10 Dữ liệu Marketing quan trọng cần theo dõi trên trang web của bạn

Sau khi khởi chạy trang web, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thường phải đưa ra các quyết định marketing quan trọng chỉ dựa trên các phán đoán không có cơ sở. Điều này không chỉ làm tăng rủi ro mà còn kìm hãm sự tăng trưởng của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đâu là những dữ liệu marketing quan trọng nhất mà bạn phải theo dõi trên mọi trang web WordPress của mình. Những dữ liệu này chính là căn cứ để bạn đưa ra các quyết định chuẩn xác, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hơn nữa.

Tại sao bạn cần theo dõi dữ liệu marketing trong WordPress?

Chúng tôi tin rằng sẽ dễ dàng tăng gấp đôi lưu lượng truy cập và doanh số khi bạn biết chính xác mọi người tìm  kiếm và sử dụng trang web của bạn như thế nào.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không biết rằng họ có thể dễ dàng theo dõi các số liệu marketing quan trọng trên trang web WordPress của mình.

Ví dụ, chỉ với một vài cú nhấp chuột, bạn có thể tìm ra ai là khách truy cập của bạn, họ đến từ đâu và họ làm gì trên trang web của mình. Bạn có thể biết được bài viết nào đang có nhiều lượt truy cập hơn và trang nào trên web của bạn không có bất kỳ lượt xem nào.

Nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể thấy được tỷ lệ chuyển đổi trang web của bạn là bao nhiêu, trang nào đang thúc đẩy doanh số cao nhất, các nguồn giới thiệu hàng đầu của bạn,…

Bạn có thể sử dụng tất cả dữ liệu marketing này để đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và tự tin phát triển doanh nghiệp của mình.

Quay trở về chủ đề bài viết này, hãy xem số liệu thống kê marketing trang web hàng đầu nào mà bạn phải theo dõi (nhưng lại vô cùng dễ dàng) trên mọi trang web WordPress.

Những số liệu thống kê marketing quan trọng mà bạn cần theo dõi.

1. Google Analytics

Google Analytics là phần mềm phân tích trang web phổ biến nhất trên thế giới. Được các doanh nghiệp, blogger và nhà marketing yêu thích bởi vì công cụ này mở ra cho bạn một kho tàng thông tin vô cùng giá trị.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để tìm hiểu:

Google Analytics là một công cụ thiết yếu trong kinh doanh. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Google Analytics trên tất cả các trang web WordPress của bạn ngay từ lúc bắt đầu. Hãy tìm xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách cài đặt Google Analytics trong WordPress.

2. Theo dõi Outbound Link bằng Google Analytics

Bất kỳ link nào đưa người dùng ra khỏi trang web của bạn  đều được gọi là outbound link. Nếu bạn sử dụng affiliate marketing để kiếm tiền từ trang web của mình, thì những outbound link đó còn được gọi là affiliate link.

Theo dõi outbound link giúp bạn xem có bao nhiêu lưu lượng truy cập bạn đang gửi đến các trang web khác và bạn có thể sử dụng dữ liệu này để xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với các trang web đó.

Là một blogger / affiliater, bạn có thể xem những affiliate link nào được khách truy cập của bạn nhấp thường xuyên hơn. Thông tin này có thể giúp bạn thực hiện chiến lược affiliate marketing phù hợp và tăng thu nhập của bạn.

Cách dễ nhất để theo dõi các liên kết liên kết trong WordPress là sử dụng plugin MonsterInsights. Đây là plugin Google Analytics tốt nhất cho WordPress và cho phép bạn dễ dàng theo dõi outbound link.

Bạn cũng có thể dễ dàng hiểu các báo cáo bên trong dashboard WordPress của mình, bao gồm một báo cáo hiển thị các affiliate link hàng đầu của bạn. Để biết hướng dẫn chi tiết, hãy xem bài viết hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về cách theo dõi outbound link trong WordPress .

3.  Theo dõi các dữ liệu thương mại điện tử với Google Analytics

Nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến, bạn cần kích hoạt tính năng Enhanced eCommerce tracking trong Google Analytics. Tính năng này cho phép bạn theo dõi những thông tin như:

Thiết lập tính năng Enhanced eCommerce tracking cho cửa hàng WordPress của bạn khá khó khăn, nhưng plugin MonsterInsights có thể giúp bạn dễ dàng thiết lập tính năng này chỉ với một cú nhấp chuột.

MonsterInsights hoạt động hoàn hảo với cả WooCommerce và Easy Digital Download (cả hai đều là những plugin Thương mại điện tử tốt nhất cho WordPress).

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tìm đọc bài viết hướng dẫn bật tính năng theo dõi khách hàng trong WooCommerce bằng Google Analytics của chúng tôi.

4. Theo dõi dữ liệu tương tác của người dùng với Google Analytics

Số liệu về sự tham gia của người dùng cho bạn thấy những gì người dùng làm khi họ truy cập trang web của bạn. Những số liệu này giúp bạn xác định các mô hình hành vi người dùng tương tác cao, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh số hàng bán cao hơn.

Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra rằng người dùng truy cập một trang cụ thể có khả năng mua hàng cao gấp 10 lần. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin quan trọng này để gửi thêm người dùng đến trang đó hoặc tạo ra trải nghiệm tương tự cho các trang khác trên trang web của bạn.

Về cơ bản, bạn sẽ theo dõi dữ liệu về cách người dùng tương tác với trang web của bạn. Bao gồm:

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tìm đọc hướng dẫn của chúng tôi về cách theo dõi sự tham gia của người dùng trong WordPress.

5. Theo dõi Link chiến dịch marketing với UTM code

Google Analytics theo dõi lưu lượng truy cập trang web của bạn đến từ đâu vô cùng hiệu quả. Nó thậm chí có thể phân loại lưu lượng truy cập của bạn dựa trên nguồn của chúng (tự phát, mạng xã hội, giới thiệu,…)

Nhưng nếu bạn chạy các chiến dịch quảng cáo phải trả tiền, chiến dịch marketing qua email hoặc quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn cần theo dõi chi tiết hơn.

Đây là lúc bạn cần tới công cụ UTM tracking.

Theo dõi các chiến dịch cho phép bạn xem chính xác email, quảng cáo hoặc link cụ thể nào đã giúp bạn có được lưu lượng truy cập hoặc doanh số cao nhất.

Để giúp bạn dễ dàng tạo các link UTM, MonsterInsights cung cấp một trình tạo URL miễn phí cho các chiến dịch marketing, do đó bạn có thể nhận được các báo cáo chi tiết. Hãy quan sát hình bên dưới.

Các tag này bao gồm các tham số phân tích được Google Analytics theo dõi và có trong các báo cáo của bạn.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem hướng dẫn này về cách tạo URL cho các chiến dịch marketing trong MonsterInsights .

6. Theo dõi và cải thiện các chiến dịch marketing trên Facebook

Bạn có biết rằng Facebook cho phép bạn hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu tới những người đã từng truy cập trang web của bạn trong quá khứ hay không? Các chiến dịch marketing như thế được gọi là Retargeting.

Bạn có thể cài đặt  Facebook pixel và hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu cho bất kỳ ai đã truy cập trang web của bạn trong 180 ngày qua.

 

Nhưng tính năng này chỉ hoạt động nếu bạn đã cài đặt  Facebook pixel. Ví dụ: nếu bạn cài đặt Facebook retargeting pixel hôm nay, thì bạn sẽ chỉ có thể hiển thị quảng cáo của mình cho những người đã truy cập bắt đầu từ hôm nay mà thôi.

Ngay cả khi bạn không đang chạy bất kỳ chiến dịch quảng cáo trên Facebook nào lúc này, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt retargeting pixel ngay lậ tức, để bạn có sẵn đối tượng thích hợp khi bạn muốn bắt đầu.

Để thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách cài đặt remarketing/retargeting pixel của Facebook trong WordPress.

Khi bạn bắt đầu chạy các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, bạn có thể biết được hiệu suất quảng cáo của mình với Facebook Insights. Bạn cũng có thể thêm tính năng theo dõi quảng cáo Facebook trong Google Analytics của bạn.

Để biết thêm chi tiết, hãy xem bài viết hướng dẫn về cách cải thiện quảng cáo Facebook bằng Google Analytics mới nhất của chúng tôi.

7. Theo dõi các chiến dịch Google AdWords

Nếu bạn chạy các chiến dịch PPC bằng Google AdWords, bạn có thể dễ dàng thấy quảng cáo của mình hoạt động như thế nào trong AdWords dashboard. Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ cho bạn biết cách người dùng tương tác với quảng cáo của bạn chứ không phải những gì họ làm sau đó.

Vì thế, một lần nữa bạn cần tích hợp sẵn Google Analytics với tài khoản AdWords của bạn. Việc tích hợp này cho phép bạn dễ dàng theo dõi chuyển đổi lưu lượng truy cập phải trả tiền của mình.

Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn đầy đủ của chúng tôi về cách sử dụng Google Analytics cho theo dõi chuyển đổi AdWords.

8. Giám sát trang web của bạn với Google Search Console

Google Search Console là một bộ công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google giúp bạn biết được trang web của mình được tìm thấy như thế nào.

Công cụ này cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích như các từ khóa trên trang của bạn được xếp hạng như thế nào, hiệu suất tổng thể trang web của bạn trong công cụ tìm kiếm, cũng như thông báo cho bận biết bất kỳ lỗi nào mà Google crawler tìm thấy trên trang web của bạn.

Để biết hướng dẫn chi tiết, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách thêm trang web WordPress của bạn vào Google Search Console.

9. Theo dõi thứ hạng từ khóa của bạn

Từ khóa (Keyword) là cụm từ người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thứ họ đang tìm. Để có thêm lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm, bạn cần biết chính xác những từ khóa nào mang lại cho bạn nhiều lưu lượng truy cập nhất, để bạn có thể tập trung vào những gì thật sự mang lại hiệu quả cho bạn.

Chúng tôi có một hướng dẫn SEO WordPress hoàn chỉnh mà bạn có thể sử dụng để tìm hiểu cách tối ưu hóa nội dung của mình cho các từ khóa cụ thể.

Thông thường, người mới bắt đầu dựa vào việc nhập từ khóa thủ công trong trang tìm kiếm của Google để xem trang web của họ có được xếp hạng hay không. Điều này rất kém hiệu quả vì bạn sẽ bỏ lỡ hàng ngàn từ khóa mà trang web của bạn có thể dễ dàng được xếp hạng.

Google Search Console là một công cụ miễn phí cung cấp cho bạn dữ liệu từ khóa có giá trị cùng với vị trí xếp hạng trung bình. Bạn có thể xem những từ khóa nào được xếp hạng cao, số lần hiển thị tìm kiếm và số lần nhấp trung bình bạn nhận được.

Tuy nhiên, công cụ này chỉ cho phép bạn xem dữ liệu từ khóa của trang web của riêng bạn. Nếu bạn muốn nghiên cứu đối thủ của mình, thì bạn sẽ cần SEMRush. Công cụ SEO cực kỳ mạnh mẽ này cho phép bạn xem dữ liệu từ khóa chuyên sâu cho bất kỳ trang web nào.

Để biết thêm về chủ đề này, vui lòng xem hướng dẫn của chúng tôi về cách theo dõi thứ hạng từ khóa cho trang web WordPress của bạn.

10. Theo dõi sự tăng trưởng và hiệu suất Email List của bạn

Hầu hết các dịch vụ marketing qua email phổ biến đều có số liệu thống kê và thông tin chi tiết mà bạn có thể theo dõi. Các báo cáo này cung cấp dữ liệu hữu ích như tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp, tỷ lệ hủy đăng ký và hơn thế nữa.

Bạn cũng có thể thấy lưu lượng truy cập đến từ các chiến dịch marketing email của bạn trong các báo cáo Google Analytics trong phần Acquisition » Campaigns. Từ đây, bản tin email của bạn đã giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi như thế nào và bạn có thể làm gì để cải thiện.

Theo dõi dữ liệu marketing email giúp bạn phát triển Email List của bạn. Bạn có thể tạo form thu thập email mới, thay đổi vị trí hiển thị form của mình và sử dụng popup để tăng số người đăng ký.

Chắc chắn còn có nhiều số liệu marketing khác mà bạn cần theo dõi, nhưng chúng tôi tin rằng những dữ liệu được liệt ở ở các mục trên là những dữ liệu marketing hàng đầu mà mọi chủ doanh nghiệp phải theo dõi trên trang web WordPress của mình.

Bạn có thể thấy MonsterInsights được đề cập đến rất nhiều trong bài viết này và có thể tự hỏi liệu đây có phải là một bài viết được tài trợ hay không? Câu trả lời là không.

MonsterInsights là một công cụ được xây dựng nhằm giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác dựa trên dữ liệu. Mục tiêu của MonsterInsights là giúp việc phân tích trở nên dễ dàng hơn bằng cách hiển thị cho bạn các số liệu thống kê quan trọng. MonsterInsights đã trở thành plugin Google Analytics phổ biến nhất cho WordPress. Hơn 2 triệu trang web sử dụng MonsterInsights bao gồm Microsoft, Bloomberg, Yelp, FedEx,… và chúng tôi cũng hoàn toàn tin tưởng plugin này.

Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình một cách tự tin, hãy bắt đầu với MonsterInsights ngay hôm nay.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết cách theo dõi dữ liệu marketing quan trọng trên tất cả các trang web WordPress của bạn. Bạn cũng có thể muốn xem thêm hướng dẫn bảo mật WordPress từng bước của chúng tôi để giữ cho trang web của bạn an toàn.

Nếu bạn thích bài viết này, vui lòng đăng ký YouTube Channel của chúng tôi để xem thêm các video hướng dẫn. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng tôi trên TwitterFacebook.