chủ sở hữu hoặc nhà phát triển trang web trước đó.

4. Thiết lập sao lưu tự động

Sao lưu là bước dự phòng đầu tiên giúp bạn chống lại bất kỳ rủi ro trực tuyến nào. Chủ sở hữu cũ của trang web có thể có các plugin sao lưu riêng. Các plugin này có thể lưu trữ các file dự phòng vào một trong các tài khoản lưu trữ từ xa của họ.

Có rất nhiều plugin sao lưu WordPress tuyệt vời mà bạn có thể chọn nếu bạn muốn thiết lập sao lưu riêng. Bạn cần chắc chắn rằng bạn đã thiết lập các bản sao lưu của mình từ một vị trí từ xa như Google Drive, Dropbox, vv…

Bạn cũng cần tạo một bản sao lưu WordPress đầy đủ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho trang web của bạn. Điều này sẽ giúp bạn khôi phục lại trang web của mình trong trường hợp xảy ra sự cố.

5. Cập nhật vai trò và quyền của người dùng

Nếu bạn là nhà phát triển đang làm việc trên một trang web, bạn sẽ cần phải làm việc với khách hàng của mình để chỉ định vai trò và quyền của người dùng cho nhân viên.

Mục tiêu của bạn là giới hạn vai trò người dùng của quản trị viên đối với những người  thực sự cần thực hiện các nhiệm vụ quản trị. Những công việc này bao gồm những việc như thay đổi theme, cài đặt các plugin mới hoặc thêm người dùng mới vào trang web.

Nếu bạn đang làm việc trên trang web của mình, bạn cần xem xét quyền truy cập của người dùng. Tạo tài khoản người dùng mới cho các tác giả của bạn nếu cần.

Nếu có tài khoản của tác giả và biên tập viên cũ mà bạn không làm việc nữa, bạn cần chỉnh sửa các tài khoản người dùng đó, thay đổi địa chỉ email và mật khẩu của họ. Bạn có thể xem chúng tôi hướng dẫn cách vô hiệu hóa tài khoản người dùng mà không cần xóa chúng.

6. Chạy quét bảo mật và hiệu suất

Tiếp theo, cần đảm bảo trang web WordPress mới của bạn an toàn và hoạt động tốt.

Để quét bảo mật, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Sucuri. Đây là plugin bảo mật WordPress tốt nhất trên thị trường và cho phép bạn dễ dàng quét trang web của mình để tìm mã độc, mối đe dọa bảo mật và lỗ hổng.

Để thực hiện, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ trang web trực tuyến. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ trang web IsItWP. Công cụ này dễ sử dụng và đưa ra tổng quan chi tiết về tốc độ trang web của bạn.

Điều quan trọng là bạn phải kiểm tra xem bộ nhớ cache đã được định cấu hình đúng hay chưa.

Nhiều công ty lưu trữ WordPress như BluehostSiteGround cung cấp các bộ nhớ cache tích hợp mà bạn có thể bật từ tài khoản hosting của mình. Bạn cũng có thể sử dụng plugin caching WordPress như WP Rocket để cải thiện tốc độ trang web ngay lập tức.

Nếu trang web không sử dụng CDN thì bạn nên cân nhắc sử dụng dịch vụ CDN. Mặc dù không bắt buộc nhưng chúng tôi luôn khuyến khích người dùng sử dụng CDN. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem lý do tại sao bạn nên sử dụng CDN.

7. Kiểm tra theo dõi và tích hợp SEO đúng cách

Nếu bạn kế thừa một trang web mới, chủ sở hữu trang web cũ có thể chuyển nhượng quyền sở hữu Google Analytics sang cho bạn.

Rất nhiều chủ sở hữu trang web cần thêm mã Google Analytics vào theme WordPress của họ. Mã này sẽ biến mất khi bạn cập nhật hoặc cài đặt theme mới.

Hãy đảm bảo rằng Google Analytics được cài đặt đúng cách bằng cách sử dụng plugin MonsterInsights hoặc thêm code theo dõi bên ngoài theme WordPress.

Tương tự, họ cũng có thể chuyển tài sản Google Search Console sang cho bạn.

Chắc chắn rằng trang web của bạn có Bản đồ web XML đang hoạt động cho bảng điều khiển tìm kiếm. Bạn có thể cũng muốn xem Báo cáo Google Search Console để đảm bảo không có sự cố thu thập dữ liệu hoặc lỗi nào trên trang web.

8. Thực hiện kiểm soát văn bản hoặc/và Staging Site

Nếu là nhà phát triển, bạn nên kiểm tra văn bản cho trang web. Sử dụng GitHub hoặc BitBucket đều khá dễ dàng.

Nếu bạn không phải nhà phát triển, chúng tôi khuyên bạn nên thiết lập một staging site WordPress để có môi trường thử nghiệm trước khi đưa mọi thứ vào hoạt động. Chúng tôi khuyên tất cả người dùng nên sử dụng bước này.

Đối với những người sợ điều này thì có thể chọn TinoHost – nhà cung cấp dịch vụ WordPress hosting cung cấp một môi trường staging bảo mật và tích hợp điều khiển phiên bản git.

Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ doanh nghiệp nhỏ khác như SiteGroundBluehost cũng cung cấp các tính năng staging với giá cả phải chăng.

9. Chạy Clean up cho Website

Bây giờ bạn đã quen hơn với dự án và tốt nhất là nên dọn sạch những thứ không cần thiết. Xóa tất cả các theme và plugin không hoạt động nữa. Xóa tất cả người dùng không cần thiết.

Đăng nhập vào cơ sở dữ liệu WordPress và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu. Một số plugin còn để lại bảng cơ sở dữ liệu ngay cả sau khi bạn đã xóa chúng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ plugin nào trong số đó thì tốt nhất là xóa chúng. Hãy xem hướng dẫn quản lý cơ sở dữ liệu WordPress cho người mới bắt đầu để tối ưu hóa cơ sở dữ liệu WordPress một cách an toàn.

10. Xem lại cài đặt Plugin

Một trang web WordPress điển hình sử dụng một số plugin có thể liên quan đến chủ sở hữu cũ. Nếu bạn có quyền sở hữu một trang web, bạn sẽ muốn thay đổi điều đó.

Ví dụ, the plugin contact form trên trang web vẫn có thể gửi thông báo đến các địa chỉ email cũ. Plugin WordPress SEO vẫn có thể trỏ đến hồ sơ truyền thông xã hội của chủ sở hữu cũ.

Bạn có thể khám phá một trong số những điều này bằng cách xem trang web và thử nghiệm tất cả các tính năng của nó. Bạn cũng có thể xem lại cài đặt plugin và cập nhật chúng nếu cần.

11. Nâng cấp dịch vụ hosting của bạn

Sau khi chạy kiểm tra tốc độ trang web, nếu trang web của bạn vẫn chạy chậm mặc dù sử dụng bộ nhớ cache, đã đến lúc bạn cần nâng cấp dịch vụ hosting của mình.

Nếu đó là một trang web của khách hàng, bài kiểm tra hiệu suất của bạn sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng chuyển website. Nếu bạn là chủ sở hữu trang web, bạn cần một nước đi phù hợp.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng SiteGround hoặc TinoHost. Họ là một trong những công ty hosting lớn nhất thế giới và là cung cấp dịch vụ hosting WordPress được đề xuất chính thức.

Nếu trang web của bạn đã lớn hơn để sử dụng shared hosting thì bạn có thể xem xét sử dụng dịch vụ quản lý hosting WordPressanaged WordPress như WP Engine.

Xem hướng dẫn của chúng tôi về cách di chuyển WordPress sang máy chủ mới với từng bước chi tiết.

Chúng tôi hi vọng bài viết này cung cấp một số thông tin chi tiết về những gì bạn nên làm khi kế thừa một trang web WordPress. Bạn cũng có thể muốn xem hướng dẫn của chúng tôi về các plugin WordPress phải có cho các trang web kinh doanh.

Nếu bạn thích bài viết này thì đừng quên đăng ký kênh YouTube của chúng tôi để xem các video hướng dẫn khác. Bạn cũng có thể theo dõi chúng tôi trên Twitter hoặc Facebook.